Xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ/sản phẩm cho doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược Marketing là bước giúp doanh nghiệp/công ty tăng doanh số bán hàng, đồng thời giúp đơn vị có được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược tiếp thị gồm tất cả những hoạt động ngắn hạn, dài hạn trong Marketing nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Nhưng việc đưa ra quy chuẩn cho cách lên chiến lược Marketing để hiệu quả là điều rất khó. Tuy nhiên, dù dịch vụ/sản phẩm của bạn là gì, mục tiêu doanh nghiệp đặt ra như thế nào với kinh phí bao nhiêu thì đều phải đi đúng tuần tự 7 bước xây dựng chiến lược Marketing được chia sẻ trong bài viết này.
Nội Dung
Cách xây dựng chiến lược Marketing cho công ty/doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp/công ty đều có chiến lược Marketing khác nhau. Đây được xem như một bản kế hoạch tiếp thị của đơn vị tác chiến. Chiến lược này được cụ thể hóa từ kế hoạch cấp chuyên ngành cho tới cấp vùng với một hoặc nhiều dịch vụ và các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, các bước xây dựng chiến lược Marketing gồm 7 bước sau:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu tiếp thị
Mục tiêu Marketing thường gồm một hoặc nhiều hơn những mục tiêu cụ thể:
- Thương hiệu: Độ nhận biết, định vị thương hiệu, mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, cảm nhận về giá trị….
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: Mức độ thâm nhập thị trường, thị phần,…
- Doanh số bán hàng của công ty.
- Sản phẩm/dịch vụ: Chọn lựa sản phẩm/dịch vụ chính.
- Chỉ tiêu về tài chính: Lãi gộp và doanh thu.
Khi đặt ra những mục tiêu tiếp thị, đơn vị bạn cần tuân theo 4 yêu cầu sau:
- Mục tiêu tiếp thị cần phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp/công ty.
- Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và đo lường được.
- Những mục tiêu Marketing cần đồng bộ và sắp xếp dựa trên thứ tự về tầm quan trọng.
- Mục tiêu cần gắn với thời gian cụ thể.
Mục đích của những phân tích này đó chính là:
- Đánh giá các đặc điểm của thị trường như cơ cấu, quy mô, xu hướng biến động và các tác động môi trường tiếp thị tới nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
- Phân tích sự cạnh tranh: Biết được ưu nhược điểm của đối thủ, cùng với đó là thị phần cũng như chiến lược của họ.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu khách hàng và phân tích thị trường
Tiếp đến, bạn cần tiến hành nghiên cứu khách hàng và phân tích thị trường. Cụ thể:
- Phân tích khách hàng của mình.
- Nghiên cứu đối thủ.
- Công ty có thể sử dụng những công cụ nghiên cứu tiếp thị như: Ansoff, SWOT, Pestle, Porter 5 Forces,…
Bước 3: Tiếp theo, doanh nghiệp hãy xác định phân khúc thị trường
Sau khi đi qua 2 bước đầu trong quy trình xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm/ dịch vụ, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định phân khúc thị trường theo nhu cầu hoặc hành vi. Cụ thể, phân khúc thị trường lý tường chính là:
- Đủ lớn để kiếm được lợi nhuận.
- Đo lường được.
- Có thể tiếp cận bởi những chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
- Ổn định, sau thời gian ngắn không biến mất.
- Đồng nhất và đáp ứng với những chiến lược tiếp thị.
Bước 4: Chọn lựa thị trường mục tiêu
Để đánh giá và chọn lựa thị trường mục tiêu, doanh nghiệp nên dùng đến ma trận Directional Policy Matrix (DPM). Việc chọn lựa thị trường mục tiêu tức là chọn những nhóm người tiêu dùng tiềm năng đối với dịch vụ/sản phẩm mới của doanh nghiệp. Nếu trong thị trường doanh nghiệp đã chọn đã có sản phẩm cạnh tranh, đơn vị bạn cần phải định vị dịch vụ định triển khai so với những dịch vụ cạnh tranh đó.
Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing
Bước tiếp theo là bạn cần tiến hành xây dựng chiến lược Marketing cho công ty. Chiến lược Marketing gồm các chiến lược nhỏ như:
- Chiến lược tiếp thị về sản xuất và cung cấp
- Chiến lược tiếp thị về giá.
- Marketing về con người.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty.
- Marketing về việc định hướng phát triển chuỗi giá trị.
- Chiến lược về việc hỗ trợ kỹ thuật.
- Marketing về dịch vụ.
- Chiến lược về thương hiệu.
- Marketing về hậu cần kho vận.
- Chiến lược về giá trị khách hàng.
- Marketing về tài nguyên.
- Chiến lược về kênh tiếp thị.
Bước 6: Lập các kế hoạch cần phải triển khai cụ thể
Sau khi xây dựng chiến lược Marketing ở bước trên, bạn hãy xây dựng các kế hoạch tiếp thị cần triển khai. Cụ thể:
- Đầu tư vốn.
- Dự trù bán hàng.
- Kế hoạch tiếp thị.
- Tính giá và lãi gộp.
- Đặt hàng và giao hàng.
- Truyền thông Marketing.
- Quản trị quan hệ khách hàng.
- Kế hoạch về tài nguyên.
- Tổ chức kênh.
- Kế hoạch về bán hàng.
- Chuẩn giá trị khách hàng.
- Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
- Tổ chức sản xuất và cung cấp.
Bước 7: Lập kế hoạch theo dõi, quản lý chiến lược, đánh giá tiến độ thực hiện qua từng giai đoạn
Xây dựng những quy chuẩn để quản lý chiến lược và tiến hành đánh giá tiến độ, đồng thời tiếp nhận những phản hồi từ người tiêu dùng và rút ra bài học, tổ chức cải tiến, điều chỉnh thông qua:
- Mục tiêu của từng giai đoạn.
- Chỉ tiêu để phấn đấu của doanh nghiệp.
- Điều tra phản hồi của người tiêu dùng về mức độ hài lòng….
Lưu ý cần biết để duy trì hiệu quả của chiến lược Marketing?
Để duy trì hiệu quả của chiến lược tiếp thị điều đầu tiên doanh nghiệp cần chuẩn bị đó chính là nguồn ngân sách đủ. Chỉ khi có đủ ngân sách, đơn vị bạn mới có thể tiếp tục thực hiện được chiến dịch đề ra.
Yếu tố thứ hai đó chính là con người. Cụ thể là đội ngũ cùng xây dựng chiến lược Marketing phải có niềm đam mê, kinh nghiệm dồi dào và thích ứng nhanh với những thay đổi.
Sau mỗi một giai đoạn thực hiện các cách xây dựng chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần thống kê và đánh giá kết quả đạt được. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp với các đổi thay ngoài dự tính. Điều này giúp chiến lược của bạn sẽ luôn duy trì hiệu quả.
Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã phần nào hiểu được cách xây dựng được chiến lược Marketing dịch vụ/sản phẩm cho doanh nghiệp của mình. Bạn hãy kết nối cho The7 qua Hotline: 08439.77777 để được tư vấn thêm về triển khai Digital Marketing tổng thể và tư vấn chiến lược Marketing nếu cần.
Bài viết liên quan