fbpx

Chiến lược Marketing tập trung là gì? Cách ứng dụng thực tế

5/5 - (1 bình chọn)

Chiến lược Marketing tập trung đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc hiểu rõ và triển khai chiến lược Marketing đúng thời điểm là rất cần thiết trong thời đại đầy thách thức như hiện nay. Vì thế, trong bài viết của The7 sẽ tập trung phân tích chiến lược Marketing tập trung là gì?. Bên cạnh đó là các ưu – nhược điểm để doanh nghiệp có sự cân nhắc trước khi áp dụng. Thông qua các ví dụ, bạn đánh giá chân thực và đến gần hơn với giải pháp này.

 

Chiến lược Marketing tập trung là gì?

Chiến lược Marketing tập trung có tên gọi là Concentration Strategy trong tiếng Anh. Qua đó, doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách dồn toàn lực cho:

  • Một nhóm khách hàng.
  • Sản phẩm cụ thể.
  • Thị trường địa lý nhất định nào đó…
chiến lược marketing tập trung
Chiến lược Marketing tập trung có tên khác là Concentration Strategy

Thay vì đa dạng hóa, chiến lược Marketing này cho phép doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào các điểm duy nhất. Mục đích cuối cùng là tiếp cận thành công một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay đoạn thị trường.

Chiến lược Marketing tập trung phù hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Họ thường chỉ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm. Đối tượng khách hàng là tệp cố định hoặc khoanh vùng vị trí địa lý nào đó. Khi áp dụng trong thực tế, Concentration Strategy được chia nhỏ thành ba loại.

Các loại chiến thuật Ý nghĩa

Thâm nhập thị trường

– Liên quan đến việc đạt được tỷ lệ lớn hơn trên thị trường hiện có cho các sản phẩm đang sản xuất tại công ty.

– Nguồn lực của Marketing tập trung vào hầu hết chiến dịch tiếp thị rộng rãi.

Phát triển thị trường

– Đề cập đến việc bán sản phẩm cho thị trường mới. Phương pháp phổ biến nhất là theo đuổi nhiều kênh bán hàng hơn.

– Ví dụ ở đây là bổ sung thêm hình thức bán online hoặc mở rộng thị trường nước ngoài.

Phát triển sản phẩm

– Tập trung vào việc tạo ra sản phẩm mới để phân phối trong thị trường hiện có.

– Những sản phẩm này có hoặc không liên quan đến các mặt hàng hiện tại.

Ưu – nhược điểm của chiến lược tiếp thị tập trung

Các chiến lược Marketing tập trung có những lợi thế cũng như hạn chế nhất định. Doanh nghiệp nên dựa vào các đặc tính để áp dụng vào từng tình huống và hoàn cảnh.

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của chiến lược Marketing tập trung tạo sức mạnh thương hiệu với khách hàng. Trong mắt người tiêu dùng, doanh nghiệp là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo. Bên cạnh đó, đây còn là bức tường thành bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Lợi thế tiếp theo là cho phép thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp kịp thời phản ứng trước những thay đổi về nhu cầu. Điểm mạnh cuối cùng và quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu.

chiến lược marketing tập trung là gì
Điểm mạnh của chiến lược tập trung là tối đa hóa lợi nhuận trong từng phân khúc

Nhược điểm

Nhược điểm của chiến lược tập trung là chi phí cao do sản xuất quy mô nhỏ. Ngoài ra, đặc trưng của hình thức này là phụ thuộc vào đoạn thị trường duy nhất. Do vậy, vị thế cạnh tranh có thể suy yếu do thay đổi công nghệ, thị hiếu,… Doanh nghiệp còn có thể vấp phải sự cạnh tranh với đối thủ đang dẫn đầu về sự khác biệt hóa. Những đối tượng sở hữu lợi thế trong việc đầu tư chi phí thấp cũng cần hết sức lưu tâm.

các chiến lược marketing tập trung
Nhược điểm của chiến lược tập trung là chi phí cao do sản xuất quy mô nhỏ

Tìm hiểu thêm kiến thức về Marketing qua bài viết:

Ví dụ về Concentration Strategy

Dù có những hạn chế nhưng chiến lược Marketing tập trung vẫn luôn hứa hẹn nhiều tiềm năng. Điều này đã chứng minh thông qua thành công của nhiều thương hiệu có tiếng. Họ đã biết cách áp dụng khéo léo và linh hoạt. Dưới đây là một số ví dụ chiến lược Marketing tập trung nói lên được điều đó:

Concentration Strategy của Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát là một tập đoàn trong thị trường đồ uống. Họ gia nhập khá muộn khi so sánh với các đối thủ lớn như Pepsi hay Coca Cola. Tuy nhiên, chiến lược Marketing tập trung đã tạo ra bứt phá để thành công. Cụ thể, doanh nghiệp này tập trung trọng điểm vào người tiêu dùng Việt Nam. Với nét văn hóa đặc trưng, đối tượng khách hàng này thường có thói quen uống trà. Từ đó, Tân Hiệp Phát tung ra một số sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên đoạn thị trường. Cụ thể như là Trà xanh không độ hay trà thảo mộc Doctor Thanh. Đây là những sản phẩm tiên phong trong ngành nước ngọt không ga.

ví dụ chiến lược marketing tập trung
Chiến lược Marketing tập trung vào người tiêu dùng thích trà

Chiến lược Marketing tập trung của các thương hiệu trên thế giới 

Đối với nhiều công ty, chiến lược Marketing tập trung là điều rất mới và rất đáng để triển khai. Đây là loại chiến lược mà công ty sẽ cố gắng cạnh tranh thành công chỉ trong một ngành duy nhất. Có thể kể đến McDonald’s, Starbucks và Subway là ba công ty đã dựa rất nhiều vào chiến lược tập trung để trở thành những người chơi thống trị. Trong các chiến lược Marketing tập trung thì sẽ có ba chiến lược phụ: (1) thâm nhập thị trường, (2) phát triển thị trường và (3) phát triển sản phẩm. Điều thú vị là một công ty có thể sử dụng một, hai hoặc các khía cạnh của cả ba chiến lược để nỗ lực vươn lên vượt trội trong một ngành.

chiến lược marketing tập trung
McDonald’s cũng là một cái tên tiêu biểu trong danh sách các thương hiệu ứng dụng thành công chiến lược Marketing tập trung

Trên đây là những kiến thức doanh nghiệp nên sớm bổ sung. Sự hiểu biết sâu rộng sẽ giúp bạn áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Để đơn giản hóa và tiết kiệm nguồn lực, hãy kết nối với The7 thông qua hotline: 084.397.77.77 hoặc website: https://the7.vn. Doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ thành công hơn với sự hỗ trợ trong triển khai chiến lược Marketing tập trung.

Tham khảo cách xây dựng chiến lược Marketing phổ biến hiện nay:

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO - The7, chúng tôi cam kết đạt được các mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp local và global tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì đang quản lý các nhân sự đam mê và tài năng trong lĩnh vực Digital Marketing tạo nên đội ngũ The7. Tất cả các mối quan hệ khách hàng lâu dài của chúng tôi đều dựa trên sự tin tưởng và minh bạch.

Tin vào những gì chúng tôi đã cam kết và tin rằng chúng tôi luôn đồng hành để đem đến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn thông qua những chiến lược được thiết kế riêng. Hãy đồng hành cùng The7 và cùng chúng tôi tạo ra những kết quả tốt hơn nữa cho doanh nghiệp của bạn.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

2 Tháng Mười, 2023

Threads: Cách tiếp thị mới mà Instagram đang khám phá

Đánh giá Trong thời đại mạng xã hội kết nối chúng ta với nhau, Instagram đã tự tin định hình lại cách chúng ta tương tác với các nhóm tương...

Digital Marketing

/

27 Tháng Chín, 2023

Đạt được sự tăng trưởng nhanh nhất nhờ Video Marketing trên mạng xã hội

Đánh giá Video đã trở thành phương tiện ưa thích nhất cho việc tiêu thụ nội dung trên mạng xã hội. Nếu bạn đang tìm cách phát triển doanh nghiệp...

Digital Marketing

/

13 Tháng Chín, 2023

Chọn đúng nền tảng marketing mạng xã hội cho doanh nghiệp

Đánh giá Mạng xã hội đã trở thành một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất cho mọi công ty. Với 4,65 tỷ người dùng mạng xã hội...

Digital Marketing

/

6 Tháng Chín, 2023

Bước tiến mới của Google: Tăng cường tìm kiếm bằng Generative AI

Đánh giá Trong một thế giới kỹ thuật số luôn luôn thay đổi, để theo kịp xu hướng, Google liên tục đẩy mạnh sự đổi mới. Một trong những nỗ...

Digital Marketing

/

30 Tháng Tám, 2023

7 Lợi ích của việc sử dụng Google Business Profile

Đánh giá Google đứng đầu danh sách các công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới với nhiều nguyên do. Không chỉ tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm...

Digital Marketing

/

28 Tháng Tám, 2023

Hướng dẫn cơ bản về Google Ads

Đánh giá Dù rằng doanh nghiệp không còn bị ràng buộc bởi các cửa hàng truyền thống và có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua internet,...