Chiến lược Marketing 4P: Vai trò và cách xây dựng hiệu quả
Chiến lược Marketing 4P giúp sản phẩm có sức sống bền bỉ trong thị trường đầy biến động, cạnh tranh. Để làm được điều này cần phân tích trên một số khía cạnh nhất định. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra chiến lược tối ưu nhất vào cùng thời điểm. Qua bài viết dưới đây, The7 sẽ giúp bạn hiểu chi tiết và triển khai chiến lược Marketing vào trong thực tế.
DỊCH VỤ MARKETING ONLINE TẠI THE7:
Yếu tố cơ bản hình thành chiến lược Marketing 4P
Trước tiên, bạn cần hiểu chiến lược Marketing 4P là gì? Đây là công cụ tiếp thị, hợp thành từ bốn yếu tố cơ bản: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. Phương pháp này được doanh nghiệp thường xuyên sử dụng khi ra mắt sản phẩm mới. Phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn vào từng nhân tố P.
Product – sản phẩm
Chiến lược Marketing 4P trong Marketing luôn bắt đầu với yếu tố Product – sản phẩm. Bởi lẽ, đó là nền tảng hình thành nên mọi hoạt động kinh doanh. Điểm cốt lỗi này giúp doanh nghiệp và khách hàng kết nối qua mối quan hệ cung – cầu. Nếu sản phẩm không đủ tốt, mọi nỗ lực hỗ trợ khác đều vô nghĩa, đi đến thất bại. Product trong Marketing là có thể đối tượng hữu hình như công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị. Mặt khác, đó cũng là dịch vụ vô hình trong lĩnh vực khách sạn, viễn thông,…
Price – giá
Trong chiến lược 4P Marketing, Price muốn nói đến giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Khi xác định yếu tố này, cần phân tích giữa trên nhiều khoản đầu tư khác nhau như:
- Chi phí vật liệu.
- Nhân công.
- Vận chuyển.
- Thiết kế…
Mỗi đặc thù sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực và tác động bên ngoài sẽ tính toán ra con số khác nhau. Mục tiêu cuối cùng chính là cân nhắc đến việc đưa ra mức giá đảm bảo có lãi cao nhất. Thông thường, mực này thường chiếm 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm.
Place – phân phối
Trong Marketing mix 4P cho sản phẩm, việc cân nhắc đến cách thức phân phối rất quan trọng. Doanh nghiệp tập trung vào các địa điểm khách hàng có thể tiếp cận và mua sản phẩm dễ dàng nhất. Hiện nay, có hai hình thức được tận dụng triệt để bao gồm:
- Phân phối trực tiếp: Nhà sản sản xuất bán cho khách hàng, không thông qua bên trung gian nào. Với kiểu này, điều kiện là phải có mặt bằng, cửa hàng, đội ngũ nhân viên, website.
- Phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp phân phối thông qua các bên trung gian như siêu thị, cửa hàng, trang thương mại điện tử lớn,…
Để đạt được lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp nên nỗ lực kết hợp cả hai cách phân phối. Đồng thời, sự phối hợp này cũng nâng cao độ nhận diện thương hiệu tốt hơn.
Promotions – quảng cáo
Chiến lược Marketing Mix 4P là sự góp mặt của Promotion – phương pháp thúc đẩy, truyền thông. Nhờ đó, người tiêu dùng, đối tác biết nhiều hơn đến sản sản phẩm của bạn. Các phương tiện triển khai cũng rất đa dạng, như là:
- Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, báo đài, Internet,…
- Tiếp thị bằng cách gửi catalog, giới thiệu sản phẩm tận nhà,…
- Quan hệ công chúng với quy mô họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện.
- Tổ chức bán hàng…
Với sự phát triển của công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức Promotions đã và đang thay đổi rất nhanh chóng. Giả sử như thuê KOLs làm gương mặt đại diện, review, livestream, chạy quảng cáo online,…
Chiến lược Marketing 4P quan trọng nhất là gì?
Khi nhắc đến chiến lược 4P của marketing,. chắc hẳn có nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong số 4P gồm Product (sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm/Phân phối), Promotion (Quảng bá/Khuyến mãi)?”.
Mặc dù giá thành, địa điểm và quảng bá có thể tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là những yếu tố nắm giữ vai trò then chốt.
Trong các chiến dịch marketing nói chung và chiến lược 4P nói riêng thì Product (Sản phẩm) mới chính là chìa khóa dẫn tới thành công. Sở dĩ nói như vậy là bởi sản phẩm luôn đóng vai trò nền tảng trong toàn bộ chiến dịch, là khởi nguồn để mở rộng ra các yếu tố còn lại. Do đó, điều doanh nghiệp cần làm đó là chú trọng vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách giải quyết một loạt câu hỏi như:
- Sản phẩm có ưu thế cạnh tranh gì nổi bật?
- Chất lượng, thiết kế sản phẩm ra sao?
- Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không?
Ưu nhược điểm của chiến lược Marketing 4P
Chiến lược 4P trong marketing là mô hình căn bản nhất để triển khai các chiến lược tiếp thị và được không ít các doanh nghiệp áp dụng. Mô hình 4P có nhiều ưu điểm tuyệt vời nhưng cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
Ưu điểm của chiến lược 4P marketing
– Dễ dàng tương tác với khách hàng:
Khi triển khai mô hình 4P, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt suy nghĩ của khách hàng và dư luận về thương hiệu hay các chiến lược marketing mà mình đang triển khai thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Nếu các bài viết về thương hiệu của bạn xuất hiện ở khắp mọi nơi trên không gian mạng và nhận được sự hưởng ứng tích cực tức là doanh nghiệp đang đi đúng hướng trong việc tiếp cận các đối tượng mục tiêu.
– Đo lường các thông số một cách bài bản:
Hiệu quả của chiến lược 4P được thể hiện rõ qua dữ liệu từ các kênh truyền thông đại chúng. Nhờ vậy mà doanh nghiệp nắm được các chiến dịch marketing của mình có đang tiếp cận đúng đối tượng và tiếp cận hiệu quả hay không. Từ đó tạo động lực để triển khai các chiến dịch tiếp theo.
– Tiếp cận các đối tượng mục tiêu một cách thông minh:
Các công cụ của marketing 4P hiện đại cho phép doanh nghiệp tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng một cách thông minh và có chọn lọc.
Nhược điểm của chiến lược 4P marketing
– Dễ gây phiền toái cho khách hàng:
Mọi truy vấn tìm kiếm mà người dùng thực hiện trên internet đều bị các công cụ tìm kiếm theo dõi và ghi nhớ. Sau đó những công cụ tìm kiếm này sẽ hiển thị quảng cáo dựa trên những tìm kiếm trước đó của bạn. Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy khá phiền toái, khó chịu.
– Dễ bị bỏ qua: Các quảng cáo trên website, mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông đại chúng thường không thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng. Chúng dễ dàng bị bỏ qua bởi những khách hàng không có nhu cầu mua sản phẩm.
– Cạnh tranh gay gắt: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo và làm mới nội dung sao cho thật hấp dẫn. Nếu không sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau. Chính vì vậy bên cạnh chiến lược tốt thì tiềm lực tài chính cũng đóng vai trò vô cùng thiết yếu.
Tìm hiểu thêm kiến thức về Marketing qua bài viết:
- Marketing tổng thể là gì? Vai trò, cách lập kế hoạch bài bản 2022
- Marketing Online là gì? Cách quảng cáo Marketing Online hiệu quả
Ý nghĩa “cốt lõi” của chiến lược Marketing Mix 4P là gì?
Đằng sau chiến lược Marketing 4P, doanh nghiệp nhận lại những gì? Bạn chắc hẳn đã đoán ra phần nào thông qua phân tích bên trên. Những giá trị cốt lõi sẽ tiếp tục được làm rõ hơn nữa trong phần này.
Ý nghĩa | Giải thích |
Thúc đẩy quá trình tạo ra sản phẩm mới |
– Chiến lược tiếp thị hỗn hợp 4 giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng. Đó đảm bảo là những kiến thức và ý tưởng cập nhật, mang xu hướng thời đại. Từ đó, nhà sản xuất không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm thỏa mãn chính xác mong muốn.
– Ngoài ra, từ quá trình phân tích cũng đảm bảo sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. Chất lượng thỏa mãn quy định và kỳ vọng từ khách hàng. Tối ưu nhất chính là cho ra đời những tác dụng, tính năng vượt qua sự mong đợi của thị trường. |
Nâng cao hình ảnh, uy tín trên thị trường |
– Chiến lược có mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm phổ biến rộng khắp thị trường. Vì thế, thương hiệu cần có hoạt động quảng cáo, giới thiệu trong nước và quốc tế.
– Nâng cao thương hiệu giúp kinh doanh đạt hiệu quả như mong đợi. Không chỉ bán được nhiều sản phẩm tại thời điểm đó, đây là cách nuôi dưỡng sự phát triển ổn định dài lâu. |
Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh |
– Sản phẩm/dịch vụ mới ra mắt khách hàng mỗi ngày. Vì thế, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi nhiều tính năng mới.
– Ưu thế vượt trội thường nằm ở giá cả hấp dẫn hơn đối thủ. Áp dụng chiến lược Marketing Mix 4P chính là cách để hiện thực hóa phương án này. |
Ví dụ chiến lược Marketing 4P khi ra mắt sản phẩm mới
Qua ví dụ Marketing 4P dưới đây, bạn có cơ hội đến gần hơn với phương pháp này. Cách giải thích dễ hiểu giúp khoảng thời gian nghiên cứu và đưa vào thực tế rút ngắn. Ngoài ra, bạn cũng thấy, để thành công không bắt buộc phải kết hợp cả 4P. Bạn chỉ cần xác định được yếu tố trọng tâm chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả, tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm luôn là điểm bắt đầu và cần được đặt thứ tự ưu tiên lên hàng đầu. Việc chỉ chú trọng vào chất lượng là chưa đủ. Bên cạnh đó, khi xây dựng chiến lược Marketing 4p doanh nghiệp cần có nhìn nhận khách quan từ nhiều phía.
Hiểu rõ sản phẩm
Với chiến lược tiếp thị hỗn hợp, doanh nghiệp cần xác định đây là sản phẩm mới hay đã tồn tại trên thị trường. Nếu đó là những thứ lần đầu biết đến cần đảm bảo sở hữu điểm độc đáo. Trong trường hợp sẵn có, mọi người sẽ có sự so sánh nhất định. Bạn cần chứng minh, mình cung cấp giá thành hay đặc điểm nào nổi trội hơn đối thủ. Sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ phải hướng đến tính hữu dụng. Khách hàng nhận ra ngay nếu sử dụng sẽ giúp ích được gì cho công việc, cuộc sống của họ.
Xây dựng thương hiệu từ việc đầu tư vào chất lượng
Thương hiệu mang bản sắc riêng trong mắt người tiêu dùng. Khởi nguồn của kết quả này đến từ đặc điểm, kiểu dáng, màu sặc, mùi vị sản phẩm. Đó cũng có thể là thiết kế thương hiệu mang cá tính, màu sắc độc đáo. Chẳng hạn như, TH True Milk đến với khách hàng bằng Slogan “True Happiness”. Điều này nghĩa là hạnh phúc đích thực có được từ dòng sữa tươi sạch, tinh túy thiên nhiên. Uống TH mang lại niềm vui, căng tràn sức sống, hạnh phúc mỗi ngày.
Bạn có thể áp dụng nhiều cách đặt tên sản phẩm khác nhau. Bạn lấy một nhãn riêng cho từng dòng hoặc gọi chung theo combo chẳng hạn. Mỗi quyết định sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần quản lý chiến lược thông minh, tính toán để tránh rủi ro, thiệt hại về mặt nhận diện thương hiệu. Cách được dùng phổ biến là gắn liền tên Brand với từng loại sản phẩm riêng. Ví dụ dễ thấy như là Samsung S8, Samsung Note 5, Samsung A7,…
Chiến lược định giá
Trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp 4P, giá thành cần tương xứng với giá trị đem đến cho khách hàng. Nếu định giá quá thấp có thể khiến người tiêu dùng nghĩ đó là loại kém chất lượng, không nổi trội bằng đối thủ. Mặt khác, giá thành cao hơn hẳn cũng làm giảm tính cạnh tranh. Vì thế, bạn cần phân tích theo những hướng dưới đây để đưa ra một mức tối ưu nhất.
Dựa trên phân khúc sản phẩm
Nếu sản phẩm phục vụ khách hàng cao cấp nên định giá cao hơn hẳn mức phổ thông. Điều này cũng thực hiện tương tự với phiên bản độc nhất, có giới hạn, chu kỳ sống ngắn. Chiến lược “hớt váng” là sự lựa chọn hoàn hảo trong các trường hợp này.
Trái lại, chiến lược 4P của Marketing sẽ khác đi nếu sản phẩm phục vụ khách hàng tầm trung. Đây là nhóm dễ đưa ra quyết định nếu thấy phù hợp với túi tiền của mình. Ngoài ra, các sản phẩm có chu kỳ sống dài, luôn tồn tại nhu cầu cũng nên áp dụng chiến lược “giá thâm nhập”. Khi khách hàng sẽ dần quen thuộc với thương hiệu, hãy nâng dần giá lên.
Chiến thuật định giá
Chiến thuật này đánh vào tâm lý khách hàng luôn muốn có những sản phẩm mới. Hãy thúc đẩy họ bằng gói hỗ trợ, khuyến mãi. Giả sử như, khi mua sẽ cung cấp thêm các món tặng kèm. Combo 2 đùi gà rán, khoai tây, nước uống chỉ 69K, nghe vô cùng hấp dẫn.
Khách hàng sẽ thấy đây thực sự là quyết định tiêu dùng đúng đắn, có lợi cho bản thân. Phương pháp kích cầu trong chiến lược Marketing 4P không mới nhưng luôn chứng minh được tính hiệu quả cao.
Địa điểm hợp lý
Trong chiến lược Marketing 4P không thể bỏ qua lựa chọn địa điểm kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tìm ra kênh phân phối phù hợp với khả năng của mình nhất. Việc phối hợp các hình thức được khuyến khích tận dụng tối đa.
Bày bán trực tiếp cho khách hàng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và thương hiệu. Trang web online giúp mức độ phủ sóng toàn diện hơn. Trong khi đó, phân phối qua cơ sở trung gian như siêu thị lại thuận tiện trong việc mua bán.
Chiến thuật quảng cáo
Hoạt động ra mắt sản phẩm mới muốn đạt hiệu ứng rộng khắp cần có chiến thuật quảng cáo tối ưu. Các hình thức ngày càng đa dạng, doanh nghiệp nên tiếp nhận các cách như:
- Truyền thông trên báo đài, truyền hình, tạp chí.
- Trên Internet và các kỹ thuật Ads online khác.
- Tổ chức sự kiện, triển lãm, họp báo với mục đích chính thức ra mắt sản phẩm.
- Phát tờ rơi.
- Marketing qua điện thoại, SMS, Email,…
Việc kết hợp các phương pháp khác nhau rất được khuyến khích. Thế nhưng, doanh nghiệp cần quản lý chiến lược chặt chẽ, không nên sử dụng ồ ạt, gây lãng phí, hiệu quả không như mong đợi.
Nhân sự triển khai có chuyên môn
Cuối cùng, để tổng thể chiến lược Marketing 4P được diễn ra thành công, tất cả cần phải sắp xếp, hoạch định và triển khai bởi nhân sự có chuyên môn. Không chỉ hiểu rõ được sản phẩm dịch vụ mà còn biết cách phối hợp giữa các P với nhau một cách hợp lý nhất.
Kết hợp chiến lược Marketing 4P và 4C
Chỉ khi nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của khách hàng, doanh nghiệp mới có thể đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Ví dụ như truyền thông thương hiệu dựa trên thị hiếu khách hàng, lựa chọn điểm phân phối phù hợp, áp dụng mức giá được nhiều khách hàng chấp nhận…
Xuất phát từ ý tưởng này, mô hình marketing 4C đã ra đời để bổ sung thêm ý nghĩa cho chiến lược 4P marketing. Với mỗi chữ P lại có một chữ C tương ứng cùng song hành. Điều này giúp các marketer hiểu tầm quan trọng của khách hàng trong mỗi giai đoạn hoạch định các chiến lược marketing.
Customer Solutions (Giải pháp khách hàng) và Product (Sản phẩm)
Mỗi sản phẩm được tung ra đều phải mang lại một giải pháp nào đó cho khách hàng. Tức là đáp ứng được nhu cầu, giải quyết được vấn đề nhức nhối của người mua.
Customer Cost (Chi phí của khách hàng) và Price (Giá/Định giá)
Giá thành sản phẩm cũng chính là mức chi phí mà khách hàng phải bỏ ra. Chính vì vậy cần định giá hàng hóa sao cho thực sự tương xứng với lợi ích mà hàng hóa mang lại cho người dùng.
Convenience (Sự thuận tiện) và Place (Phân phối/Địa điểm)
Cách thức hoặc địa điểm phân phối hàng hóa cần đảm bảo sự thuận tiện tối đa để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm.
Communication (Giao tiếp) và Promotion (Quảng bá/Khuyến mãi)
Hoạt động marketing, truyền thông thương hiệu phải được khách hàng đón nhận. Tạo được sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Cho dù bạn đang xây dựng chiến lược marketing 4P, 7P, 9P hay nhiều P hơn nữa thì mỗi chữ P đều phải đi kèm với một chữ C (Customer) tương ứng. Điều này cho thấy tinh thần “hướng về khách hàng” xuyên suốt toàn bộ chiến dịch marketing.
Mô hình S.A.V.E trên nền tảng chiến lược Marketing 4P
Với chiến lược 4P trong marketing làm nền tảng, người ta đã hình thành nên mô hình S.A.V.E. Mô hình này chủ yếu xoay quanh 4 yếu tố đó là:
- Solve – Giải pháp
- Access – Truy cập
- Value – Giá trị
- Education – Giáo dục
Solve (Giải pháp) – Thay cho “Product”
Khi cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Đừng quá chú trọng vào việc giới thiệu toàn bộ các công nghệ, tính năng của sản phẩm. Thay vào đó, khách hàng của bạn thường có xu hướng quan tâm hơn đến việc sản phẩm sẽ giúp họ xử lý vấn đề gì và xử lý bằng cách nào.
Access (Truy cập) – Thay cho “Place”
Ngày nay, các kênh phân phối truyền thống đã và đang dần trở nên lỗi thời. Đó là bởi các kênh truyền thống thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận. Ví dụ như chỉ mở cửa vào một số khung giờ nhất định, địa điểm quá xa khách hàng… Các thiết bị điện tử, internet và công nghệ điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh của mình ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay, khả năng truy cập nhanh chóng chính là yếu tố giúp bạn vươn lên so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy cho khách hàng của bạn thấy rằng họ có thể được đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi.
Value (Giá trị) – Thay cho “Price”
Không thể phủ nhận rằng, giá thành sản phẩm (Price) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, những khách hàng thông thái ngày nay đã có ý thức hơn trong việc cân nhắc các giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho họ. Vì vậy, khách hàng có thể chi trả một số tiền lớn hơn để mua một sản phẩm mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn.
Education (Giáo dục) – Thay cho “Promotion”
Bên cạnh các hành vi mua hàng theo kiểu “tùy hứng”, hầu hết người tiêu dùng hiện nay đều tra cứu thông tin, tham khảo ý kiến bạn bè/người thân hoặc dùng thử sản phẩm rồi mới quyết định mua hàng.
Với vị thế của một doanh nghiệp, hãy chủ động “giáo dục” hay nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Việc này có thể được thực hiện thông qua các blog, video, tài liệu hướng dẫn…
Trên đây là những điều cần biết để đón đầu xu hướng, tận dụng cơ hội ra mắt sản phẩm. Đó cũng là cách tạo dựng niềm tin, xây dựng thương hiệu. Để được tư vấn và thực hiện phương thức tiếp thị tối ưu nhất cùng chiến lược phù hợp, bạn hãy liên hệ với The7 qua hotline: 084.397.77.77 hoặc website: https://the7.vn. Qua đó đảm bảo, doanh nghiệp có chiến lược Marketing 4P tiết kiệm nguồn lực, đạt kết quả trên cả kỳ vọng.
Tham khảo các chiến lược Marketing phổ biến hiện nay:
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO - The7, chúng tôi cam kết đạt được các mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp local và global tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì đang quản lý các nhân sự đam mê và tài năng trong lĩnh vực Digital Marketing tạo nên đội ngũ The7. Tất cả các mối quan hệ khách hàng lâu dài của chúng tôi đều dựa trên sự tin tưởng và minh bạch.
Tin vào những gì chúng tôi đã cam kết và tin rằng chúng tôi luôn đồng hành để đem đến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn thông qua những chiến lược được thiết kế riêng. Hãy đồng hành cùng The7 và cùng chúng tôi tạo ra những kết quả tốt hơn nữa cho doanh nghiệp của bạn.
Bài viết liên quan