Hướng dẫn cách chạy quảng cáo trên LinkedIn từ A – Z
LinkedIn cung cấp cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu, thậm chí tìm nhân tài cùng đồng hành. Qua bài viết này, hãy cùng The7 bắt đầu tìm hiểu cách chạy quảng cáo trên LinkedIn, từ đó đưa thương hiệu và doanh nghiệp của bạn đến gần hơn đối tượng mục tiêu hơn!
Quảng cáo LinkedIn – LinkedIn Ads là gì?
Quảng cáo LinkedIn (LinkedIn Ads) là một hình thức quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội LinkedIn. Hình thức quảng cáo này cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tạo các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận người dùng trên nền tảng LinkedIn dựa trên các thông tin cá nhân và các nhóm ngành nghề của họ.
Quảng cáo LinkedIn có thể xuất hiện trong nhiều định dạng, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, quảng cáo theo mục tiêu,… LinkedIn Ads được sử dụng để thúc đẩy mục tiêu như xây dựng thương hiệu, tạo sự tương tác với người dùng, tăng lưu lượng truy cập trang web, thúc đẩy chuyển đổi, và tăng doanh số bán hàng thông qua nền tảng mạng xã hội này.
Đặc biệt, thuật toán trên LinkedIn không phức tạp như Facebook, bạn có thể tận dụng điều này để chạy quảng cáo LinkedIn đạt hiệu quả với chi phí thấp. LinkedIn Ads phù hợp với đối tượng là doanh nghiệp, thị trường B2B, nếu bạn là một nhà quảng cáo B2B, LinkedIn thực sự là “mỏ vàng” để bạn có thể khai thác.
Các loại quảng cáo LinkedIn phổ biến
Tuỳ thuộc vào mục đích quảng bá và chiến lược LinkedIn Marketing của doanh nghiệp mà họ sẽ sử dụng các hình thức quảng cáo LinkedIn khác nhau. Dưới đây là một số loại LinkedIn Ads phổ biến.
Quảng cáo hình ảnh đơn lẻ
Quảng cáo hình ảnh đơn lẻ trên LinkedIn cho phép bạn sử dụng một hình ảnh duy nhất để truyền đạt thông điệp của mình đến “cư dân mạng LinkedIn”. Bạn có thể chọn hình ảnh sản phẩm, hình ảnh thương hiệu hoặc bất kỳ hình ảnh nào để thu hút sự chú ý và tương tác của người xem, với bất kỳ loại định dạng như PNG, JPG hoặc GIF.
Hình ảnh thường đi kèm với một dòng tiêu đề (tối đa khoảng 200 ký tự) và một phần mô tả ngắn (150 ký tự) để giải thích hoặc kêu gọi hành động. Nó có thể xuất hiện trên dòng thời gian của người dùng LinkedIn hoặc trong các vị trí quảng cáo khác trên nền tảng.
Khi tạo quảng cáo hình ảnh trên LinkedIn, bạn cần chọn hình ảnh chất lượng và hấp dẫn, tuân thủ các hạn chế về kích thước và tỷ lệ hình ảnh trên LinkedIn. LinkedIn hỗ trợ hình ảnh có dung lượng lên đến 5MB và kích thước lên đến 7680 x 7680 pixel.
LinkedIn hỗ trợ ba tỷ lệ hình ảnh:
- 1,91:1 (Ngang): Phù hợp cho máy tính để bàn và thiết bị di động.
- 1:1 (Hình vuông): Phù hợp cho máy tính để bàn và thiết bị di động
- 1:1,91 (Dọc): Phù hợp các các thiết bị di động
Quảng cáo Video trên Linkedin
Đây là một công cụ mạnh mẽ để tạo sự tương tác và tạo ấn tượng đến khán giả LinkedIn của bạn. Dưới đây là một số điểm quan trọng về quảng cáo Video trên Linkedin:
- Văn bản cho video tối đa 600 ký tự.
- Định dạng video phải là MP4 và dung lượng tối đa 200MB.
- Thời lượng video tối đa là 30 phút, nhưng video ngắn thường hiệu quả hơn, đặc biệt là từ 1 đến 3 phút.
- Tốc độ khung hình: 30 khung hình/giây.
- Kích thước video phải nằm trong khoảng từ 640 đến 1920 pixel chiều rộng và từ 360 đến 1920 pixel chiều cao.
- Tỷ lệ co (Aspect Ratio) phải từ 1,778 đến 0,5652.
- Nếu bạn muốn, bạn có thể đính kèm một hình thu nhỏ (JPG hoặc PNG, dung lượng tối đa 2MB) với tỷ lệ và độ phân giải phù hợp với video.
Quảng cáo Carousel
Quảng cáo Carousel trên LinkedIn là một loại quảng cáo tương tác cho phép bạn hiển thị một loạt hình ảnh hoặc thẻ ảnh, mỗi thẻ có thể đi kèm với tiêu đề và mô tả riêng. Khán giả có thể cuộn qua các thẻ này để xem nhiều hình ảnh hoặc thông điệp khác nhau trong cùng một quảng cáo. Điều này cho phép bạn kể chuyện, trình bày nội dung hoặc sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và trực quan hơn.
Thông tin quan trọng về quảng cáo Carousel trên LinkedIn bao gồm:
- Số lượng thẻ: Bạn có thể thêm từ 2 đến 10 thẻ ảnh trong một quảng cáo Carousel.
- Tiêu đề và mô tả: Mỗi thẻ có thể đi kèm với tiêu đề (tối đa 745 ký tự) và mô tả (tối đa 255 ký tự) riêng, giúp bạn trình bày thông điệp chi tiết cho từng phần.
- Loại tệp hình ảnh: PNG hoặc JPG (kích thước tệp tối đa 10MB và độ phân giải thấp nhất 1080 x 1080 pixel).
- Tỷ lệ ảnh: 1:1
- Liên kết: Bạn có thể thêm một liên kết đính kèm đến từng thẻ để đưa người xem đến trang web hoặc trang sản phẩm cụ thể.
Quảng cáo sự kiện
Quảng cáo sự kiện trên LinkedIn là cách tuyệt vời để thông báo và quảng bá sự kiện của bạn. Bạn có thể sử dụng tối đa 600 ký tự để tạo văn bản hấp dẫn và thu hút sự chú ý đối tượng mục tiêu. Quảng cáo sự kiện thường đi kèm với hình ảnh từ Trang sự kiện bạn đã tạo, hình ảnh này có tỷ lệ 4:1. Chúng giúp bạn thông báo về sự kiện, hấp dẫn người tham gia trên LinkedIn.
Quảng cáo tin nhắn
Quảng cáo tin nhắn trên LinkedIn là một công cụ mạnh mẽ để tạo sự kết nối và tương tác với đối tượng mục tiêu. Một số yếu tố giúp bạn có một mẫu quảng cáo tin nhắn LinkedIn hiệu quả như sau.
- Chủ đề tin: Tối đa 60 ký tự, bạn hãy tạo tiêu đề ngắn và hấp dẫn.
- Nội dung: Có thể lên đến 1.500 ký tự, cho phép bạn trình bày thông điệp, sản phẩm hoặc dịch vụ một cách chi tiết.
- Nút kêu gọi hành động: Tối đa 20 ký tự, giúp tạo hành động mong muốn cho người nhận.
- Điều khoản và điều kiện: Tin nhắn có thể dài đến 2.500 ký tự để cung cấp thông tin về các quy định hoặc điều kiện liên quan.
- Hình ảnh: Định dạng JPG hoặc PNG, và bạn có thể sử dụng hình ảnh biểu ngữ kích thước 300 x 250 pixel nếu cần.
Quảng cáo hội thoại
Quảng cáo hội thoại trên LinkedIn là một hình thức quảng cáo tương tác cho phép bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với đối tượng mục tiêu một cách trực tiếp thông qua LinkedIn Messenger.
Quảng cáo hội thoại phù hợp với trang cá nhân hơn so với trang doanh nghiệp. Bởi vì mọi người cảm thấy họ được “kết nối” và giao tiếp thực sự hơn so với việc chỉ nhận thông điệp quảng cáo.
Quảng cáo hội thoại tạo điều kiện cho bạn và khách hàng tiềm năng có các cuộc trò chuyện cá nhân, giúp bạn khám phá Insight khách hàng một cách hiệu quả. Dưới đây là một số điểm quan trọng về quảng cáo hội thoại trên LinkedIn:
- Nội dung tin nhắn: Giới hạn tối đa 500 ký tự để bạn có thể tùy chỉnh thông điệp và tương tác với khách hàng tiềm năng.
- Điều khoản và điều kiện: Bạn có thể cung cấp thông tin về điều khoản và điều kiện liên quan đến chương trình hoặc ưu đãi tối đa 2.500 ký tự.
- Các nút gọi hành động: Bạn có tối đa 5 nút gọi hành động, mỗi nút được giới hạn tối đa 25 ký tự để tăng tương tác từ khách hàng.
- Hình ảnh: Hình ảnh trong quảng cáo cần phải ở định dạng JPG hoặc PNG để tạo sự hấp dẫn và trực quan cho tin nhắn của bạn.
- Kích thước hình ảnh: Bạn có thể sử dụng hình ảnh biểu ngữ với kích thước 300 x 250 pixel, tối đa 2MB để làm cho tin nhắn trở nên thú vị hơn.
Quảng cáo văn bản
Quảng cáo văn bản trên LinkedIn là một dạng quảng cáo tập trung vào nội dung chữ viết, không bao gồm hình ảnh hoặc video. Thích hợp cho các thông điệp hoặc thông tin quan trọng cần truyền đạt một cách trực tiếp. Dưới đây là thông số quan trọng về quảng cáo văn bản trên LinkedIn:
- Tiêu đề: Bạn được phép sử dụng tối đa 25 ký tự cho dòng tiêu đề.
- Văn bản: Bao gồm 60 ký tự, cho phép bạn trình bày thông điệp của mình một cách tổng quan.
- Hình ảnh: JPG hoặc PNG và có dung lượng tệp lên đến 2MB.
- Kích thước hình ảnh: 100×100 pixel để đảm bảo quảng cáo của bạn trông chuyên nghiệp và thú vị.
Quảng cáo tiêu điểm
Quảng cáo tiêu điểm trên LinkedIn là một loại quảng cáo tập trung vào việc đánh dấu thông điệp quan trọng, bằng cách sử dụng màu nền và viền đặc biệt để làm nổi bật. Dưới đây là thông số của quảng cáo tiêu điểm LinkedIn:
- Dòng tiêu đề: Tối đa 50 ký tự.
- Văn bản: Tối đa 70 ký tự.
- Tên công ty: Tối đa 25 ký tự.
- Kêu gọi hành động: Tối đa 18 ký tự, hãy tạo một lời kêu gọi hành động (CTA) ngắn gọn và hiệu quả.
- Logo công ty: 100 x 100 pixel, đảm bảo rằng logo công ty của bạn sẽ hiển thị chất lượng trên LinkedIn.
- Hình ảnh: Định dạng JPG hoặc PNG, dung lượng lên đến 2MB.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- LinkedIn là gì? Cách tạo tài khoản và sử dụng LinkedIn hiệu quả
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo trên LinkedIn
Bước 1: Tạo tài khoản Campaign Manager LinkedIn
- Mở trình duyệt web và truy cập trang Campaign Manager của LinkedIn tại https://www.LinkedIn.com/ad/login
- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản Linkedin. Nếu bạn chưa có tài khoản LinkedIn, hãy bấm vào “Join now” hoặc “Đăng ký ngay” để tạo một tài khoản mới. Sau đó cung cấp thông tin cá nhân và một địa chỉ email hợp lệ.
- Sau khi bạn đăng nhập hoặc đã tạo tài khoản và xác thực, bạn có thể truy cập LinkedIn Campaign Manager từ trang chính của LinkedIn bằng cách bấm vào biểu tượng quảng cáo (Advertise) ở phía trên cùng của trang.
- Tại LinkedIn Campaign Manager, bạn có thể bắt đầu tạo quảng cáo bằng cách chọn mục tiêu và thực hiện các bước cần thiết để thiết lập chiến dịch quảng cáo của bạn.
Bước 2: Chọn mục tiêu quảng cáo LinkedIn
Truy cập vào phần cài đặt chiến dịch trên Linkedin, và chọn các mục tiêu quảng cáo có sẵn của Linkedin:
- Brand Awareness: Tăng độ nhận biết thương hiệu thông qua việc tăng số lần hiển thị quảng cáo (impression).
- Website visit: Tăng lượng khách hàng truy cập vào website .
- Engagement: Tăng lượt tương tác với bài viết trên trang thông qua các chỉ số như click, like, share, hashtag hoặc tăng số lượng người theo dõi trang.
- Video view: Tăng lượt xem video thông qua chỉ số chi phí cho mỗi lượt xem (CPV).
- Website conversions: Tăng lượt chuyển đổi trên website hoặc ứng dụng (.
- Lead generation: Thu thập thông tin của khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, hoặc xem các mẫu case study.
- Job applicants: Quảng cáo tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên nộp CV.
Bạn có thể điều chỉnh mục tiêu của chiến dịch quảng cáo LinkedIn sao cho phù hợp với từng giai đoạn hành vi khách hàng. Ví dụ:
- Giai đoạn nhận thức phù hợp với mục tiêu: Brand Awareness.
- Giai đoạn xem xét phù hợp với mục tiêu: Engagement, Website visit, Video view.
- Giai đoạn chuyển đổi phù hợp với mục tiêu: Job applicants, Conversion, Lead generation.
Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu
Khi bạn tạo quảng cáo trên LinkedIn và phải tiếp cận đến một tệp khách hàng lớn, có một số vấn đề quan trọng bạn quan tâm:
- Nhân khẩu học: Bạn quan tâm đến thông tin nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, và vị trí địa lý của đối tượng mục tiêu.
- Kinh nghiệm công việc và ngành nghề: Xem xét họ đã làm việc trong ngành nào và có kinh nghiệm cụ thể trong lĩnh vực của bạn hay không.
- Chức danh công việc: Hãy quan tâm đến việc họ là cấp dưới hay cấp trên, vì mỗi đối tượng sẽ có hành vi khác nhau trên LinkedIn.
- Lịch sử công việc: Cân nhắc liệu họ thường xuyên thay đổi công việc hay duy trì vị trí trong một thời gian dài.
- Theo dõi chuyên gia ngành: Tìm hiểu tệp khách hàng có theo dõi các chuyên gia nào đó trên LinkedIn hay không, điều này giúp bạn xác định sự quan tâm của họ đối với lĩnh vực cụ thể.
Qua đó, hãy đặt một số câu hỏi như:
- Nhân khẩu học của đối tượng bạn nhắm đến là gì? Nam / nữ, tuổi / vị trí?
- Họ đã làm việc trong cùng một ngành trong thời gian bao lâu?
- Họ là nhân viên, quản lý tầm trung hay quản lý cấp cao?
- Họ có làm công việc trong 2 – 4 năm không?
- Họ có theo dõi những chuyên gia cùng ngành trên LinkedIn không?
Một khi đã xác định rõ ràng các câu hỏi trên, bạn sẽ có một bức tranh chi tiết về đối tượng quảng cáo mà bạn nhắm đến, từ đó bạn có thể chọn định dạng quảng cáo chính xác.
LinkedIn là nền tảng quảng cáo B2B mạnh mẽ, nhưng sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu và sự chuyên nghiệp trong hồ sơ của bạn rất quan trọng. Xác định đúng đối tượng mục tiêu giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo của mình để tạo ra sự chuyển đổi và hiệu suất tốt hơn.
Bước 4: Xác định định dạng quảng cáo
Khi chọn định dạng quảng cáo, hãy xem xét loại thông điệp bạn muốn truyền tải, mục tiêu của bạn và ngân sách của bạn liệu có phù hợp với định dạng quảng cáo bạn mong muốn. Mỗi định dạng có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy hãy chọn đúng định dạng phù hợp.
Bạn có thể đọc lại mục 2 để xác định định dạng quảng cáo phù hợp với chiến dịch quảng cáo LinkedIn của mình nhé.
Bước 5: Đặt ngân sách chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn
Ở giai đoạn này, trình quản lý chiến dịch quảng cáo của LinkedIn sẽ cung cấp phạm vi ngân sách dựa trên đối tượng mục tiêu và định dạng quảng cáo của bạn. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc đầu tư cho chiến dịch quảng cáo của mình, giúp bạn có thể điều chỉnh ngân sách dựa trên mục tiêu kinh doanh và khả năng tài chính của mình.
Bước 6: Đặt thời gian chạy chiến dịch
Sau khi bạn đã đặt ngân sách của mình, tiếp theo, hãy chọn khoảng thời gian bạn muốn quảng cáo LinkedIn chạy. Có hai lựa chọn chính:
- Chiến dịch chạy liên tục: Chiến dịch quảng cáo sẽ chạy mà không có ngày kết thúc cố định. Nó sẽ tiếp tục cho đến khi bạn quyết định dừng chiến dịch theo cách thủ công.
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc cố định: Bạn có thể chọn một ngày bắt đầu và một ngày kết thúc cụ thể cho chiến dịch của mình. Chiến dịch sẽ chỉ chạy trong khoảng thời gian này và sẽ tự động dừng sau ngày kết thúc.
Bước 7: Tạo quảng cáo và thanh toán
Sau khi bạn đã tạo quảng cáo của mình, quá trình cuối cùng là xem trước quảng cáo trong Trình quản lý chiến dịch để đảm bảo mọi thứ giống như bạn muốn. Sau khi bạn đã hoàn tất quá trình này, quảng cáo của bạn sẽ sẵn sàng để trình chiếu trước đối tượng mục tiêu bạn đã chọn!
Mẹo để quảng cáo trên LinkedIn thành công
Để đạt được sự thành công trong quảng cáo trên LinkedIn, bạn hãy xem xét những điểm sau:
- Xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu trên LinkedIn đòi hỏi lượng thời gian nhất định và tính nhất quán. Hãy đảm bảo rằng mọi quảng cáo và nội dung của bạn thể hiện đúng giá trị và thể hiện đặc điểm riêng của thương hiệu.
- Kết nối quảng cáo LinkedIn với Website: Sử dụng quảng cáo để tạo lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Qua đó tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng từ người xem trang web.
- Thúc đẩy tương tác tự nhiên: Thúc đẩy tương tác tự nhiên từ phía người xem, bao gồm việc tương tác với nội dung, bài viết, và thậm chí tham gia vào cuộc thảo luận.
- Tận dụng quảng cáo Video: Sử dụng quảng cáo video để thu hút lượt xem và truyền đạt thông điệp của bạn qua hình ảnh và âm thanh.
- Quảng cáo với mục đích xin việc: Nếu bạn là một ứng viên tìm việc làm, bạn có thể sử dụng quảng cáo để nêu bật kỹ năng và kinh nghiệm của mình đến doanh nghiệp.
- Sử dụng nội dung LinkedIn “ưa thích”: LinkedIn thường đề xuất nội dung cho đối tượng người dùng là CEO, Manager. Vì thế bạn hãy tạo nội dung đáp ứng nỗi đau của tệp khách hàng này.
Cách theo dõi chuyển đổi quảng cáo trên LinkedIn
Sử dụng thẻ thông tin chi tiết (Thẻ LinkedIn Insight)
Thẻ thông tin chi tiết cho phép bạn theo dõi các hoạt động trên trang web của bạn dựa trên quảng cáo LinkedIn. Tương tự như pixel trên Facebook, bạn cài đặt thẻ này một lần và sau đó bạn có thể xem dữ liệu về những gì đang xảy ra trên trang web của mình từ quảng cáo LinkedIn.
Thẻ này không ảnh hưởng đến tốc độ của trang web và cho phép bạn theo dõi mọi hoạt động được tạo ra bởi quảng cáo LinkedIn. Nó cũng cho phép bạn tạo các chiến dịch Remarketing trên LinkedIn sau khi bạn đã cài đặt thẻ và đã có một lượng truy cập ổn định trên trang web của mình.
Sử dụng sự kiện Pixel đặc biệt
Loại pixel theo dõi này được tạo ra với mục đích theo dõi khách hàng tiềm năng đã điền form đăng ký khi bạn quảng cáo LinkedIn.
Ví dụ, nếu bạn muốn theo dõi khi ai đó điền vào một biểu mẫu từ quảng cáo LinkedIn của bạn, bạn có thể sử dụng sự kiện Pixel đặc biệt. Sự kiện này sẽ theo dõi “sự kiện chuyển đổi” mỗi khi một người hoàn thành biểu mẫu.
Sự kiện Pixel đặc biệt cũng có thể theo dõi các chuyển đổi hiện có của chiến dịch, vì vậy bạn không cần phải lo lắng nếu bạn chưa thiết lập mã theo dõi chuyển đổi trước đó.
Trên đây là những hướng dẫn cách chạy quảng cáo LinkedIn từ A – Z. Nếu bạn cần sự hỗ trợ trong việc quản lý chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách tối ưu hóa chiến dịch của mình, The7 sẽ luôn ở đây để giúp bạn. Với sự am hiểu sâu rộng về quảng cáo trực tuyến và khả năng tạo ra chiến dịch hiệu quả, chúng tôi sẽ là đối tác đáng tin cậy của bạn trong việc phát triển doanh nghiệp trên mạng xã hội LinkedIn.
>>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
- LinkedIn SEO là gì? Hướng dẫn SEO LinkedIn từ A – Z
- 7+ Cách tối ưu tài khoản LinkedIn để tăng cơ hội nghề nghiệp
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO - The7, chúng tôi cam kết đạt được các mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp local và global tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì đang quản lý các nhân sự đam mê và tài năng trong lĩnh vực Digital Marketing tạo nên đội ngũ The7. Tất cả các mối quan hệ khách hàng lâu dài của chúng tôi đều dựa trên sự tin tưởng và minh bạch.
Tin vào những gì chúng tôi đã cam kết và tin rằng chúng tôi luôn đồng hành để đem đến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn thông qua những chiến lược được thiết kế riêng. Hãy đồng hành cùng The7 và cùng chúng tôi tạo ra những kết quả tốt hơn nữa cho doanh nghiệp của bạn.
Bài viết liên quan