Marketing tập trung là gì? Cách ứng dụng chiến lược Marketing tập trung trong thực tế
Marketing tập trung là một chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này để đảm bảo hiệu quả. Bài viết dưới đây The7 sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết và cách tối ưu tốt nhất các chiến lược Marketing tập trung cho doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo các dịch vụ của công ty dịch vụ marketing The7
1. Chiến lược Marketing tập trung là gì?
Thuật ngữ “Marketing tập trung – Centralized Marketing Strategy” là phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp dồn toàn bộ nguồn lực vào một phân khúc thị trường cụ thể thay vì cố gắng tiếp cận toàn bộ thị trường.
Chiến lược Marketing tập trung có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ việc chọn một đối tượng khách hàng cụ thể, tới việc chọn một kênh quảng cáo cụ thể hoặc thậm chí là tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
Khi thực hiện chiến lược này, kết quả cốt yếu của doanh nghiệp là đạt được một vị thế vững chắc và khó có thể bị thay thế trên thị trường. Vị thế này không chỉ giúp củng cố địa vị của doanh nghiệp hiện tại mà còn là nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển trong tương lai.
Vậy những doanh nghiệp nào nên áp dụng chiến lược này? Đây thường được xem là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt, nó còn được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp đang trong quá trình “chiếm lĩnh toàn bộ thị trường” ở giai đoạn đầu tiên của việc thâm nhập thị trường mới.
2. Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Marketing tập trung
Các doanh nghiệp cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm đặc trưng của chiến lược Marketing tập trung để triển khai hiệu quả hơn.
2.1 Ưu điểm
- Vị thế vững chắc trên thị trường: Marketing tập trung giúp doanh nghiệp dễ dàng giữ vững vị thế trên thị trường tiềm năng thông qua việc tập trung nguồn lực vào mảng thị trường quan trọng.
- Độc quyền sản phẩm: Tập trung chủ yếu vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp đạt được độc quyền sản phẩm.
- Xây dựng rào cản cạnh tranh: Marketing tập trung đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra rào cản cạnh tranh với các thương hiệu khác trong ngành.
- Thu hẹp khoảng cách doanh nghiệp và khách hàng: Tập trung vào một mảng thị trường nhất định giúp doanh nghiệp tương tác hiệu quả với khách hàng và phản ứng nhanh chóng trước các biến động.
- Phát triển thế mạnh riêng: Doanh nghiệp có cơ hội phát triển các thế mạnh đặc biệt của mình và tối đa hóa doanh thu.
2.2 Nhược điểm
- Chi phí truyền thông cao: Chi phí truyền thông có thể tăng cao hơn dự kiến do việc điều chỉnh để phù hợp với thị trường mà chiến dịch nhắm đến.
- Phụ thuộc vào một đoạn thị trường: Phụ thuộc vào một thị trường duy nhất có thể làm suy giảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi có sự thay đổi về công nghệ, nhu cầu khách hàng hay các biến động trên thị trường.
- Đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ: Doanh nghiệp có thể đối mặt với cạnh tranh mạnh từ các đối thủ có chiến lược khác biệt hóa hoặc có nguồn lực lớn hơn.
3. Quy trình triển khai chiến lược Marketing tập trung cho doanh nghiệp
Để triển khai chiến lược Marketing tập trung một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược Marketing tập trung và nghiên cứu chi tiết về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
- Bước 2: Tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng bằng cách sử dụng công cụ & các kỹ thuật như:
- Phân tích SWOT: Giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện chiến lược Marketing tập trung.
- Phân tích PESTLE: Giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược Marketing tập trung.
- Phân tích Ma trận BCG: Giúp doanh nghiệp đánh giá vị trí của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp.
- Phân tích 4P Marketing: Giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing tập trung hiệu quả thông qua việc xác định sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại phù hợp.
- Bước 3: Định rõ phân khúc thị trường dựa trên hành vi hoặc nhu cầu khách hàng.
- Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu bằng cách sử dụng ma trận Directional Policy Matrix (DPM) để đánh giá tình hình các thị trường.
- Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing, bao gồm các chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu, giá cạnh tranh, sử dụng kênh Marketing và quảng cáo giá trị sản phẩm.
- Bước 6: Lên kế hoạch triển khai, bao gồm dự trữ bán hàng, tổ chức kênh, đầu tư vốn, đặt hàng và giao hàng, tài nguyên, giá và lãi gộp, truyền thông Marketing và bán hàng.
- Bước 7: Theo dõi và thực hiện theo kế hoạch, đánh giá tiến độ và hài lòng của khách hàng, điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
4. Các ví dụ thực tế về chiến lược Marketing tập trung
Để có cái nhìn chi tiết về cách chiến lược Marketing tập trung có thể được áp dụng, chúng ta sẽ cùng khám phá ba ví dụ cụ thể với ba thương hiệu nổi tiếng như sau:
4.1 Chiến lược của Tân Hiệp Phát
Mặc dù gia nhập thị trường đồ uống muộn so với các đối thủ quốc tế như Pepsi và Coca Cola nhưng Tân Hiệp Phát đã thành công bằng việc tập trung chủ yếu vào người tiêu dùng Việt Nam, chú trọng vào thị hiếu đặc trưng của người Việt – là thói quen uống trà.
Tân Hiệp Phát đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ, như Trà Xanh Không Độ và dòng sản phẩm trà thảo mộc Doctor Thanh. Những sản phẩm này không chỉ tiên phong trong thị trường nước ngọt không ga mà còn nhận được sự ưa chuộng từ đông đảo người tiêu dùng.
Tìm hiểu thêm kiến thức về Marketing qua bài viết:
- Marketing tổng thể là gì? Vai trò, cách lập kế hoạch bài bản 2023
-
6 Cách quảng cáo Marketing Online hiệu quả nhất 2023
4.2 Chiến lược của Rolls-Royce Motor Cars Limited
Là một nhà sản xuất xe hạng sang của Anh, Rolls-Royce tập trung sản xuất xe ô tô Rolls-Royce độc quyền. Với danh tiếng về chất lượng và giá trị cao, hãng nhắm đến đối tượng khách hàng là những người có tài sản lưu động tối thiểu là 30 triệu đô la.
Mỗi chiếc xe Rolls-Royce đều được kèm theo bức thư có chữ ký cá nhân của hãng, tạo nên sự độc đáo và sang trọng cho khách hàng.
4.3 Chiến lược của Starbuck
Chiến dịch “I Am” của Starbucks triển khai vào năm 2020 đánh dấu một bước quan trọng trong việc hướng đến cộng đồng người chuyển giới ở Brazil và đồng thời để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Starbucks. Chiến dịch này mang đến một hành trình tôn vinh sức mạnh của việc kết nối cà phê trong cộng đồng LGBTQ+.
Thông qua “I Am”, Starbucks đã tập trung vào việc thể hiện cam kết với sự đa dạng và sự chấp nhận của mọi người trong cộng đồng LGBTQ+.
Chiến dịch này đã tạo ra không gian và cơ hội để người chuyển giới và cộng đồng LGBTQ+ nói chung cảm thấy được tôn vinh. Đồng thời chiến dịch này được xem như phản ánh giá trị và tầm nhìn của Starbucks về một xã hội đa dạng và bền vững.
5. Mẫu kế hoạch chiến lược Marketing tập trung cơ bản cho doanh nghiệp
Chiến lược Marketing cho nhãn hàng thời trang nữ
- Mục tiêu: Tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Đối tượng: Nữ giới từ 25 – 35 tuổi, có thu nhập trung bình trở lên, quan tâm đến thời trang, mua sắm online.
- Kênh phân phối: Website, mạng xã hội (Instagram, Facebook), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki).
- Nội dung:
- Trên website:
- Các bài viết về xu hướng thời trang đang được quan tâm nhiều nhất.
- Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm phối đồ, mua sắm.
- Các bài viết giới thiệu sản phẩm mới của thương hiệu.
- Trên website:
-
- Trên mạng xã hội:
- Các hình ảnh về sản phẩm thời trang.
- Các video hướng dẫn phối đồ.
- Các hoạt động tương tác với khán giả (mini game, giveaway,…).
- Trên mạng xã hội:
-
- Trên sàn thương mại điện tử:
- Tối ưu hóa trang bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
- Chạy quảng cáo sản phẩm thời trang trên sàn thương mại điện tử.
- Trên sàn thương mại điện tử:
- Lịch trình:
- Trên website: Xuất bản 2 bài viết mới mỗi tuần.
- Trên mạng xã hội: Xuất bản 1 video mới mỗi tuần, 5 hình ảnh mới mỗi ngày.
- Trên sàn thương mại điện tử: Chạy quảng cáo mỗi tháng.
- Đo lường hiệu quả:
- Tỷ lệ truy cập website.
- Tổng số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội.
- Lượt tương tác với nội dung trên mạng xã hội.
- Doanh số bán hàng trên website và sàn thương mại điện tử.
Chiến lược Marketing tập trung cho doanh nghiệp B2B
- Mục tiêu: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Đối tượng: Các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kênh phân phối: Website, mạng xã hội (LinkedIn, Twitter, Facebook), hội thảo, sự kiện.
- Nội dung:
- Trên website:
- Các bài viết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các bài viết về các giải pháp, xu hướng mới trong ngành.
- Các bài viết về các case study của khách hàng.
- Trên website:
-
- Trên mạng xã hội:
- Các bài viết chia sẻ kiến thức, thông tin chuyên môn trong ngành.
- Các bài viết về các sự kiện, hội thảo liên quan.
- Các bài viết về các thành tích, giải thưởng của doanh nghiệp.
- Trên mạng xã hội:
-
- Hội thảo, sự kiện:
- Tham gia tổ chức hội thảo, sự kiện trong ngành.
- Triển khai các chương trình hội thảo, sự kiện riêng của doanh nghiệp.
- Hội thảo, sự kiện:
- Lịch trình:
- Trên website: Xuất bản 1 bài viết mới mỗi tuần.
- Trên mạng xã hội: Xuất bản 1 bài viết mới mỗi tuần, 5 bài viết ngắn mỗi ngày.
- Hội thảo, sự kiện: Tham gia 2 sự kiện mỗi tháng.
- Đo lường hiệu quả:
- Tỷ lệ truy cập website.
- Tổng số lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
- Lượt tương tác với nội dung trên mạng xã hội.
- Sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.
- Doanh số bán hàng.
Các ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để xây dựng một chiến lược Marketing tập trung hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố như mục tiêu, đối tượng, ngân sách, kênh phân phối, nội dung, lịch trình và cách đo lường hiệu quả.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã bổ sung được các kiến thức về Marketing tập trung và các chiến lược truyền thông liên quan để giúp công việc của bạn trở nên hiệu quả hơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn, hỗ trợ về kiến thức hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn Marketing nhanh chóng và hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với The7 ngay hôm nay.
Tham khảo cách xây dựng chiến lược Marketing phổ biến hiện nay:
- Chiến lược marketing Mix
-
Mô hình SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT thật hiệu quả
-
Chiến lược 4P trong Marketing
- Chiến lược 7P trong Marketing
- Mục tiêu marketing là gì?
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.
Bài viết liên quan