fbpx

Google Shopping Ads là gì? Hướng dẫn cách chạy chi tiết từ A-Z

Quảng cáo Google Shopping cho phép chọn lọc khách hàng tiềm năng hiệu quả. Hơn nữa, hình thức này còn hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chạy quảng cáo Google Shopping, cùng The tìm hiểu loại hình quảng cáo này qua bài viết! Tin chắc qua đó, chiến dịch quảng cáo google tiếp cận người dùng của bạn sẽ đạt thành công như mong đợi.

Nội Dung

Google Shopping Ads là gì?

Google Shopping Ads là quảng cáo mua sắm trực tuyến trên trang tìm kiếm lớn bậc nhất – Google. Google Shopping Ads mang đến cho người mua những thông tin cụ thể sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng.

Đối với chủ shop, Shopping Ads là cách bán hàng trên Google cực kỳ hiệu quả, sản phẩm của họ có thể tiếp cận trực tiếp đến người mua có nhu cầu thực sự, dựa trên truy vấn của từ khoá.

Hình thức hiển thị của Google Shopping
Hình thức hiển thị của Google Shopping

Hình thức kể trên vận hành dựa trên 2 nền tảng chính: Google Ads và Google Merchant Center. Trong đó:

  • Google Merchant Center chứa nguồn dữ liệu về mặt hàng kinh doanh của bạn. Chúng được sắp xếp dưới định dạng riêng của Google.
  • Google Ads chính là nơi chiến dịch truyền thông mua sắm trực tuyến vận hành. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh chi phí, đấu giá cũng như tối ưu quảng cáo căn cứ vào hành vi người dùng.

Các chuyên gia cho biết, cách thiết lập và quản lý Google Shopping Ads khác hoàn toàn so với dạng văn bản truyền thống. Trong quảng cáo text, bạn tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo và tùy chỉnh tập trung vào keyword. Vì thế, bạn có thể đồng thời tiến hành cùng lúc hai hình thức này để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và độ phủ của sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.

>>>> Đọc thêm: Google Adwords là gì? Những lý do nên chạy Google Ads

Quảng cáo Google mua sắm hiển thị ở đâu?

Khác với quảng cáo từ khóa hay SEO, Google Shopping Ads sẽ hiển thị chủ yếu ở 5 vị trí sau đây:

  • Tab mua sắm trên Google Search.
  • Bên cạnh kết quả tìm kiếm trên Google Search nhưng tách biệt với Adword Ads và Google hình ảnh.
  • Google hình ảnh.
  • Website các đối tác tìm kiếm của Google.
  • Mạng hiển thị của Google, bao gồm: Youtube, Gmail, Google+,….
Quảng cáo Google mua sắm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên trang Google tìm kiếm
Quảng cáo Google mua sắm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên trang Google tìm kiếm

Điều kiện khởi chạy quảng cáo Google Shopping 

Điều kiện quảng cáo Google Shopping không quá phức tạp. Để khởi chạy, website của bạn chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố dưới đây:

  • Trang web có chức năng e-Commerce: Trong đó bao gồm thông tin sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng, thanh toán.
  • Chính sách đổi trả hàng, thanh toán, hoàn tiền, vận chuyển cũng như bảo hành sản phẩm rõ ràng.
  • Website phải cài đặt chứng chỉ SSL hay đường dẫn trang dạng http://domain.com.

Nếu đã có đầy đủ điều kiện, thực hiện đúng các bước vẫn không khởi tạo được quảng cáo, bạn hãy kết nối ngay với The7 để nhận tư vấn dịch vụ chi tiết.

Muốn triển khai Google mua sắm Ads, doanh nghiệp cần xây dựng website chỉn chu
Muốn triển khai Google mua sắm Ads, doanh nghiệp cần xây dựng website chỉn chu

Sản phẩm không được quảng cáo trên Google Shopping

Google Shopping không cho phép quảng cáo một số loại sản phẩm và dịch vụ, bao gồm:

  • Vé cho các dịch vụ giao thông và sự kiện. Ví dụ: vé cho các buổi concert, chuyến bay, và dịch vụ đặt vé xe buýt.
  • Các loại phương tiện được cung cấp năng lượng bằng động cơ hoặc cánh buồm, như xe cắm trại, xe tải, máy bay và trực thăng.
  • Sản phẩm liên quan đến tài chính như bảo hiểm, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng, và séc.
  • E-books và nội dung kỹ thuật số, trừ sách nói.
  • Thẻ quà.
  • Bất động sản và các loại tài sản không thể di dời nếu không được sửa đổi hoặc phá hủy.

Hướng dẫn A-Z chạy quảng cáo Google Shopping 

Dễ nhận thấy, Google Shopping Ads mang đến nhiều lợi ích vượt trội. Tuy nhiên, để thực hiện thành công không hề dễ. Người xây dựng kế hoạch ngoài hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, thương hiệu của mình còn phải nắm bắt rõ xu hướng thị trường cũng như những thay đổi thuật toán của Google. Bởi lẽ đó, ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Shopping chi tiết nhất. Tùy vào mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng và tùy chỉnh cho phù hợp.


(Nguồn: Youtube)

Bước 1: Tạo tài khoản Google Merchant Center

Muốn tạo quảng cáo Google Shopping điều tiên quyết đầu tiên chính là bạn phải có tài khoản Google Ads và Google Merchant Center. Hai user này cần liên kết với nhau mới có thể xây dựng nguồn dữ liệu cho Google Ads.

Nếu chưa sẵn tài khoản, bạn hãy truy cập vào link: https://goo.gl/4rJ8kY. Tại đây người dùng chỉ cần kê khai theo hướng dẫn. Quá trình kể trên chỉ tốn vài phút thao tác ai cũng thực hiện được.

Google-Merchant-Center

Google Merchant Center 2

Bước 2: Xác minh tài khoản Merchant Center với chủ sở hữu website

Để quảng cáo Google Shopping hiển thị, bắt buộc phải có địa chỉ website(URL trang web). Bạn có thể xác minh Merchant Center bằng 4 cách dưới đây:

  • Cách 1: Gắn đoạn mã HTML của Merchant Center trực tiếp vào web. Đây là cách được Google khuyên dùng và phổ biến nhất. Google sẽ gửi 1 file HTML, bạn chỉ cần tải xuống. Sau đó gắn tệp lên website của bạn. Đồng thời xác nhận với Merchant Center, bấm xác minh URL để gửi đến Google Search Console và xác minh. Lưu ý, trong quá trình này bạn không xóa tệp HTML.

Xác minh tài khoản 1

  • Cách 2: Xác minh bằng thẻ HTML bằng cách sao chép tag Meta mà Merchant Center gợi ý. Các thẻ này nằm trong phần <head>. Tiếp đến bạn bấm xác minh URL như cách 1.

Xác minh tài khoản 2

  • Cách 3: Xác minh bằng Analytics nhưng phải đảm bảo điều kiện email quản trị được phân quyền cho email đăng ký Merchant Center làm đồng quản trị. Ngoài ra, code Analytics cũng phải gắn lên website.

Xác minh tài khoản 3

  • Cách 4: Email đã phân quyền quản trị Google Tag Manager cũng có thể thực hiện công việc trên. Trường hợp sử dụng địa chỉ thư điện tử chung, bạn chỉ cần bấm xác minh như bình thường.

Xác minh tài khoản 4

Bước 3: Liên kết tài khoản Merchant Center với User Google AdWords

Ở bước này, bạn cần đăng nhập Merchant Center rồi bấm biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải màn hình. Tiếp đến lựa chọn liên kết tài khoản, kết nối AdWords. Sau đó điền ID Adwords và bấm gửi. Cuối cùng đăng nhập tài khoản Google Ads, vào phần cài đặt rồi chọn tài khoản tương ứng và xác nhận.

Liên kết tài khoản Merchant Center với User Google AdWords

Bước 4: Cập nhật dữ liệu mặt hàng lên hệ thống Google Merchant Center

Sau khi đã liên kết tài khoản Google Ads với Merchant Center, bước tiếp theo người dùng phải cập nhật thông tin dữ liệu sản phẩm trên hệ thống theo hướng dẫn sau:

Đăng nhập Merchant Center -> Chọn “Sản phẩm” -> Nguồn cấp dữ liệu -> Click vào dấu “+” tạo nguồn cấp chính.

tạo nguồn cấp chính.

Trong phần khai báo này cần điền đầy đủ thông tin. Đối với phần ngôn ngữ, tốt nhất nên chọn tiếng Anh để tránh file bị lỗi. 

Nguồn cấp dữ liệu chính mới

Đặt tên và chọn thiết lập nguồn dữ liệu bằng trang tính

Chọn “tạo bảng tính Google mới từ bản mẫu”
Hoặc các bạn có thể trực tiếp sử dụng template này https://goo.gl/kszJL9

Chọn tạo bảng tính

Bước 5: Tạo chiến dịch Mua Sắm trên Google Shopping

Bạn có thể bắt đầu bằng việc đăng nhập Google Adwords và tạo quảng cáo Google Shopping. 

Tạo chiến dịch mua sắm Google Shopping

Tiếp tục, người dùng cần thiết lập các danh mục:

  • Chọn tài khoản Google Merchant chứa sản phẩm quảng cáo.
  • Tùy chọn vị trí hiển thị Ads.
  • Tích chọn chức năng Shopping chuẩn hoặc thông minh.
  • Cài đặt chiến dịch mua sắm và nhóm quảng cáo tiếp theo.

Tạo chiến dịch mua sắm 2

Lợi ích khi chạy Google Shopping Ads

Nâng cao chất lượng nhóm khách hàng tiềm năng

Với quảng cáo mua sắm Google bạn có thể tăng chất lượng của nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách nêu bật thông tin sản phẩm, thương hiệu. Từ đó, người mua dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Quản lý chiến dịch tập trung

Google Shopping Ads cho phép bạn có thể tăng chất lượng của nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách nêu bật thông tin sản phẩm, thương hiệu. Từ đó, người mua dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Ngoài ra, thay vì sử dụng keyword, Google Shopping Ads sử dụng các thuộc tính của mặt hàng mà bạn xác định trong nguồn cung dữ liệu Merchant Center, giúp quảng cáo có cơ hội hiển thị sớm nhất trong kết quả tìm kiếm. Hơn nữa, bạn được quyền tạo nhóm cho hàng hóa muốn đặt giá thầu giúp tối ưu chi phí hiệu quả.

Quản lý được nhiều khía cạnh với Google Ads Shopping
Quản lý được nhiều khía cạnh với Google Ads Shopping

Tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR)

Theo Google, tỷ lệ nhấp chuột vào sản phẩm từ Google Shopping đạt 34% – 35%, cao hơn hai lần so với quảng cáo PPC thuần túy. Lý do tỷ lệ này đạt 35% là do khách hàng nhìn thấy đầy đủ thông tin về sản phẩm: hình ảnh, thông tin uy tín về cửa hàng,… trên Google mua sắm

Bằng cách đầu tư hình ảnh chất lượng, thu hút người mua, thông tin rõ ràng và chi tiết về sản phẩm, bạn sẽ làm khách hàng có nhiều thiện cảm hơn, họ sẽ dễ dàng móc hầu bao cho bạn.

Các sản phẩm top đầu thu hút lượt CTR khá cao 
Các sản phẩm top đầu thu hút lượt CTR khá cao

Giảm chi phí mỗi lần nhấp (giảm CPC)

Giống với quảng cáo PPC (Pay Per Click) truyền thống, chi phí mỗi lần nhấp (CPC) của Google Ads Shopping chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tỷ lệ nhấp CTR. Bởi lẽ vậy nếu CTR được tối ưu đồng nghĩa với CPC giảm theo.

Trong phần quản lý chiến dịch, bạn có thể biết được quảng cáo của mình đang chịu mức CPC trung bình là bao nhiêu. Thông qua đó, bạn sẽ dễ dàng thay đổi tùy chọn để ngân sách bỏ ra ở mức thấp nhất.

Tỷ suất hoàn vốn (ROI) tốt hơn

Tỷ lệ CTR/chi phí nhấp CPC thấp có nghĩa lợi tức đầu tư (ROI) của bạn ngày càng cải thiện. Nếu bạn cải thiện đồng thời cả hai chỉ số CTR và CPC, bạn chỉ cần chi tiêu 1/2 ngân sách hoặc tạo ra doanh số gấp đôi.

Quảng cáo Google Shopping giúp tối ưu ROI tốt hơn
Quảng cáo Google Shopping giúp tối ưu ROI tốt hơn

Hiển thị tốt trên mobile

Dù áp dụng cách chạy quảng cáo Google Shopping như thế nào bạn cũng cần nắm rõ nguyên tắc rằng Google chỉ hiển thị 2 quảng cáo PPC trên mobile. Điều này có nghĩa bạn phải tối ưu hình ảnh/nội dung để đảm bảo cơ hội xuất hiện một trong hai vị trí đầu tiên lớn nhất. Như vậy cơ hội khách hàng tiềm năng thấy sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều. Đặc biệt khi hành động search được thực hiện trên điện thoại di động hay máy tính bảng ngày càng nhiều hơn so với PC hay laptop.

Hiển thị nhanh chóng nhờ hình ảnh sắc nét

Theo nghiên cứu, nội dung hình ảnh tác động tới não bộ của con người nhanh hơn nhiều so với content dạng văn bản. Chúng lý giải vì sao quảng cáo hình ảnh được sử dụng phổ biến cho biểu tượng, bản đồ, biển báo,…. Đây cũng là yếu tố trực quan duy nhất, thu hút nhất trên SERPs. Bởi lẽ đó, muốn thu hút sự chú ý của người mua, hãy cải thiện hình ảnh sản phẩm bắt mắt, hợp xu hướng nhất.

Thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên
Thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên

Tiết kiệm thời gian, công sức cho nhà quảng cáo

Nếu bạn có nhiều sản phẩm, nếu xây dựng chiến dịch Google Ads truyền thống tối ưu sẽ là một quá trình tốn thời gian, công sức. Muốn tạo ra list từ khóa đầy đủ, nhắm đúng đối tượng mục tiêu, người phụ trách sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường, động thái của đối thủ cạnh tranh cũng như những thuật toán của Google.

Trong khi Google Shopping tạo quảng cáo từ dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp. Vì thế, bạn chỉ cần đảm bảo tiêu đề, thuộc tính cũng như mô tả sản phẩm chính xác. Tất cả những phần việc còn lại sẽ do Google tự động xử lý.

Tự động cập nhật thông tin sản phẩm

Trước khi khởi chạy quảng cáo bạn chỉ cần thiết lập chế độ tự động cập nhật dữ liệu, Google sẽ update chiến dịch của bạn mỗi ngày một lần, chỉ cần bạn đảm bảo không đặt giá thầu cho các sản phẩm không còn hoặc bán hết hàng.

Nếu bạn thêm sản phẩm mới vào trang web, chúng sẽ tự động được thêm vào “nguồn cấp dữ liệu” cho ngày hôm sau. Bạn không cần phải liên tục cập nhật chiến dịch của mình bằng tay.

Cài đặt chế độ tự cập nhật
Cài đặt chế độ tự động cập nhật trên Google Shopping Ads

Nhãn tùy chỉnh

Mỗi chiến dịch Shopping của Google cung cấp cho bạn cơ hội thêm tối đa 5 lớp nhãn tùy chỉnh. Điều này có nghĩa người quản trị có thể kiểm soát hiệu suất quảng cáo một cách chặt chẽ hơn.

Xuất báo cáo chi tiết, dữ liệu cập nhật 

Quảng cáo Google Shopping cho phép chủ sở hữu chiến dịch xem dữ liệu theo sản phẩm hoặc thuộc tính của đối tượng. Vì các số liệu này đã được liên kết với mặt hàng thay vì nhóm sản phẩm, bạn được phép lọc, phân loại dữ liệu theo những yếu tố tùy chỉnh phù hợp, bao gồm: Danh mục sản phẩm, nhãn hiệu, chủng loại, điều kiện, ID mặt hàng, nhãn tùy chỉnh,…

Báo cáo trực quan
Báo cáo trực quan

Cung cấp số liệu của đối thủ cạnh tranh

Google cũng cung cấp cho bạn số liệu CPC và CTR ẩn danh trên đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Căn cứ vào đó, bạn có thể đưa ra ý tưởng sơ bộ về việc đặt giá thầu tối ưu giúp chiến dịch đã xây dựng hoạt động hiệu quả với mức ngân sách cụ thể ngay từ đầu.

Cách hoạt động của chiến dịch quảng cáo Google Shopping 

Shopping Ads sử dụng dữ liệu sản phẩm Merchant Center thay vì keywords để xác định cách thức, vị trí hiển thị quảng cáo. Trong đó, thông tin gửi trên hệ thống này phải chi tiết, đầy đủ về sản phẩm mà bạn bán, chẳng hạn: Tên gọi, giá thành, nguồn gốc xuất xứ, thành phần,…. Google sẽ sử dụng chúng làm cơ sở để so khớp với nội dung tìm kiếm từ người dùng nhằm đảm bảo mặt hàng của bạn xuất hiện thích hợp nhất.

Để quản lý quảng cáo Google Shopping, bạn chỉ cần sử dụng chiến dịch mua sắm từ tiện ích Google. Đây là cách rất đơn giản, linh hoạt cho phép tổ chức quảng cáo danh mục sản phẩm trong Google Merchant Center hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo 1 trong 3 quảng cáo mua sắm dưới đây để triển khai kế hoạch của mình.

  • Quảng cáo mua sắm sản phẩm: Được tạo ra dựa trên nền dữ liệu bạn gửi trong Merchant Center.
  • Quảng cáo trưng bày mặt hàng: Nhà quản trị có thể xây dựng trực tiếp từ Google Ads bằng cách nhóm các hàng hóa có liên quan với nhau. Thông qua đó, khách hàng mục tiêu dễ dàng so sánh và nhấp vào sản phẩm phù hợp nhất.
  • Quảng cáo hàng lưu kho tại shop gần nhất: Loại quảng cáo này dùng dữ liệu của nguồn cấp từ quảng cáo hàng lưu kho nhằm thu hút người dùng trên mạng hiển thị Google.
Google Shopping Ads có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng
Google Shopping Ads có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng

Google Shopping Ads phù hợp với công ty nào?

Các chiến dịch Adword Ads áp dụng cho nhiều đối tượng từ blog cá nhân, công ty dịch vụ, trang thương mại điện tử,…. Vậy cách quảng cáo trên Google phù hợp với những doanh nghiệp nào? Nếu bạn thuộc một trong những lĩnh vực kinh doanh dưới đây, hãy tham khảo hình thức này.

Thương mại điện tử

Các ông lớn thương mại điện tử trên thế giới như: Ebay, Amazon, Alibaba, Walmart, Taobao,….. hay tại Việt Nam: Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Thegioididong,… đều đã và đang áp dụng chiến dịch quảng cáo Google Shopping nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Những doanh nghiệp này sở hữu khối lượng mặt hàng khổng lồ, đa dạng chủng loại, ngành hàng. Vì thế, hình thức kể trên vừa giúp nâng cao sự hiện diện thương hiệu, lại tăng cường hiệu quả bán hàng.

Quảng cáo Google mua sắm rất phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
Quảng cáo Google mua sắm rất phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cửa hàng kinh doanh online

Đối với doanh nghiệp nhỏ, shop online, quảng cáo Google Shopping cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Thực tế, tìm kiếm khách hàng trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… khá hiệu quả. Tuy nhiên không thể loại trừ việc đối tượng mục tiêu của bạn không có thói quen mua hàng hay không tin tưởng kênh ấy.

Một số khảo sát cho thấy 70% người dùng trước khi quyết định mua bất cứ món đồ gì thường sẽ lên Google tìm thông tin và tra giá cũng như nơi bán. Vì thế, bạn hãy xây dựng kế hoạch đánh vào nhóm này để thu hút khách hàng tiềm năng thay vì mạo hiểm đâm vào thị trường ngách để chìm nghỉm trong đó.

Quảng cáo mua sắm nâng cao hiệu quả bán hàng
Quảng cáo mua sắm nâng cao hiệu quả bán hàng

Liên kết Analytics và theo dõi chuyển đổi Shopping Ads

Liên kết Analytics trên Google AdWords

Khi chạy quảng cáo mua sắm Google, để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi bạn cần liên kết Analytics trên Google Adwords. Bạn có thể thực hiện điều này theo hai cách:

  • Tạo Mã theo dõi AdWords, sau đó thả mã này trên trang xác nhận đơn hàng của bạn
  • Lấy chuyển đổi từ Google Analytics

Sau khi đã liên kết thành công Google Analytics và Google AdWords, bạn làm theo các bước hướng dẫn dưới đây để thiết lập theo dõi chuyển đổi:

Bước 1: Click vào biểu tượng Settings (hình bánh răng) ở góc trên cùng bên phải và chọn Account settings.

Bước 2: Bạn cần sử dụng chung một email có quyền quản trị để truy cập vào Google Analytics, Google AdWords và Google Merchant Center. Tại giao diện Account settings, bạn click vào mục Google Analytics (nằm bên dưới mục Linked accounts).

Bước 3: Ở trang tiếp theo, bạn click vào tab Tools và chọn Conversions (chuyển đổi).

Bước 4: Lúc này bạn chỉ việc lựa chọn website đang chạy quảng cáo Google Shopping mà bạn muốn theo dõi chuyển đổi. Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông số về kết quả chuyển đổi.

quảng cáo google shopping
Liên kết Analytics trên Google AdWords

Theo dõi chuyển đổi trên Google Analytics

Vậy tại sao việc theo dõi chuyển đổi bằng Google Analytics khi tạo quảng cáo Google Shopping lại quan trọng? Sau đây là một số lợi ích mà hoạt động này mang lại:

Nhiều tùy chọn hơn cho theo dõi chuyển đổi

Với Google Analytics, người dùng có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau để chia nhỏ dữ liệu chuyển đổi của mình. Thông thường, người dùng sẽ ghé thăm một website nhiều lần rồi mới quyết định mua hàng. Analytics sẽ hiển thị vị trí click chuột quảng cáo của bạn dọc theo đường dẫn tới chuyển đổi. Vị trí nhấp chuột sẽ cho bạn biết:

  • Người dùng đã click vào quảng cáo của bạn trước đó rồi mới truy cập lại từ một nguồn khác và tiến hành đặt hàng. Đây gọi là “click chuột đầu tiên”.
  • Người dùng đã click vào quảng cáo của bạn và đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức. Trường hợp này gọi là “click chuột cuối cùng”.

Như vậy có thể thấy, Analytics cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hành trình mua hàng của các khách hàng tiềm năng cũng như cách mà họ tìm kiếm thông tin trên quảng cáo, website của bạn. Điều này cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Từ đó giữ nguyên mẫu quảng cáo hoặc tiến hành tối ưu quảng cáo Google Shopping để đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

"quảng cáo google shopping chạy quảng cáo google shopping hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping cách chạy quảng cáo google shopping tạo quảng cáo google shopping quảng cáo mua sắm google cach quang cao tren google điều kiện quảng cáo google shopping tối ưu quảng cáo google shopping"
Theo dõi chuyển đổi trên Google Analytics

Dữ liệu khác về hành vi của khách hàng

Tỷ lệ chuyển đổi được coi là thông số tối quan trọng phản ánh hiệu quả, mức độ thành công của một chiến dịch chạy Ad. Tuy nhiên, đây không phải là số liệu duy nhất mà bạn cần chú ý tới.

Google Analytics còn cung cấp cho doanh nghiệp nhiều dữ liệu đáng giá khác liên quan đến hành vi khách hàng. Ví dụ như thời gian ở lại trên website (time on site), tỷ lệ thoát, trung bình số trang truy cập mỗi phiên… Đây cũng là những chỉ số bổ sung hữu ích, giúp làm rõ hiệu suất tổng thể của quảng cáo và website. Đồng thời cho biết trải nghiệm của người dùng trên website có tốt hay không.

quảng cáo google shopping
Google Analytics còn cung cấp thời gian ở lại trên website (time on site)

Danh sách tiếp thị lại

Khi tích hợp Google Analytics, doanh nghiệp có thể căn cứ trên hành vi mua sắm và tương tác của khách hàng với website để lập nên một danh sách tiếp thị lại mới. Danh sách tiếp thị lại có thể được tạo dựa trên những yếu tố sau:

  • Các trang mà người dùng đã từng truy cập
  • Mục tiêu đã đạt được hoặc hành động mà người dùng đã thực hiện trên website (ví dụ như xem video, điền biểu mẫu…)
  • Thời gian mà người dùng ở lại trang web của bạn

Với danh sách tiếp thị lại được lọc theo nhóm đối tượng. Doanh nghiệp sẽ có được nhiều tùy chọn đa dạng hơn, từ đó nhắm tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

quảng cáo google shopping
Khi tích hợp Google Analytics, doanh nghiệp có thể dễ dàng lập nên một danh sách tiếp thị lại mới

Hy vọng với bài viết The7 đã chia sẻ trên đây bạn đã biết Google Ads mua sắm là gì? Lợi ích hình thức này mang đến cho doanh nghiệp như thế nào. Tin chắc, xây dựng chiến lược quảng cáo Google Shopping phù hợp sản phẩm sẽ giúp công ty đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nếu có bất cứ khó khăn, vướng mắc nào trong quá trình triển khai Google Shopping Ads, bạn đừng ngần ngại liên hệ với The7 theo hotline: 082.246.7979 hoặc 0879.17.7979.

>>>> Xem thêm:

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

27 Tháng Mười Hai, 2024

26 Dự Báo Về Xu Hướng Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội Năm 2025

Lại đến thời điểm quen thuộc trong năm, các chuyên gia và nhà phân tích bắt đầu hé lộ những dự đoán về xu hướng tiếp thị trên mạng xã...

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...