Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio mới nhất 2024
Google Data Studio là công cụ giúp các nhà quảng cáo dễ dàng thực hiện phân tích dữ liệu, tổng hợp và chia sẻ đến cho khách hàng, đối tác. Qua bài viết này hãy cùng The7 tìm hiểu Google Data Studio là gì và cách sử dụng công cụ này hiệu quả nhé.
Google Data Studio là gì?
Google Data Studio là công cụ giúp thống kê, phân tích và hiển thị trực quan tất cả dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (như Google Analytics, Hotjar, Mixpanel…) thành một báo cáo tổng hợp. Báo cáo này được trình bày bằng các mẫu biểu đồ, bảng và hình ảnh trực quan, giúp bạn dễ dàng hiểu và theo dõi dữ liệu của mình.
Hơn thế nữa, báo cáo của Google Data Studio luôn được cập nhật trong thời gian thực, giúp bạn nắm bắt tình hình mới nhất của dữ liệu.
Bạn có thể dễ dàng biến đổi dữ liệu thô từ bảng dữ liệu thành một báo cáo gọn gàng, trực quan, đẹp mắt bằng Google Data Studio. Bạn không cần phải biết viết code và cũng không mất nhiều thời gian. Tất cả những gì bạn cần làm là mở Google Data Studio, chọn một mẫu biểu đồ phù hợp và kết nối dữ liệu của bạn với các trường trong biểu đồ.
>>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ chạy Google Adwords của The7
Google Data Studio phù hợp với đối tượng nào?
Câu trả lời là ai cần phân tích và trình bày dữ liệu đều có thể dùng và nên dùng. Với khả năng tích hợp với muôn vàn loại nguồn dữ liệu, từ Facebook pixel đến Google analytics đến một cái file google sheet hay cao cấp hơn là hotjar, mixpanel… gần như ai ai cũng có thể dùng Google data studio để trình bày dữ liệu của mình. Nhưng thông thường mình thấy các đối tượng sau nhất định nên dùng:
- Bạn là người chạy quảng cáo trong Agency cần báo cáo hiệu quả quảng cáo cho khách hàng.
- Bạn là nhân viên phòng marketing/sale cần báo cáo hiệu quả công việc bằng những con số, những biểu đồ với các sếp.
- Bạn làm sản phẩm công nghệ, app, platform… cần theo dõi “sức khoẻ” của chúng.
Lợi ích của Google Data Studio
Các bạn sẽ dùng Google Data Studio kết nối với các dữ liệu gốc mà bạn muốn trình bày, thiết lập mẫu báo cáo một lần và dùng cả đời luôn vì các dữ liệu được trình bày sẽ được cập nhập cho đến chừng nào bạn còn kết nối nguồn dữ liệu gốc với Google Data Studio.
Những ưu điểm của Google Data Studio so với các công cụ visualize data khác:
Cập nhật dữ liệu realtime
Nếu bạn có 1 số liệu về số người truy cập trong 7 ngày gần đây thì mỗi ngày GDS sẽ tự reset để update dữ liệu mới nhất cho bạn.
Chia sẻ dễ dàng và không giới hạn
đây là ưu điểm cực lớn khi bạn cần báo cáo định kỳ với khách hàng/ sếp… Thay vì phải xuất file PDF hoặc trình bày lên Slide bằng Powerpoint rồi gửi mail đi mỗi tuần, bạn chỉ cần thiết lập Google Data Studio 1 lần và chia sẻ với những người cần xem, dữ liệu mới sẽ được đổ về báo cáo tự động, người xem chỉ cần chọn khoảng thời gian họ muốn nhìn số liệu. Ngoài ra, công cụ này cũng rất tốt nếu bạn muốn cộng tác với 1 người khác cùng xây dựng báo cáo, người khác hoàn toàn có thể vào làm báo cáo cùng bạn khi được cấp quyền.
Không giới hạn bản ghi, số trang và số bản báo cáo
Điều này có nghĩa là bạn dùng chúng hoàn toàn miễn phí và xả láng. Tạo báo cáo cho hàng trăm, hàng nghìn khách hàng vẫn vô tư.
Nền tảng Web Dashboard nên không lo “Thôi chết, thoát mà quên chưa lưu”. Mọi thiết lập và dữ liệu được kết nối vẫn nằm đó khi bạn tắt tab trình duyệt mà không cần lưu gì cả.
Trình bày báo cáo siêu đẹp mắt, hiện đại
GDS đưa cho bạn đa dạng lựa chọn, cho bạn kéo thả biểu đồ, số liệu, màu mè, chữ, ảnh thoải mái để trình bày báo cáo cho đúng ý. Hoàn toàn linh hoạt để phù hợp với mong muốn hình thức báo cáo của bạn.
Trình bày mọi dữ liệu từ mọi kênh lên báo cáo
GDS cho phép bạn kết nối mới muôn vàn nguồn dữ liệu. Bạn sẽ móc dữ liệu từ Facebook, Insta, Google Ads, my SQL, Mailchimp, Twitter, LinkedIn… bất cứ đâu bạn có dữ liệu để đổ lên báo cáo của GDS.
Có đến hàng nghìn bên đang kết nối với GDS để sẵn sàng cho bạn móc dữ liệu lên đây mà trình bày. Điều này thực sự có ý nghĩa nếu bạn đang bán hàng đa kênh, chạy quảng cáo đa kênh mà muốn có một nơi tổng quan nhìn được mọi biến động trên mọi kênh.
Hướng dẫn cách sử dụng Google Data Studio
Chỉ với 4 bước dưới đây là bạn có thể bắt đầu dùng được Google Data Studio, hãy cùng theo dõi:
-
- Bước 1: Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản Google có kết nối với các công cụ cần phân tích và tiến hành đăng nhập vào https://datastudio.google.com, không phải cài đặt bất cứ thứ gì
- Bước 2: Vào mục Start new report hoặc nhấp vào nút “+” dưới góc trái trên màn hình để bắt đầu tạo báo cáo
- Bước 3: Tiến hành kết nối với nguồn dữ liệu, tại bước này bạn sẽ chọn đầu vào dữ liệu bạn muốn báo cáo như Google Ads/ Facebook Ads/ Instagram Ads/ Mailchimp hoặc database của bạn….. dù bạn đang dùng ứng dụng gì, hoạt động gì thì 90% là có thể móc nối dữ liệu với Google Data Studio
- Bước 4: Sau khi kết nối dữ liệu, bắt đầu kéo thả biểu đồ mà bạn muốn trình bày và thiết kế hình thức báo cáo theo ý muốn của bạn.
Introduction to Google Data Studio – Nguồn Google Analystics (Youtube)
Cách lập báo cáo Google Data Studio cho Google Ads
Ví dụ các nội dung báo cáo hiệu quả quảng cáo Google Ads trên Google Data Studio như sau:
- Scorecard: Các chỉ số tổng quan quan trọng: Tổng số click thu được, tổng số tiền đã chi tiêu, tổng số chuyển đổi thu được, chi tiêu trung bình trên một chuyển đổi
- Biểu đồ đường tổng quan thể hiện tất cả số click/số chuyển đổi thu được từ tất cả các chiến dịch quảng cáo theo thời gian
- Bảng dữ liệu chi tiết về các chiến dịch đang chạy, cùng với các chỉ số hiển thị, click, chuyển đổi, chi tiêu, chi phí/chuyển đổi.
- Bảng dữ liệu chi tiết về hiểu quảng từng loại chiến dịch.
- Bảng từ khoá (dành cho báo cáo Google Ads Search) đi với các cột chỉ số click, chuyển đổi, số tiền cho mỗi chuyển đổi
- Bảng vị trí hiển thị (dành cho báo cáo Google Ads GDN) đi với các cột chỉ số lượt hiển thị click, chuyển đổi, số tiền cho mỗi chuyển đổi.
- Bảng sản phẩm (dành cho báo cáo Google Ads Shopping) đi với các cột chỉ số lượt click, chuyển đổi, số tiền cho mỗi chuyển đổi.
- Các biểu đồ nhân khẩu học để hiểu về khách hàng mục tiêu.
- Biểu đồ cột về độ tuổi khách hàng click quảng cáo và khách hàng tạo chuyển đổi.
- Biểu đồ tròn về tỉ lệ giới tính click quảng cáo và khách hàng tạo chuyển đổi.
- Biểu đồ cột về thời gian nhiều người click quảng cáo/nhiều người tạo chuyển đổi nhất trong ngày/trong tuần.
- Biểu đồ cột top 5 vị trí địa lý có nhiều người click/ chuyển đổi nhất.
- Bảng báo cáo trang đích: danh sách trang đích được chạy quảng cáo đi với các cột chỉ số về lượt hiển thị, số click, số chuyển đổi. Từ bảng này sẽ có thêm thông tin để biết trang nào trên website đang thu hút khách hàng tạo chuyển đổi nhất.
- Bảng báo cáo về cụm từ tìm kiếm (đối với khách thích chạy Google Ads search): danh sách các search query (cụm từ được tìm kiếm) đi với các cột chỉ số lượt hiển thị, số chuyển đổi. Từ bảng này sẽ có thêm ý tưởng về từ khoá nào sẽ hiệu quả với khách hàng mục tiêu.
So sánh giữa Google Data Studio và Power BI
Cả Google Data Studio và Power BI đều là hai công cụ hỗ trợ báo cáo cực kỳ trực quan và dễ sử dụng, tuy nhiên hai công cụ này cũng có một số điểm khác biệt nhất định, cụ thể:
Chi phí sử dụng
Google Data Studio hoàn toàn miễn phí, còn Power BI phải trả một khoản phí hàng tháng. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai công cụ này.
Tính năng sử dụng
Cả hai công cụ đều có giao diện trực quan, dễ dàng tìm hiểu. Tuy nhiên, Google Data Studio có tính năng chia sẻ và kết nối báo cáo, công việc giữa những người sử dụng với nhau.
Khả năng thiết lập
Power PI hỗ trợ người dùng lập báo cáo trên cả máy tính và điện thoại di động, người dùng có thể sử dụng công cụ này bất kỳ đâu, giúp mọi người dễ kết nối và chia sẻ thông tin.
Còn Google data studio cho phép người dùng kết nối nhiều nguồn dữ liệu khác nhau: Words, Google Bigquery, Google Cloud SQL, Google Analysis, Google Sheet,… và dễ dàng chia sẻ báo cáo chỉ bằng một đường link.
Giao diện người dùng
Cả hai công cụ này được The7 đánh giá là rất dễ sử dụng, kể cả cho những người không chuyên. Google data studio và Power PI đều có hệ sinh thái riêng, bạn không cần phải lo việc đồng nhất dữ liệu tại các công cụ khác.
Trên đây là các thông tin tổng quan về Google Data Studio – Công cụ giúp các bạn báo cáo dữ liệu hữu ích, đặc biệt với các bạn làm digital marketing. Có lẽ phần phức tạp với người bắt đầu vẫn là bước 3 – kết nối nguồn dữ liệu đổ vào báo cáo và bước 4 – chọn chỉ số sao cho có ý nghĩa phân tích, tuỳ vào từng trường hợp sẽ có những cách vận dụng khác nhau. Ví dụ trên mình đưa ra cho báo cáo Google Ads nói chung, Facebook Ads, Instagram Ads cũng có thể áp dụng chiều tư duy tương tự để xây dựng.
>>>> Xem bài viết liên quan:
- Google Ads là gì? Kiến thức về Google Ads cho người mới
- Chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả
- Cách viết mẫu quảng cáo Google Adwords chi tiết nhất 2024
- Google Merchant Centre là gì? Thông tin mới nhất về GMC 2024
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.
Bài viết liên quan