Tìm hiểu CPM là gì? Tìm hiểu chi tiết về Cost Per Mille
CPM là gì? CPM không chỉ dễ sử dụng mà còn có hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, có doanh thu thụ động. Vì vậy CPM là chọn lựa tốt nhất nếu mục đích của bạn là tiếp cận nhiều người dùng với Ads. Để hiểu rõ hơn về google cpm trong Marketing cũng như ưu nhược điểm của hình thức này, mời bạn hãy cùng The7 theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây.
>>>>> Tham khảo dịch vụ của The7: Dịch vụ chạy Google Adwords
CPM là gì?
CPM (Cost per mille) là chi phí cần phải trả cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị trên Google. Nhà quảng cáo sẽ đưa ra một giá thầu được cho là phù hợp cho mỗi 1000 lượt xuất hiện quảng cáo tại vị trí khách hàng dễ nhìn thấy nhất trước khi chiến dịch bắt đầu.
>>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Google hiệu quả nhất năm 2024
- Google Ads là gì? Kiến thức về Google Ads cho người mới bắt đầu
Cách tính CPM – Cost Per Mille chi tiết 2024
Cách tính CPM = (Tổng số tiền/Tổng lượt hiển thị) x 1000
Đối với CPM, Google sẽ sử dụng thuật toán để tính số lần hiển thị quảng cáo như số lượt xem. Theo đó, mỗi lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình người dùng sẽ được tính là một lần hiển thị, một lượt xem.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo quảng cáo sau: Tổng chi phí cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo là 2 triệu đồng và bạn nhận được 20.000 lượt xem quảng cáo. Như vậy, chi phí cho mỗi lượt xem của CPM là: (2.000.000/20.000)x1.000 = 100.000 đồng.
Ưu nhược điểm của CPM
Hình thức quảng cáo này mang đến nhiều lợi ích như: Tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và tạo tín hiệu tích cực với khách hàng tiềm năng. CPM thường được sử dụng cho các loại quảng cáo hiển thị như: Popup, banner và quảng cáo video. Để hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này, mời bạn tiếp tục theo dõi đánh giá về ưu – nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật của hình thức quảng cáo trực tuyến Google CPM có thể kể đến như:
Ưu điểm | Chi tiết |
Dễ sử dụng, mang lại hiệu quả tức tốc | CPM được đánh giá là dễ sử dụng và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt, hình thức quảng cáo này rất phù hợp với các doanh nghiệp mới hoạt động trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. |
Tiết kiệm chi phí | Đối với các công ty đã có độ phủ thương hiệu rộng khắp và lưu lượng truy cập vào trang web đáng kể. Chi phí quảng cáo theo lượt hiển thị có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể so với hình thức CPC –hình thức thanh toán tiền quảng cáo cho mỗi lượt click chuột. |
Giúp doanh nghiệp có doanh thu thụ động | Nếu nhà quảng cáo xây dựng được một website, blog được nhiều người biết đến. Điều này sẽ giúp trang web của bạn thu hút được nhiều nhà quảng cáo muốn đặt banner trên trang web. Từ đó tạo ra doanh thu thụ động hàng tháng cho doanh nghiệp. |
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, CPM vẫn còn tồn tại một số hạn chế đối với nhà quảng cáo như sau:
- Khoản đầu tư sẽ không mang đến lợi nhuận cao nếu đặt quảng cáo trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp.
- Trên những website/blog có lượng truy cập lớn có sự cạnh tranh của các thương hiệu là rất lớn. Vì thế, số tiền nhà quảng cáo phải bỏ ra sẽ tăng cao trong khi khả năng không được đảm bảo hiệu quả.
- Nếu quảng cáo online Marketing CPM hiển thị trên mạng nhưng không thu hút được chú ý của người xem gây lãng phí.
- Ngoài ra, nếu website/blog có ít lượt truy cập, doanh thu quảng cáo CPM sẽ bị hạn chế.
CPM CPC khác nhau như thế nào?
Sự khác biệt giữa quảng cáo CPC và CPM là gì? Dù đều là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhưng cả 2 có những điểm khác biệt như sau:
Phân loại | Khác biệt |
Quảng cáo CPC | Đối với quảng cáo CPC, bạn chỉ cần thanh toán cho mỗi lượt nhấp chuột vào liên kết hay quảng cáo.
Giá trị của mỗi lượt nhấp được quyết định bởi giá thầu nhà quảng cáo đặt ra. Nếu giá thầu của bạn là 5.000 đồng, số tiền phải trả cho mỗi lượt click chuột vào quảng cáo hay liên kết sẽ không vượt quá 5.000 đồng. |
Quảng cáo CPM | Đối với CPM, nhà quảng cáo cần thanh toán cho mỗi 1000 lượt xuất hiện trên Google. Nếu chi trả 50.000 đồng cho một chiến dịch CPM, bạn có quyền hiển thị quảng cáo của mình 1000 lần trên trang web.
Tuy nhiên, không chỉ dựa trên số lần hiển thị quảng quản, hiệu quả của chiến dịch còn phụ thuộc vào số lượt khách hàng click. Vì thế, trong 1000 lượt xem, bạn có thể thu được từ 100 – 200 lượt nhấp vào quảng cáo của mình. |
Tóm lại, CPM là một hình thức hiệu quả để quảng cáo của bạn có thể dễ dàng tiếp cận nhiều người dùng với ngân sách hạn chế. Bên cạnh đó, CPM còn góp phần làm tăng nhận thức về thương hiệu cũng như nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Cách tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp
Để tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo và tiếp thị kỹ thuật số một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
Xác định rõ mục tiêu
Không chỉ riêng CPM CPC, bất kỳ hình thức quảng cáo nào muốn đạt được hiệu quả đều cần xác định nhu cầu Marketing và truyền thông.
Vì điều này sẽ giúp nhà quảng cáo có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng muốn tiếp cận và các yếu tố như ngân sách, đối thủ cạnh tranh, thị trường,…
Một yếu tố quan trọng, cần thiết khác chính là nghiên cứu, đánh giá các hình thức quảng cáo trước khi đưa ra lựa chọn. Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch, số lượng ngân sách và đối tượng khách hàng muốn tiếp cận, bạn có thể chọn CPM, CPC hoặc kết hợp cả 2 để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo sự thành công của chiến dịch, bạn cần lên kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung và địa điểm đặt quảng cáo. Bạn có thể sử dụng các công cụ đo lường quảng cáo vào việc đánh giá kết quả và điều chỉnh(nếu cần) để cho ra kết quả cuối cùng tốt nhất.
Mở rộng nền tảng quảng cáo
Bạn cần xem xét nhiều yếu tố để lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu Marketing và tài chính của mình khi triển khai chiến dịch quảng cáo.
Dù CPM thường được triển khai trên Google Adwords nhưng do cạnh tranh khốc liệt đã khiến nhiều nhà quảng cáo lựa chọn các nền tảng khác như Adnetwork hoặc Google Display.
Mỗi lựa chọn đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng chiến dịch có nhu cầu về sản phẩm và thương hiệu khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu vào từng nền tảng sẽ giúp bạn hiểu rõ các tính chất để tận dụng một cách tối ưu, hiệu quả nhất.
Nhìn chung, nhà quảng cáo phải luôn cập nhật xu hướng mới, tiếp cận với nhiều nền tảng khác nhau để đưa ra quyết định thông minh, đạt được thành công trong chiến dịch của mình.
Tối ưu hạng mục liên quan
Ngoài việc lựa chọn hình thức quảng cáo CPM CPC phù hợp, bạn cũng cần cân nhắc nhiều yếu tố khác để đạt được chỉ số CPM tối ưu với chi phí thấp nhất. Cụ thể:
Yếu tố | Chi tiết |
Nội dung |
Nếu nội dung quảng cáo chất lượng, hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút, giữ chân khách hàng ở lại đọc và tương tác nhiều hơn.
Từ đó, nội dung của bạn sẽ được công cụ quảng cáo hiển thị đến nhiều người dùng hơn, đóng góp tích cực vào việc tối ưu chỉ số CPM. |
Nhắm đúng đối tượng |
Khi nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị đến người dùng có khả năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
Ngược lại, nếu hướng đến sai đối tượng mục tiêu có thể làm tăng chi phí CPM do công cụ quảng cáo đánh giá quảng cáo này không phù hợp với người tiêu dùng. Từ đó hạn chế hiển thị quảng cáo của bạn đến khách hàng. |
Xác định thời điểm hiển thị |
Chỉ số CPM cũng bị ảnh hưởng bởi thời điểm hiển thị quảng cáo. Để tối ưu hiệu quả, bạn nên đặt quảng cáo của mình vào khoảng thời gian đối tượng mục tiêu sử dụng Internet thường xuyên. |
Kết hợp các công cụ Marketing khác
Khi mới bắt đầu vào ngành, nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm rằng việc tiêu tiền vào quảng cáo ngay lập tức sẽ mang lại hiệu quả tối đa.
Tuy nhiên, trên thực tế một chiến dịch Marketing hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào sự thành công của kênh Digital Marketing cụ thể. Bên cạnh đó còn đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa nhiều công cụ khác nhau như: Quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng cá nhân.
Hiểu cách nền tảng quảng cáo hoạt động
Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu, áp dụng công cụ Marketing truyền thông là rất quan trọng dù đang triển khai chiến dịch quảng cáo cho cá nhân hay doanh nghiệp.
Đội ngũ Marketing sẽ dành thời gian nghiên cứu để hiểu rõ về các công cụ. Song song với đó là phân tích dữ liệu về khách hàng, thị trường để triển khai quảng cáo hợp lý, đảm bảo mang lại giá trị tối đa.
Tóm lại, CPM là một hình thức hiệu quả để quảng cáo của bạn có thể dễ dàng tiếp cận nhiều người dùng với ngân sách hạn chế. Bên cạnh đó, CPM còn góp phần làm tăng nhận thức về thương hiệu cũng như nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bên trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc CPM là gì rồi. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về hình thức quảng cáo trực tuyến này, đừng ngại kết nối cho The7 để được tư vấn chi tiết hơn bạn nhé!
>>> Đọc thêm các bài viết liên quan:
- 15 chỉ số quảng cáo google cần nắm để chạy ads hiệu quả
- Ad rank google adwordslà gì? Công thức tính Ad rank
- Hướng dẫn cải thiện điểm quality score siêu hay
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.
Bài viết liên quan