fbpx

Tìm hiểu 15+ Chỉ số quảng cáo Google quan trọng nhất 2024

Quảng cáo trên Google là công cụ được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tảng số hiện nay. Để đo lường mức độ thành công và tối ưu hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo, bạn cần nắm vững bản chất các chỉ số quảng cáo Google quan trọng. Cùng The7 tìm hiểu ngay!

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google cực kỳ hiệu quả

Các chỉ số quảng cáo Google về hiệu suất cơ bản

Số lần nhấp chuột (Click)

Số lần nhấp chuột sẽ cho biết số lần quảng cáo đã được ai đó nhấp vào. Các lần nhấp giúp bạn hiểu được mức độ thu hút của quảng cáo đối với người xem.

Trường hợp nếu ai đó nhấp vào quảng cáo nhưng không thể truy cập vào trang web do lỗi khách quan như: URL 404, sự cố wifi,… thì mức độ tương tác vẫn được ghi lại dưới dạng một lần nhấp.

Số lần nhấp chuột trong Google Ads
Số lần nhấp chuột trong Google Ads

>>> Xem thêm: Quảng cáo Adwords là gì? Kiến thức về Google Ads cho người mới bắt đầu

Hiển thị (Impression)

Bất kỳ quảng cáo được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm qua Google đều được tính như một “lần hiển thị”, tuy nhiên không có nghĩa là người dùng thực sự đã nhìn thấy mẫu quảng cáo này.

Mặt khác, số lần hiển thị quá nhiều sẽ gây khó chịu cho khách hàng, quá ít lại không đủ khiến họ nhớ đến. Vì thế hãy xem xét mục tiêu của bạn để có những điều chỉnh hợp lí.

Chỉ số hiển thị trong Google Ads
Chỉ số hiển thị trong Google Ads

Tỷ lệ nhấp chuột (Click Through Rate – CTR)

Tỷ lệ nhấp thể hiện tần suất người dùng nhìn thấy và click vào quảng cáo. Qua đó, ta có thể đo lường được mức độ hiệu quả của quảng cáo đang chạy.

Tỷ lệ nhấp = (Số lần nhấp chuột/ số lần hiển thị)x100

Ví dụ: Nếu quảng cáo của bạn xuất hiện 300 lần và 15 người nhấp vào quảng cáo, thì CTR là 5%.

Chỉ số CTR trong Google Ads
Chỉ số CTR trong Google Ads

Vậy CTR như thế nào là tốt? Theo Wordstream, tỷ lệ CTR trung bình theo ngành hiện nay rơi vào 6 – 7%. Tỷ lệ nhấp chuột có tốt hay không còn phụ thuộc vào từng ngành, từng sản phẩm, phân khúc, cũng như tình hình thị trường tại thời điểm chạy quảng cáo.

CTR cho các quảng cáo tìm kiếm theo ngành năm 2023 theo Wordstream
CTR cho các quảng cáo tìm kiếm theo ngành năm 2023 theo Wordstream

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (Cost per Click – CPC):

Chi phí mỗi lần nhấp chuột được hiểu là số tiền phải trả dựa trên số lần bấm vào quảng cáo. Ưu điểm của CPC là giúp bạn có thể tối ưu hóa được ngân sách của mình.

Đa số người dùng chỉ click vào quảng cáo khi họ thật sự bị thu hút. Đồng nghĩa với việc bạn chỉ phải trả phí cho đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

Ví dụ: Khi bạn gõ từ khóa “giá iphone rẻ nhất”, sẽ có các mẫu quảng cáo Google Shopping xuất hiện và 1 quảng cáo tìm kiếm. Cho dù thegioididong ở top 1 nhưng nếu người dùng click vào Di Động Việt thì Google Ads sẽ tính phí Di Động Việt.

Google sẽ tính phí cho Di Động Việt khi người tìm kiếm nhấp vào URL
Google sẽ tính phí cho Di Động Việt khi người tìm kiếm nhấp vào URL

CPC tối đa

CPC tối đa là số tiền cao nhất bạn sẵn sàng trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu CPC và CPC tối đa trong chỉ số quảng cáo Google là tương tự nhau. Nếu bạn đặt giá cho CPC tối đa là $1 thì số tiền thực tế mà bạn phải trả không thể vượt cao hơn mức này.

Chi phí bạn sẵn sàng trả thường giúp quảng cáo của bạn hiển thị ở vị trí cao hơn trên trang. Tuy vậy, nó không phải là yếu tố quyết định thứ hạng.

Một số trường hợp đặc biệt chi phí phải trả cao hơn giá CPC tối đa khi bạn sử dụng một số tính năng đặc biệt cho chiến dịch quảng cáo của mình như: CPC nâng cao, đối tác tìm kiếm và điều chỉnh giá thầu.

CPC tối đa – một chỉ số quan trọng trong Google Ads

CPC trung bình (Average CPC)

CPC trung bình được hiểu là mức trung bình mà bạn phải trả phí cho các lần được nhấp vào.

CPC trung bình = Chi phí của các nhấp chuột (được hiểu là ngân sách cho chiến dịch quảng cáo)/tổng số nhấp chuột.

Giả sử quảng cáo của bạn có hai lượt nhấp, một lượt nhấp có chi phí là $0.1 và một lượt nhấp có chi phí là $0.4 và tổng chi phí là $0,5. Bạn sẽ chia $0.5 cho tổng số lượt nhấp là 2 để có được CPC trung bình là $0.25.

CPC trung bình của Google Ads
CPC trung bình của Google Ads

Tỷ lệ hiển thị ở vị trí đầu tiên

Đây là tỷ lệ phần trăm số lần hiển thị của bạn được xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào khi mọi người tìm kiếm trên Google (top 4) mà không mất phí.

Tỷ lệ hiển thị ở vị trí đầu tiên = Số lượt hiển thị ở vị trí đầu tiên/Số lượt hiển thị

Danh sách quảng cáo trên Google gồm 4 vị trí đầu trang
Danh sách quảng cáo trên Google gồm 4 vị trí đầu trang

Tỷ lệ hiển thị ở vị trí đầu tiên nhất

Tỷ lệ hiển thị ở vị trí đầu tiên nhất là số lần hiển thị nhận được ở vị trí đầu tiên đầu tiên phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.

Tỷ lệ hiển thị ở vị trí đầu tiên nhất = Số lượt hiển thị ở vị trí đầu tiên nhất/Số lượt hiển thị

Các chỉ số về phạm vi tiếp cận và nhận thức

Hiệu suất về hiển thị là một trong những chỉ số quảng cáo Google giúp xác định được những cơ hội tiềm năng tiếp cận khách hàng. Lưu ý chỉ số này được cập nhật nhiều lần mỗi ngày. Các chỉ số cụ thể như sau:

Tỷ lệ hiển thị trên mạng tìm kiếm

Được hiểu là số lần hiển thị được tính mỗi khi quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web khác trên Google.

Tỷ lệ hiển thị trên mạng tìm kiếm = Số lần hiển thị bạn nhận được/Số lần hiển thị bạn đủ điều kiện nhận

Tỷ lệ hiển thị trên mạng tìm kiếm
Tỷ lệ hiển thị trên mạng tìm kiếm

Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (thứ hạng)

Đây là phần trăm thời gian mà quảng cáo của bạn không được hiển thị do xếp hạng quảng cáo thấp.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thứ hạng bao gồm: giá thầu, mức độ phù hợp và hữu ích của quảng cáo, ngữ cảnh tìm kiếm. Nếu tỷ lệ này cao, bạn nên xem xét lại chất lượng quảng cáo cũng như chi phí để tăng thứ hạng.

Tỷ lệ hiển thị bị mất trên mạng tìm kiếm (thứ hạng)
Tỷ lệ hiển thị bị mất trên mạng tìm kiếm (thứ hạng)

Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách)

Tỷ lệ hiển thị bị mất trên mạng tìm kiếm là phần trăm thời gian mà quảng cáo của bạn không được hiển thị do không đủ ngân sách.

Chi phí cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy, duy trì chiến dịch quảng cáo và doanh số bán hàng trong thời gian dài. Nếu ngân sách quảng cáo ít, bạn nên chọn từ khóa có chọn lọc và chính xác để tối ưu hóa chi phí.

Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách)
Tỷ lệ hiển thị bị mất trên Mạng tìm kiếm (ngân sách)

Các chỉ số về chuyển đổi

Mục tiêu quảng cáo ngày càng đa dạng và mở rộng, 3 chỉ số quảng cáo Google dưới đây thường được xếp vào nhóm nâng cao để tối đa hiệu quả chiến dịch đang chạy.

Chuyển đổi (Conversion)

Conversion cho biết số lần quảng cáo của bạn dẫn khách hàng đến những hành động mà bạn đã xác định là có giá trị cho doanh nghiệp của mình, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký nhận bản tin.

Chỉ số Conversion tùy theo mục tiêu mà bạn target
Chỉ số Conversion tùy theo mục tiêu mà bạn target

Chi phí mỗi lượt chuyển đổi (Cost Per Conversion-CPC)

CPC là một trong những chỉ số quảng cáo Google để tìm hiểu xem các chiến dịch của bạn đang hoạt động có hiệu quả hay không.

Chi phí mỗi lượt chuyển đổi = Tổng chi phí quảng cáo/số lượng chuyển đổi

Ví dụ: Nếu bạn chi trả $1000 cho một chiến dịch quảng cáo và bạn có được 200 khách hàng mới từ chiến dịch này, thì chi phí chuyển đổi của bạn sẽ được tính như sau: $1000/200=$5. Ta có thể hiểu, giá mỗi chuyển đổi sẽ là $5.

Chi phí mỗi lượt chuyển đổi (Cost Per Conversion-CPC)
Chi phí mỗi lượt chuyển đổi (Cost Per Conversion-CPC)

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate – CR)

CR là số lượt chuyển đổi trung bình cho mỗi lần tương tác với quảng cáo.

Tỷ lệ chuyển đổi= (Số lượng chuyển đổi/ Số lần nhấp vào quảng cáo)x100

Ví dụ: Nếu bạn có 80 chuyển đổi từ 1.000 tương tác, tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 8%, vì 80 ÷ 1.000 = 8%.

Lợi ích của việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp bạn biết được khả năng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành nói riêng cũng như đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo nói chung.

Tỷ lệ chuyển đổi trong Google Ads
Tỷ lệ chuyển đổi trong Google Ads

Các chỉ số khác trên Google Analytics

Ngoài các chỉ số quảng cáo Google trên, nền tảng thu thập dữ liệu miễn phí Google Analytics cũng cho phép người dùng biết được các số liệu thống kê chi tiết về lượng khách truy cập thông qua Google Ads bằng các chỉ số sau.

Thời gian trung bình phiên

Phiên (Session): Một phiên trong Google Analytics được tính từ thời điểm người dùng truy cập trang web cho đến khi họ đăng xuất. Số lượng phiên là yếu tố đầu tiên bạn cần xem xét để biết được chiến dịch quảng cáo có hiệu quả không. Bởi số lượng phiên càng nhiều đồng nghĩa với lương truy cập cao.

Thời gian trung bình của phiên (Average time per sessions): Đo lượng thời gian trung bình dành cho mỗi phiên trên trang web của bạn.

Thời gian trung bình của phiên = Tổng thời gian dành cho các phiên/Tổng số phiên

Phiên trên Google Analytics 4
Phiên trên Google Analytics 4

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát được tính khi ai đó truy cập và không làm gì trên trang trước khi rời đi. Cụ thể hơn, tỷ lệ thoát đo lường số lượng khách truy cập rời khỏi trang mà không thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như mua thứ gì đó, điền vào biểu mẫu hoặc nhấp vào liên kết khác trên trang.

Tuy vậy, tỷ lệ thoát cao không có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề. Nếu là website hoặc blog với nội dung là các phiên trang đơn thì đây là một thông số bình thường. Do đó, cần xác định rõ mục tiêu trên trang của bạn để có cái nhìn chính xác.

Chỉ số Bounce Rate trên Google Analytics
Chỉ số Bounce Rate trên Google Analytics

Số trang trên phiên (Average pageviews per session)

Là số trang trung bình mà một người xem trong một phiên nhất định. Số lần xem lặp lại trên một trang vẫn sẽ được tính. Dựa trên báo cáo năm 2022 từ Littledata khảo sát hơn 6 nghìn trang web, điểm chuẩn trung bình của số phiên trên mỗi người dùng là khoảng 1,4 phiên. Chỉ số càng cao là tín hiệu tốt cho thấy người dùng hứng thú với trang web.

Average pageviews per session trên Google Analytics
Average pageviews per session trên Google Analytics

Tỷ lệ phiên mới (New Session Rate)

Là phần trăm số phiên của những người dùng chưa bao giờ truy cập vào trước đây.

New Session Rate trên Google Analytics
New Session Rate trên Google Analytics

Tóm lại, chỉ dựa vào một yếu tố tách biệt không thể đánh giá toàn bộ chiến dịch. Trên đây là các chỉ số quảng cáo Google quan trọng giúp bạn có cái nhìn trực quan và tổng quát trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Từ đó, đánh giá chiến dịch đang chạy và đưa ra phương án cải thiện hợp lý và hiệu quả. Liên hệ với The7 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp!

>>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nên thanh toán Google Adwords bằng thẻ gì năm 2024?

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Google Ads

/

25 Tháng Tư, 2024

6 Bước quảng cáo Google cơ bản mà hiệu quả 2024

Tự chạy Google Ads là cách được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết bài toán kinh doanh. Tuy nhiên để setup được một chiến dịch quảng cáo...

Google Ads

/

14 Tháng Tư, 2024

Cách chạy quảng cáo gmail hiệu quả cho doanh nghiệp

Một trong những hình thức truyền thông đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh doanh chính là quảng cáo Gmail. Vậy làm thế nào để chạy quảng...

Google Ads

/

14 Tháng Tư, 2024

Google Smart Campaigns là gì? Bí quyết thu hút lượng truy cập cao

Smart Campaign của Google là một trong những cách giúp nhà quảng cáo tiếp cận được các thông tin quảng cáo và kỹ thuật số tiếp thị nhanh hơn. Nếu...

Google Ads

/

14 Tháng Tư, 2024

Nên thanh toán Google Adwords bằng thẻ gì năm 2024?

Thanh toán Google Adwords bằng thẻ gì là thắc mắc chung của những người mới tham gia vào chiến dịch Google Ads. Vậy chọn thẻ nào là tốt nhất để...

Google Ads

/

14 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn liên kết Google Analytics với Google Ads năm 2024

Để việc chạy Google Ads được hiệu quả thì bạn không chỉ đơn thuần là việc lên các chiến dịch mà còn phải phân tích và đánh giá hiệu quả...

Google Ads

/

14 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn cách thêm tiện ích mở rộng liên kết trang web 2024

Tiện ích mở rộng liên kết trang web cho phép quảng cáo truyền tải tới khách hàng nhiều thông tin hơn. Bên cạnh đó, mỗi quảng cáo khi hiển thị...