fbpx

Market Intelligence là gì? Cách tối ưu Market Intelligence chi tiết

Market Intelligence giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu Marketing của mình thông qua quá trình thu thập, phân tích và sử dụng thông tin về thị trường và môi trường kinh doanh.  Trong bài viết này, The7 sẽ thông tin đến bạn Market Intelligence là gì và có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp.

1. Marketing Intelligence là gì?

Marketing Intelligence là quá trình thu thập, phân tích và sử dụng thông tin về thị trường và môi trường kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định Marketing và kế hoạch kinh doanh hợp lí.

Marketing Intelligence bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau gồm:

  • Thông tin về khách hàng: Thói quen mua sắm, nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi,… của khách hàng.
  • Thông tin về đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chiến lược Marketing,… của các đối thủ cạnh tranh.
  • Thông tin về môi trường kinh doanh: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ,…
Marketing Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp thu thập và phân tích thông tin từ thị trường
Marketing Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp thu thập và phân tích thông tin từ thị trường

>>>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn Marketing online

1.1 Nguồn thu thập dữ liệu Market Intelligence

Marketing Intelligence có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • Nguồn nội bộ: Thông tin từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, chẳng hạn như bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận tài chính,…
  • Nguồn bên ngoài: Thông tin từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn như báo chí, tạp chí, trang web, phương tiện truyền thông xã hội,…
  • Nguồn nghiên cứu: Thông tin từ các nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu cạnh tranh,…
Các nguồn dữ liệu Marketing Intelligence thu thập thông tin cho doanh nghiệp
Các nguồn dữ liệu Marketing Intelligence thu thập thông tin cho doanh nghiệp

1.2 Dữ liệu và thông tin của Market Intelligence

Các dữ liệu và thông tin mà Market Intelligence thu thập được là cơ sở quan trọng cho nhà quản lý đề xuất các chiến lược Marketing, nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường mục tiêu. Các thông tin và dữ liệu đó gồm:

  • Tổng quan về các đặc điểm chung của thị trường.
  • Xác định tiềm năng thị trường cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Phân biệt và đánh giá đối thủ cạnh tranh trong thị trường, cùng với việc nghiên cứu về hành vi của họ.
  • Xác định đối tượng khách hàng trong thị trường và thực hiện nghiên cứu về hành vi của họ.
  • Thu thập thông tin về các vấn đề, khó khăn, hay tranh cãi nổi lên trên thị trường.

2. Lợi ích của Marketing Intelligence

Để hiểu rõ hơn về Marketing Intelligence, hãy xem xét những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

5 lợi ích mà Marketing Intelligence mang lại cho doanh nghiệp
5 lợi ích mà Marketing Intelligence mang lại cho doanh nghiệp

2.1 Tối ưu và tăng hiệu quả quy trình bán hàng

Marketing Intelligence cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về khách hàng và thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm phù hợp, đồng thời cải thiện quy trình bán hàng hiệu quả hơn.

2.2 Tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Marketing Intelligence là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường so với đối thủ. Doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường, từ đó tạo ra cơ hội bán hàng, giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho chính doanh nghiệp.

Marketing Intelligence giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng, thị trường và xây dựng lợi thế cạnh tranh
Marketing Intelligence giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng, thị trường và xây dựng lợi thế cạnh tranh

2.3 Nắm bắt thông tin thị trường

Hiểu rõ Market Intelligence là gì doanh nghiệp sẽ được cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích liên quan đến thị trường hiện nay gồm xu hướng, hành vi của khách hàng và đối tượng thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Qua đó doanh nghiệp sẽ nhanh chóng định rõ hướng đi và xây dựng các chiến lược, chiến dịch Marketing để duy trì sự ổn định và phát triển của mình.

2.4 Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường

Khi sử dụng Market Intelligence, doanh nghiệp có thể nhanh chóng theo dõi và nhận biết các xu hướng trên thị trường và đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ mới vào thời điểm phù hợp. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần một cách hiệu quả.

Market Intelligence theo dõi xu hướng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả
Market Intelligence theo dõi xu hướng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả

2.5 Giữ chân khách hàng hiệu quả

Marketing Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp xác định nguyên nhân khiến khách hàng không hài lòng về sản phẩm, từ đó có thể tiến hành các biện pháp khắc phục và lên kế hoạch hạn chế việc mất các khách hàng trung thành vào tay đối thủ. Thêm vào đó, những thông tin sâu rộng về xu hướng thị trường từ Marketing Intelligence giúp doanh nghiệp duy trì và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.

3.Tầm quan trọng của Market Intelligence

3.1 Hiểu rõ vị trí trên thị trường

Market Intelligence là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá vị trí của mình trên thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Những phân tích chính xác từ Market Intelligence giúp doanh nghiệp có cơ hội hiểu rõ hơn về bức tranh tổng thể của thị trường.

Thông qua các kết quả phân tích tổng quan và sâu sắc, Market Intelligence giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ nhu cầu thị trường hiện tại, nhận biết xu hướng tương lai và đối tượng mục tiêu. Từ đó đưa ra những quyết định chiến lược có hiệu suất cao.

Market Intelligence giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường
Market Intelligence giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường

3.2 Đánh giá chất lượng sản phẩm

Marketing Intelligence Manager sẽ tiến hành các cuộc khảo sát về xu hướng sản phẩm trên thị trường, đồng thời đánh giá nhu cầu về các tính năng cụ thể và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Thông qua quá trình này, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả của sản phẩm và từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.

Marketing Intelligence khảo sát xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng để đánh giá hiệu quả sản phẩm
Marketing Intelligence khảo sát xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng để đánh giá hiệu quả sản phẩm

3.3 Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hiệu quả

Để thích ứng với sự phát triển của thị trường, doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó còn phải đề phòng trước những rủi ro có thể phát sinh, như thị trường không chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp.

Thực hiện Market Intelligence giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ tung ra thị trường những sản phẩm hoặc dịch vụ không hữu ích, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch phát triển một cách hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro và tăng cường khả năng đáp ứng với đòi hỏi của thị trường.

Market Intelligence giúp doanh nghiệp giảm rủi ro sản phẩm mới ra mắt không đáp ứng nhu cầu khách hàng
Market Intelligence giúp doanh nghiệp giảm rủi ro sản phẩm mới ra mắt không đáp ứng nhu cầu khách hàng

3.4 Xác định đối tượng mục tiêu chính xác

Bằng cách thu thập thông tin thị trường, Marketing Intelligence giúp một công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp dựa vào đó để xác định đối tượng mục tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ cụ thể một cách hợp lý.

Marketing Intelligence cung cấp thông tin cho công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng mục tiêu
Marketing Intelligence cung cấp thông tin cho công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng mục tiêu

3.5 Hỗ trợ quản lý việc phân bổ nguồn lực, quỹ

Khi áp dụng market intelligence, doanh nghiệp có khả năng xác định chiến lược nào mang lại hiệu suất cao và phù hợp với mục tiêu được đề ra trong từng giai đoạn. Điều này giúp doanh nghiệp hiệu quả hóa quyết định về phân bổ nguồn lực và quỹ đầu tư trong kinh doanh, đồng thời tối ưu hóa sự sử dụng các nguồn lực và đạt được hiệu suất tốt nhất từ mỗi chiến lược triển khai.

Market Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp quản lý việc phân bổ nguồn lực và ngân sách hiệu quả
Market Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp quản lý việc phân bổ nguồn lực và ngân sách hiệu quả

3.6 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực Market Intelligence đóng một vai trò quan trọng. Thông tin này giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về các thất bại của đối thủ, từ đó rút ra những bài học quan trọng và đưa ra những quyết định kinh doanh có tính chiến lược. Những dữ liệu về đối thủ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh những sai lầm mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.

4. Những điều cần biết về Market Intelligence

4.1 Khám phá 4 khía cạnh của Market Intelligence

Market intelligence bao gồm 4 khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh tập trung vào một lĩnh vực cụ thể:

  • Trí Tuệ Cạnh Tranh (Competitor Intelligence)

Trí tuệ cạnh tranh là quá trình thu thập thông tin hợp pháp về đối thủ cạnh tranh. Những thông tin này giúp doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

  • Trí Tuệ Sản Phẩm (Product Intelligence)

Trí tuệ sản phẩm tập trung vào việc thu thập thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Những thông tin này thường liên quan đến chất lượng, hiệu suất và các đặc điểm quan trọng khác của sản phẩm.

  • Hiểu Biết Về Thị Trường (Market Understanding)

Khía cạnh này tập trung vào việc hiểu biết về thị trường hiện tại. Nó bao gồm việc thu thập thông tin về hiệu suất của sản phẩm trên thị trường, đồng thời nghiên cứu về các thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp muốn mở rộng.

  • Hiểu Biết Về Khách Hàng (Customer Understanding)

Hiểu biết về khách hàng mục tiêu là khía cạnh quan trọng nhất, tập trung vào việc thu thập thông tin về nhu cầu, thị hiếu, và hành vi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị và phục vụ khách hàng hiệu quả.

4 khía cạnh của Market Intelligence tập trung vào 4 đối tượng khác nhau
4 khía cạnh của Market Intelligence tập trung vào 4 đối tượng khác nhau

4.2 Khảo sát 2 cơ sở dữ liệu của Market Intelligence

Market intelligence được chia thành hai loại chính, tùy thuộc vào nguồn gốc của dữ liệu:

  • Market Intelligence Trên Cơ Sở Của Dữ Liệu Bên Ngoài

Market intelligence dựa trên dữ liệu bên ngoài là quá trình thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bên ngoài tổ chức. Các nguồn thông tin chủ yếu bao gồm:

Đối thủ cạnh tranh: Các hoạt động và sự kiện của đối thủ. Ngoài ra còn có dữ liệu tài chính công khai của đối thủ.

Báo cáo và ấn phẩm thị trường: Bản báo cáo và nghiên cứu từ chuyên gia thị trường.

Phương tiện truyền thông: Thông cáo báo chí và thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Phương tiện truyền thông xã hội: Dữ liệu và phản hồi trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Market Intelligence khai thác thông tin dựa trên cơ sở của dữ liệu bên ngoài
Market Intelligence khai thác thông tin dựa trên cơ sở của dữ liệu bên ngoài
  • Market Intelligence Trên Cơ Sở Của Dữ Liệu Nội Bộ

Market intelligence dựa trên dữ liệu nội bộ tập trung vào thông tin được lấy từ bên trong tổ chức. Các nguồn thông tin chủ yếu bao gồm:

Dữ liệu nội bộ của công ty: Dữ liệu về doanh số bán hàng, chi phí và lợi nhuận.

Lịch sử thị trường: Dữ liệu lịch sử về thị trường và sự phát triển của công ty.

Phản hồi từ các thành viên quan trọng: Phản hồi từ các thành viên chủ chốt trong tổ chức.

Danh sách khách hàng tiềm năng: Thông tin về khách hàng tiềm năng của công ty.

Thông tin tài khoản truyền thông xã hội: Dữ liệu từ các tài khoản truyền thông xã hội của công ty.

Market Intelligence khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu nội bộ doanh nghiệp
Market Intelligence khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu nội bộ doanh nghiệp

5. Các bước để cải thiện Market Intelligence

5.1 Khai thác từ đội ngũ bán hàng

Đội ngũ nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp và giao tiếp với khách hàng tiềm năng nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Marketing Intelligence dựa vào những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nhờ đó, họ có thể cung cấp cái nhìn chi tiết và sâu sắc về ưu và nhược điểm của đối thủ, cũng như những xu hướng đang diễn ra trong ngành. Và từ những thông tin này, họ có thể đề xuất các giải pháp linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Nhân viên bán hàng là nguồn thông tin đáng tin cậy cho Marketing Intelligence
Nhân viên bán hàng là nguồn thông tin đáng tin cậy cho Marketing Intelligence

5.2 Đảm bảo chất lượng của dữ liệu

Qua việc trao đổi và đàm phán với các đối tác hoặc bên thứ ba cung cấp các dịch vụ dữ liệu, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô truy cập của mình đến một lượng lớn dữ liệu liên quan đến các chiến lược tiếp thị trên cả nền tảng online và offline.

Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô truy cập dữ liệu tiếp thị bằng các nền tảng online và offline
Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô truy cập dữ liệu tiếp thị bằng các nền tảng online và offline

5.3 Sử dụng công cụ phân tích hiệu quả

Sử dụng các công cụ phân tích thích hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn chính xác và tổng quan nhất về toàn bộ dữ liệu đang sử dụng trong thời điểm hiện tại.

Các công cụ phân tích giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các chiến lược đang hoạt động
Các công cụ phân tích giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các chiến lược đang hoạt động

5.4 Thu thập đánh giá của khách hàng

Thu thập các phản hồi từ khách hàng là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những nhận thức xung quanh các hoạt động tiếp thị, mức độ hài lòng với sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng. Dữ liệu thu được từ đây sẽ giúp doanh nghiệp tập trung hiệu quả hơn vào các điểm mạnh của mình.

6. Những câu hỏi thường gặp về Market Intelligence

Vì sao Marketing Intelligence lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Marketing Intelligence giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình nghiên cứu về người tiêu dùng, giúp công ty đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành. Nhiều tổ chức sử dụng thông tin này khi xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được doanh số bán hàng cao nhất.

Đối tượng nào nên áp dụng Market Intelligence?

Tất cả các doanh nghiệp đều có thể sử dụng Market Intelligence trước khi triển khai các chiến lược kinh doanh của mình. Market Intelligence cung cấp cho các doanh nghiệp những cơ sở dữ liệu quan trọng để đưa ra quyết định có nên mở rộng vào một quốc gia mới hay không. Ngoài ra, Market Intelligence còn giúp họ hiểu rõ về xu hướng và yêu cầu của thị trường đó, từ đó xác định liệu sản phẩm hiện tại có nên được cải tiến hay không. Thông qua thông tin này, các thương hiệu có thể xác định sản phẩm mới cần phát triển và xây dựng chiến lược giá phù hợp để đối mặt với đối thủ và thu hút khách hàng.

Marketing Intelligence là một thành phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Hy vọng hững thông tin được chia sẻ bởi The7 đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về khái niệm Market Intelligence là gì cũng như các thông tin liên quan khác như lợi ích và các bước để cải thiện Market Intelligence hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Case Study

/

7 Tháng Năm, 2024

Ice Bucket Challenge – Chiến dịch gây quỹ 220 triệu USD, thu hút Bill Gates, Tim Cook và hàng triệu người tham gia

Nhắc đến những chiến dịch truyền thông trong thập kỷ qua, không thể bỏ qua “Ice Bucket Challenge” – hiện tượng bùng nổ toàn cầu vào năm 2014. Chiến dịch...

Digital Marketing

/

4 Tháng Năm, 2024

Bài học từ BVLGARI trong “Queen of Tears”: Nghệ thuật Storytelling nâng tầm Product Placement

Phim bom tấn Hàn Quốc “Queen of Tears” không chỉ thu hút đông đảo khán giả mà còn là đề tài nóng hổi trong giới truyền thông – marketing bởi...

Facebook

/

2 Tháng Năm, 2024

Hướng dẫn cách chạy Quảng Cáo Facebook mới nhất 2024

Làm sao để tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và tạo ra chuyển đổi có giá trị? Đây có lẽ là câu...

Digital Marketing

/

30 Tháng Tư, 2024

Bí quyết bứt phá lượt xem TikTok: Nắm bắt “giờ vàng” và “tuyệt chiêu” lên xu hướng năm 2024

TikTok đã trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam, với hơn 800 triệu người dùng...

Digital Marketing

/

25 Tháng Tư, 2024

Chiến lược marketing “chim mồi” và “giá hời”: Bí quyết thao túng tâm lý người tiêu dùng

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các thương hiệu luôn tìm kiếm những cách thức mới để thu hút khách hàng và gia tăng doanh số. Hai...

Digital Marketing

/

23 Tháng Tư, 2024

Top 3 Chiến Dịch Mobile Marketing Đỉnh Cao Không Thể Bỏ Lỡ!

Hòa chung nhịp đập sôi động của ngành Marketing, Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên vào tháng 1 vừa...