fbpx

ỨNG DỤNG TÂM LÝ MARKETING TRONG THỰC TIỄN

Trong thời đại của Digital Marketing, chúng ta đã quá quen thuộc với những tiêu chí “khách hàng là thượng đế”, hay nghiên cứu “hành vi khách hàng”, v.v. tuy nhiên tụ chung lại, vấn đề của chúng ta ở đây đều phải biết nắm rõ tâm lý học trong Marketing (hay còn gọi là Marketing Psychology).

Nắm rõ Tâm lý Marketing là nền tảng thành công của bất kỳ công ty hay dự án marketing nào. Mỗi tổ chức, phòng ban Marketing đều phải có nhân viên nghiên cứu về Tâm lý Marketing. Việc nghiên cứu này sẽ giúp chỉ ra lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp của bạn có bức tranh tổng thể hơn về khách hàng của mình.

Tham khảo các dịch vụ của The7:

Tâm lý Marketing là gì?

Nói cho dễ hiểu, tâm lý Marketing chính là dự đoán hành vi của người mua theo nhận thức của người làm marketing. Đặt bản thân của mình là một người tiêu dùng. Chúng ta phải nghiên cứu và quyết định xem, động lực nào thúc đẩy khách hàng tìm đến với sản phẩm.

Hiểu rõ Tâm lý Marketing giúp chúng ta tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, thúc đẩy hành vi mua hàng, mở rộng nội dung marketing trên nhiều kênh liên quan và dễ dàng tiếp cận vào nhu cầu của khách hàng.

Hành vi của khách hàng và Tâm lý thị Marketing quan trọng như thế nào?

Trong thời đại công nghệ số, nghiên cứu hành vi và tâm lý của khách hàng chính là chìa khóa chính giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, cũng như tạo nền tảng tiếp cận thân thiện hơn đối với các khách hàng tiềm năng. Đó cũng là nhiệm vụ chính của việc nắm vững Tâm lý marketing

Qua khuôn khổ bài viết này, hãy xem các chuyên gia Marketing đã cụ thể hóa như thế nào về vấn đề này. Những ví dụ sau đây chính là chìa khóa cho các doanh nghiệp đang muốn tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trong thời đại Digital Marketing.

Hãy tham khảo. Làm theo một cách có quy trình 40 ví dụ về Hành vi khách hàng dưới đây để có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Tổng hợp 40 ví dụ về Tâm lý Marketing

1. Tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp - Glossier
Mẫu quảng cáo bút kẻ mắt Glossier

Có thể thấy trong mẫu quảng cáo trên, Glossier đã sử dụng tính chuyên nghiệp để tăng độ tin cậy cho sản phẩm của họ. Pro Tip (Mẹo chuyên nghiệp) cho khách hàng thấy rằng đây là bút kẻ mắt mà các chuyên gia sử dụng.

Sự chuyên nghiệp ở đây thể hiện ở việc người tiêu dùng tin tưởng vào tổ chức, hay uy tín mà thương hiệu sản phẩm mang lại.

Việc tạo ra sự chuyên nghiệp phụ thuộc ở quy mô công ty, hình ảnh đại diện hoặc những kênh khác giúp doanh nghiệp của bạn trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy.

2. Cảm tình

Cảm tình - Lazada
Mẫu quảng cáo của Lazada 5-5

Nhìn chung mẫu quảng cáo của Lazada thúc đẩy khách hàng do tính dễ hiểu. Cũng như hình ảnh thân thuộc – diễn viên Trấn Thành. Tạo cho khách hàng sự tin tưởng và cảm tình.

Giống như phản ứng của chúng ta về tính Chuyên nghiệp ở phần 1, đó là điều vô cùng tự nhiên khi khách hàng yêu thích những sản phẩm dễ mang lại cảm tình cho họ.

Việc tạo cảm tình trong một mẫu quảng cáo thể hiện ở:

  • Thu hút trực quan
  • Tương đồng về nhu cầu
  • Các tổ chức uy tín

Tuy nhiên ở mẫu quảng cáo trên, việc giảm giá (Sale sập sàn) cũng là một phần hấp dẫn. Nhưng đấy lại một ví dụ khác – Độ nhạy cảm về giá.

3. Tính nhạy cảm về giá

Tính nhạy cảm về giá - CGV
Mẫu quảng cáo giảm giá dành cho học sinh / sinh viên của CGV

Chương trình giảm giá trên của CGV nhắm vào đối tượng sinh viên. Ở đây, họ đã xác định và tăng mức tiếp cận của mình với đối tượng cụ thể với mức giảm giá hấp dẫn.

Hiểu được cách người tiêu dùng phản ứng với các mức giá sản phẩm dịch vụ. Giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

Bài học rút ra ở đây là: Bạn nên theo dõi giá sản phẩm và phân tích đối tượng người dùng phù hợp để đưa ra chương trình giảm giá. Bởi vì, trái với thông thường, việc giảm giá không phải lúc nào cũng thúc đẩy hành vi mua hàng.

4. Tính khan hiếm

Tính khan hiếm - Baskin Robbins
Quảng cáo Black Friday của Baskin Robbins

Trong quảng cáo trên Facebook này của Baskin Robbins. Sự khan hiếm của sản phẩm thể hiện ở việc giới hạn ngày khuyến mãi (chỉ 2 ngày). Điều này giúp cho khách hàng có nhu cầu sẽ có cảm giác cấp bách.

Về mặt tâm lý, cơ hội tiếp cận bị giới hạn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Khách hàng sẽ phản ứng nhanh nhất có thể để sở hữu sản phẩm / dịch vụ mà mình muốn.

Những chiến dịch Marketing có thể sử dụng Tính khan hiếm về số lượng hoặc thời gian để kích thích nhu cầu của khách hàng.

5. Tính duy nhất

Tính duy nhất - Xiaomi
Mẫu quảng cáo cho sản phẩm Xiaomi Mi Youth 10 – Phiên bản Doraemon giới hạn

Có điểm tương đồng với tính khan hiếm, quảng cáo trên của Xiaomi thể hiện tính duy nhất của sản phẩm. Các sản phẩm phiên bản giới hạn luôn có giá trị cao hơn vì chỉ được bày bán trong khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp trên, tính duy nhất mang lại giá trị cho sản phẩm.

Để thể hiện tính duy nhất của sản phẩm, doanh nghiệp có thể:

  • Ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn
  • Cập nhật các thông tin sản phẩm độc quyền trên các kênh truyền thông
  • Nhấn mạnh tính “khan hiếm” và “độc quyền” của sản phẩm

6. Hiệu ứng lan truyền

Hiệu ứng lan truyền - Zozo.vn
Đánh giá của khách hàng làm tăng độ tin cậy của doanh nghiệp – Zozo.vn

Bạn thường sẽ làm theo xu hướng những người đi trước cho là tốt. Hiện tượng này được gọi là “Hiệu ứng lan truyền”. Nói cách khác, đó chính là tâm lý đám đông.

Trong Marketing, hiệu ứng lan truyền có thể xuất hiện dưới nhiều dạng như:

  • Người hâm mộ
  • Những bài review
  • Lượng người theo dõi
  • Các sản phẩm bán chạy (Best Sellers) v.v.

7. Tính cộng đồng

Tính cộng đồng - VanMoof
Kêu gọi tham gia cộng đồng của công ty sản xuất xe đạp VanMoof

VanMoof đã thúc đẩy khách hàng của mình tham gia vào cộng đồng của mình. Đó cũng là một dạng của Hiệu ứng lan truyền, khuyến khích khách hàng trở thành một phần của tổ chức.

Việc sử dụng Tính cộng đồng trong Marketing giúp thúc đẩy tâm lý khách hàng là “một trong số ít”, giúp họ có cảm giác được chăm sóc nhiều hơn khi sở hữu sản phẩm.

8. Tính cam kết và nhất quán

Tính cam kết nhất quán - Jet
Thông báo trên điện thoại của Jet nhắc nhở khách hoàn thành đơn hàng

Như trên ta có thể thấy là mẫu thông báo của Jet nhắc nhở khách hàng nên hoàn tất việc mua hàng của họ.

Lúc này tính cam kết và nhất quán được thể hiện rõ nhất. Cho thấy rằng mọi người thường có cảm giác phải hoàn thành những cam kết họ đề ra (cụ thể ở đây là thêm sản phẩm vào giỏ hàng).

Bài học rút ra ở đây là bạn có thể thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng thông qua: nhắc nhở những gì còn lại trong giỏ hàng, khuyến khích nhận tin thông báo, mùa giảm giá hoặc ưu đãi.

9. Vì sao nên mua

Vì sao nên mua - Yamaha
Mẫu quảng cáo của Yamaha đưa ra số liệu về xe máy tiết kiệm nhiên liệu

Yamaha ở mẫu quảng cáo trên đã làm nổi bật đặc điểm “tiết kiệm xăng” tại sản phẩm của họ.

“Mua hay không mua?” – Mọi khách hàng sẽ luôn cân nhắc lý do nên mua một sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm đắt tiền (xe máy, xe ô tô), việc làm nổi bật đặc điểm cho thấy sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào.

10. Không thích thiệt thòi

Không thích thiệt thòi - Matbao
Quảng cáo của Công ty cổ phần Matbao về dịp Sale cuối năm về tên miền

Mẫu quảng cáo của Matbao cho thấy việc bỏ lỡ đợt giảm giá cuối năm sẽ vô cùng đáng tiếc. Tâm lý không thích bị thiệt thòi hoặc đánh mất thứ gì luôn thôi thúc chúng ta hành động hơn. Các khách hàng sẽ làm mọi cách để tránh thiệt thòi khi bỏ lỡ một chiến dịch khuyến mãi.

Hãy ghi nhớ hành vi này và đưa vào những chiến dịch quảng cáo cụ thể. Sẽ giúp bạn thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng.

11. Tập trung vào tính năng sản phẩm

Tính năng sản phẩm - LimeOrange
Mẫu quảng cáo về sản phẩm của LimeOrange tập trung vào tính năng sản phẩm

LimeOrange đã sử dụng hình ảnh và ghi chú để thể hiện tính năng sản phẩm của họ. Tập trung sự chú ý của người mua vào tính năng của các sản phẩm LimeOrange.

Nhìn chung, mọi khách hàng khi tham khảo sản phẩm đều có ít thời gian quan sát. Điều này đồng nghĩa với việc nên làm rõ tính năng của sản phẩm nhất có thể.

Sử dụng những công cụ trực quan như: tem sản phẩm, hình ảnh động, màu nổi bật, v.v. để thu hút sự chú ý của khách hàng.

12. Tính suy diễn

Tính suy diễn - Harley Davidson
Quảng cáo của Harley Davidson liên quan nhiều đến việc trải nghiệm sản phẩm

Việc suy diễn hay tính tưởng tượng luôn có tầm quan trọng trong Marketing. Harley Davidson đã cho chúng ta thấy về câu chuyện sản phẩm của họ. Giúp bạn dễ dàng hình dung được phong cách sống mà sản phẩm mang lại (tính cổ điển).

Để thực hiện được tính suy diễn trong Marketing:

  • Thể hiện quá trình sử dụng sản phẩm
  • Sử dụng hình ảnh mang tính xúc giác trong mô tả sản phẩm. Có nghĩa là một hình ảnh mà xúc giác có thể cảm nhận được.

13. Hiệu ứng thời tiết

Hiệu ứng thời tiết - Caluci
Quảng cáo của Caluci đánh mạnh vào thời tiết “trời lạnh”

Quảng cáo của Caluci đã đề xuất cho người sử dụng một sản phẩm phù hợp với thời tiết – “trời lạnh”.

Quảng cáo trên đã sử dụng Hiệu ứng thời tiết. Giúp kích thích nhu cầu mua của người dùng phù hợp với thời tiết hiện tại. Theo các nghiên cứu, vào những ngày thời tiết xấu (trời lạnh, có mưa) sẽ khiến người tiêu dùng có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm để phù hợp với thời tiết hơn so với những ngày nắng đẹp.

Bài học rút ra: Điều chỉnh sản phẩm theo mùa và lưu ý đến hiệu ứng thời tiết. Hãy theo dõi thời tiết để cung cấp những chiến dịch quảng cáo có liên quan phù hợp.

14. Tính vần điệu

Tính vần điệu - Baemin
Quảng cáo của Baemin là những câu thơ đơn giản

Những “câu thơ” ngắn gọn nhưng chứa thông điệp rõ ràng. Các biển quảng cáo của Baemin đang được cộng đồng mạng lan truyền mạnh mẽ. Và nhận được sự khen ngợi từ giới Marketing.

Việc sử dụng những câu cách ngôn có vần điệu giúp cho quảng cáo của bạn dễ nhớ hơn rất nhiều.

15. Hiệu ứng khởi đầu mới

Hiệu ứng tựu trường - Pico
Quảng cáo của Pico về giảm giá mùa tựu trường

Hiệu ứng khởi đầu mới là tên gọi chung của việc lợi dụng tâm lý “chốn mới, đồ mới” của khách hàng. Hiệu quả của các quảng cáo này phù hợp khi được chạy trong khoảng thời gian đầu tuần, năm mới hay một mùa mới.

Bạn thậm chí có thể sử dụng hiệu ứng này trong các dịp sinh nhật, năm mới. Điều này sẽ thúc đẩy hành vi muốn sở hữu sản phẩm mới của khách hàng trong một giai đoạn mới (tựu trường, năm mới, đầu tuần mới).

16. Sử dụng từ ngữ tạo cảm hứng

Sử dụng từ ngữ tạo cảm hứng - Trung Nguyên
Quảng cáo của Cà phê Trung Nguyên đã truyền cảm hứng đến khách hàng

Chúng ta thường có cảm giác thoải mái đến từ “mới mẻ”, vì sao lại như vậy?

Những từ như “Tự do”, “Vui vẻ”, “Tình yêu”, “Vĩ đại”, “Tuyệt vời”, “Sức mạnh”, “Năng lượng”, “Chuyên nghiệp” đều khiến người đọc và người nghe có một cảm hứng dâng trào.

Những từ đó được gọi chung bằng thuật ngữ “God-Terms” – Từ ngữ tạo cảm hứng – được ra đời bởi Kenneth Burke. Những từ ngữ trên giúp truyền cảm hứng tích cực về giá trị trong mỗi con người. Sử dụng các từ trên theo cấu trúc câu tu từ sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả Marketing của quảng cáo.

17. Tính mới lạ

Tính mới lạ - Xiaomi
Sản phẩm mới của Xiaomi tại MiStore

Nhìn chung, Xiaomi sử dụng tem sản phẩm “Mới” cho sản phẩm Mi 11 Pro của mình. Việc này đã sử dụng Tính mới lạ của Tâm lý marketing. Nhấn mạnh một sản phẩm “mới” sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng của những người yêu thích sản phẩm mới lạ.

Đối với Marketing, việc xây dựng một chiến dịch quảng cáo tập trung vào sự “mới mẻ” cũng giúp cho việc thúc đẩy kinh doanh diễn ra tốt hơn.

18. Tính bất hòa nhận thức

Tính bất hòa nhận thức - Pepsi
Pepsi cam kết sản phẩm không chứa Calo

Nhiều chiến dịch Marketing đã sử dụng thông tin làm trọng tâm để “trấn an” người dùng khi quyết định mua hàng. Như quảng cáo trên, chúng ta ai cũng biết uống nước có gas sẽ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên Pepsi lại tung ra sản phẩm đảm bảo ít Calories. Từ đó sẽ làm tâm trí người dùng tự trấn an rằng “Pepsi ít calories mà, uống một tí cũng chẳng sao”.

“Bât hòa nhận thức” cũng là tâm lý marketing được ứng dụng trong Marketing. Các nhãn hiệu luôn cố gắng tung ra những đoạn quảng cáo có sự chứng thực của người đi trước. Hoặc đầu tư một khoảng tiền để làm ra các báo cáo khoa học có lợi cho sản phẩm.

Đối với những người làm Marketing. Nhiệm vụ của bạn là đưa ra ý tưởng rằng sản phẩm sẽ phù hợp với bạn hoặc ngụ ý rằng tính năng của sản phẩm sẽ phù hợp với khách hàng như thế nào.

19. Hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo - Durex
Quảng cáo sáng tạo của Durex về sự so sánh

Đâu là sự đầu tư thông minh: sử dụng bao cao su hoặc sinh con? Quảng cáo trên đã đưa ra một sự so sánh và sử dụng hiệu ứng mỏ neo vô cùng chân thực để thúc đẩy nhu cầu sử dụng của người dùng về bao cao su.

Về Tâm lý marketing này thường được sử dụng trong việc sử dụng chương trình giảm giá (gạch bỏ giá cũ và hiển thị giá mới) để có sự so sánh và cân nhắc cho khách hàng.

Ngoài ra, việc này còn thể hiện lợi ích sản phẩm của bạn mang lại vượt trội hơn rất nhiều so với các sản phẩm cạnh tranh khác.

20. Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi
Ví dụ về hiệu ứng chim mồi trong một mẫu quảng cáo

Đối với việc mua nước uống trong mẫu quảng cáo này, thì size L sẽ khiến khách hàng cảm thấy hấp dẫn hơn.

Có chút khác biệt so với Hiệu ứng mỏ neo bên trên. Hiệu ứng chim mồi lại giúp thuyết phục người dùng mua những sản phẩm trị giá cao hơn với giá cả tưởng chừng như hợp lý.

Hiệu ứng chim mồi cũng giúp khách hàng giảm bớt sự lo lắng khi mua một gói sản phẩm giá trị cao hơn. Giúp họ tin rằng quyết định của họ là sự đúng đắn và nhận được nhiều lợi ích hơn các lựa chọn khác.

21. Tính tự chủ

Tính tự chủ - Book Depository
Danh sách mong muốn của Book Depository

Book Depository đã cung cấp tính năng “Danh sách mong muốn” cho khách hàng có các tùy chọn khác nhau khi mua hàng. Từ đó tạo ra Tính tự chủ.

Bạn có thể tạo ra cho khách hàng những tùy chọn như:

  • Chọn kiểu sản phẩm
  • Chọn màu sản phẩm
  • Tùy chọn thanh toán (gói quà khi thanh toán, tùy chọn phương thức thanh toán, v.v.
  • Sử dụng tính năng Giỏ hàng và Danh sách mong muốn

Tính tự chủ giúp cho khách hàng có cảm giác chủ động khi mua và lựa chọn sản phẩm theo ý thích của mình.

22. Tính xuất xứ

Tính xuất xứ - Vinamilk
Quảng cáo về sản phẩm Yoko Gold của Vinamilk có xuất xứ từ Nhật Bản

Vinamilk đã nhấn mạnh đặc điểm “từ Nhật Bản” vào sản phẩm của họ. Biến đặc điểm đó trở thành một hiệu quả mà sản phẩm mang lại.

Về mặt tâm lý, sử dụng cách này vô cùng hiệu quả. Bởi vì các quốc gia đều gắn liền với năng lực sản xuất sản phẩm (người Thụy Sĩ làm đồng hồ tốt, Nhật Bản là quốc gia có nền tri thức phát triển, v.v.)

Những định kiến trên là một hướng tích cực để sử dụng trong Marketing. Thể hiện một sản phẩm có nguồn gốc quốc gia gắn liền với chất lượng.

23. Hiệu ứng Noble Edge

Hiệu ứng Noble Edge
Phong trào quyền đồng vật Cruelty Free trong mỹ phẩm được kêu gọi từ năm 2012

Trong những năm 2012, phong trào quyền động vật Cruelty Free trong mỹ phẩm trở nên rầm rộ. Phong trào này kêu gọi việc ngừng thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Từ đó, những thương hiệu cam kết thực hiện theo phong trào này được người tiêu dùng đón nhận hơn rất nhiều.

Hiệu ứng Noble Edge giúp nâng cao danh tiếng, giá trị thương hiệu và làm cho mọi người nhớ đến bạn:

  • Thương hiệu có lập trường về vấn đề văn hóa, chính trị, môi trường, kinh tế xã hội
  • Có cam kết quyên góp từ lợi nhuận sản phẩm
  • Hỗ trợ các dự án cộng đồng
  • Có điều khoản trách nhiệm của tổ chức

Tuy nhiên, khi thực hiện hiệu ứng Noble Edge, bạn phải xác thực và minh bạch trong việc lựa chọn phong trào để liên kết với sản phẩm của mình.

24. Hiệu ứng Pratfall

Hiệu ứng Pratfall - Grab
Grab xin lỗi người dùng do trục trặc trong Grabpay

Tuy nhiên, nếu thương hiệu của bạn mắc một lỗi lầm không được tích cực, bạn có thể xin lỗi.

Khi những thương hiệu có ảnh hưởng mắc những sai lầm nhỏ, họ có thể lợi dụng những điều này để tạo được tiếng vang lớn hơn. Đó được gọi là hiệu ứng Pratfall.

Sử dụng các kênh truyền thông để nhận lỗi với khách hàng về những điểm chưa hoàn hảo trong thương hiệu. Đặc biệt là khi nền tảng của dịch vụ bị gián đoạn hoặc khi sản phẩm hết hàng.

25. Hiệu ứng Goal Gradient

Hiệu ứng Goal Gradient - Tiki
Tiki sử dụng hiệu ứng Goal Gradient trong trang thanh toán

Hiệu ứng Goal Gradient giúp cho khách hàng có cái nhìn nhìn trực quan khi biết còn lại bao nhiêu trước khi đạt được mục tiêu.

Các doanh nghiệp có thể thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi bằng cách hiển thị các thanh tiến trình trên trang thanh toán hoặc (đối với các chương trình khách hàng thân thiết) cung cấp tiến độ rõ ràng cho một vài dịch vụ của mình.

26. Nhận thức có chọn lọc

Nhận thức có chọn lọc - Decathlon
Mô tả sản phẩm của Decathlon về tính năng sản phẩm

Decathlon đã định hướng khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm của mình: “sản phẩm là kính đạp xe có thể chống bùn, bụi và hạt mịn. Tròng kính giúp bảo vệ toàn diện khuôn mặt của bạn, v.v.” Điều đó giúp cho khách hàng có thể nhận thức được sản phẩm phù hợp với mình hay không.

Khi khách hàng xử lý thông tin “những gì phù hợp nhất với nhu cầu” thì đó được gọi là Nhận thức có chọn lọc.

Nhưng khi thực hiện phương pháp trên, bạn cần thực hiện các bước nghiên cứu thị trường trước. Điều này giúp bạn hiểu đối tượng mục tiêu của mình hơn. Cách họ sử dụng và thông tin nào sẽ khiến tỷ lệ chuyển đổi tăng cao.

27. Hiệu ứng hài hước

Tính hài hước - Chaindrite - tâm lý marketing
Quảng cáo về thuốc xịt côn trùng Chaindrite của Thái Lan từng làm mưa bão trên mạng xã hội

Quá quen thuộc trong những năm gần đây với quảng cáo “mặn hơn nước biển” của người hàng xóm Thái Lan. Đó chính là ví dụ cho tính hài hước trong Marketing.

Nhại lại, châm biếm, đề cập các vấn đề hài hước trong xã hội. Đó chính là những mánh khóe lấy lòng người trong Marketing.

28. Hiệu ứng IKEA

Hiệu ứng IKEA - Converse - tâm lý marketing
Converse cho phép người dùng tùy chỉnh những sản phẩm của mình

Hơn cả một công ty nội thất, IKEA còn là tên của một hiệu ứng trong tâm lý marketing. Bắt nguồn của tên gọi này là vì IKEA đã từng có chiến dịch cho phép khách hàng tham gia vào việc hình thành mẫu sản phẩm họ mong muốn.

Hiệu ứng IKEA cho rằng người dùng sẽ đánh giá cao một sản phẩm mà họ tự làm lấy hơn các sản phẩm bình thường được làm sẵn.

Bạn có thể tận dụng hiệu ứng IKEA bằng cách tạo ra trải nghiệm cho khách hàng trong quá trình sản phẩm. Bằng cách cho phép khách hàng tự xây dựng, thiết kế, phóng to, thu nhỏ hoặc thay đổi màu sắc của sản phẩm bạn đang cung cấp.

29. Hiệu ứng dễ dọc

Hiệu ứng dễ đọc - Các thương hiệu lớn - tâm lý marketing
Tên các thương hiệu lớn thường rất dễ đọc và ghi nhớ

Nếu bạn đọc tên thương hiệu hàng đầu thế giới, bạn có thể thấy xu hướng trong tên thương hiệu: không có tên thương hiệu vượt quá ba âm tiết và thường là những từ vô cùng quen thuộc.

Về cơ bản, nội dung càng dễ đọc thì sẽ ít rủi ro và tạo được tiếng vang với khách hàng nhiều hơn.

30. Tính tối giản

Tính tối giản - iPhone 12 - tâm lý marketing
iPhone 12 đánh mạnh vào thiết kế đơn giản

Có nét tương đồng với tính dễ đọc, tính tối giản cũng là một phần trong tâm lý Marketing.

Tương tự với tính dễ đọc, nếu những thứ dễ đọc có tác động lâu dài hơn thì những thứ được thiết kế một cách “đơn giản” sẽ giúp thu hút các giác quan hơn.

Do thị trường hiện nay có quá nhiều lựa chọn. Khiến chúng ta muốn một thứ sản phẩm hay nội dung đơn giản và xúc tích hơn.

Hãy đơn giản hóa mọi thứ trong Marketing. Từ bố cục, nội dung thậm chí là thiết kế web.

31. Ý thức được trải nghiệm khách hàng

Ý thức trải nghiệm khách hàng - tâm lý marketing
Lazada xin lỗi sau đợt Sale Sao băng lần đầu tiên 2017

Lazada từng thừa nhận sự khó chịu của các chiến dịch giảm giá của họ. Và cam kết sẽ trở lại vào năm sau.

Tuy nhiên, điều này lại hiệu quả vì Lazada đã ý thức được trải nghiệm khách hàng. Ngày nay, việc hiểu được trải nghiệm của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Do đó, nếu bạn ý thức được trải nghiệm của khách hàng, bạn sẽ:

  • Tăng uy tín của mình
  • Khách hàng không còn do dự với dịch vụ
  • Tăng mức độ chuyển đổi
  • Chiến dịch trở nên dễ hiểu hơn
  • Tiếng nói thương hiệu uy tín hơn

32. Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên: HipChat - tâm lý marketing
Một bảng quảng cáo của HipChat sử dụng meme

Mặc dù HipChat không còn nữa tuy nhiên biển quảng cáo của họ cũng làm chúng ta phải ấn tượng. Do nó tạo cho chúng ta cảm giác thân thuộc với văn hóa meme trên mạng xã hội hiện nay.

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên dựa trên việc khách hàng càng quen thuộc với thương hiệu của bạn thì họ sẽ có xu hướng lựa chọn bạn hơn. Do đó, việc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và giao lưu với khách hàng cũng là một ý không tồi.

33. Sản phẩm đi theo bộ

Sản phẩm theo bộ - Nintendo - tâm lý marketing
Giá sản phẩm khi đi theo bộ của Nintendo giúp kích thích nhu cầu mua

Nintendo đã cho chúng ta gợi ý về một bộ sản phẩm hoàn thiện của họ. Mọi người đều thích lựa một bộ sản phẩm hoàn chỉnh hơn đúng không nào?

Ngoài ra, với tâm lý “ăn chắc mặc bền” khách hàng đều muốn một bộ sản phẩm hoàn chỉnh khi mua. Do đó, các thông báo như “Hãy mua thêm sản phẩm x để có được trọn bộ sản phẩm của bạn!” cũng sẽ đánh vào xu hướng tâm lý của khách hàng.

34. Hiệu ứng đánh bóng

Hiệu ứng đánh bóng - Nintendo - tâm lý marketing
Hiển thị một số phản ứng tiêu cực trên trang giúp tăng độ tin cậy

Amazon vốn nổi tiếng với những đánh giá sản phẩm trung thực. Tuy nhiên, trong ví dụ này, họ có 5% đánh giá 1 sao.

Mặc dù các feedback xấu có vẻ như là một điều tiêu cực, nhưng 5% là một khuyết điểm nhỏ so với 66% feedback 5 sao.

Đây được gọi là Hiệu ứng đánh bóng và có thể giúp cho sản phẩm hoặc thương hiệu trông hấp dẫn hơn bằng cách hiển thị thông tin mang tính khách quan.

35. Hiệu ứng sở hữu

Hiệu ứng sở hữu - Kangaroo - tâm lý marketing
Quảng cáo Kangaroo cho dùng thử tủ đông trong 30 ngày

Kangaroo hỗ trợ dùng thử sản phẩm của họ 30 ngày trước khi thanh toán. Hiệu ứng sở hữu nghĩa là giá trị sử dụng của một sản phẩm sẽ tăng lên khi nó thuộc về một người nào đó. Vì vậy, sau khi dùng thử, khách hàng sẽ ít có khả năng từ chối mua sản phẩm.

Khuynh hướng đó cho thấy người tiêu dùng đặt nặng hơn vào những thứ họ sở hữu.

Do đó, bạn có thể tận dụng Hiệu ứng sở hữu bằng cách:

  • Cung cấp bản dùng thử và mẫu miễn phí
  • Tạo trải nghiệm tương tác với sản phẩm của bạn
  • Cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm đã thuộc về họ

36. Tối thiểu hóa lựa chọn

Tối thiểu hóa lựa chọn - Molekule - tâm lý marketing
Trang sản phẩm Molekule này chỉ có 2 lựa chọn sản phẩm

Bạn có thể tin rằng trang web Molekule chỉ có 2 tùy chọn khi mua hàng không?

Tuy nhiên, việc này cũng không hẳn là xấu. Cùng với thiết kế tối giản, Molekule làm giảm đáng kể sự căng thẳng khi mua sắm. Đồng thời nâng cấp các tính năng khác giúp nhận dạng thương hiệu của họ tốt hơn.

Quá nhiều tùy chọn sẽ khiến người tiêu dùng lo lắng và có thể gây ra xích mích giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đừng làm trang web của bạn quá tải với quá nhiều tùy chọn, từ trang danh sách sản phẩm đến giao diện thanh toán.

37. Tính đảm bảo

Tính đảm bảo - Shopee Mall - tâm lý marketing
Shopee ra mắt Shopee Mall với tính đảm bảo cho sản phẩm

Đánh mạnh vào việc quan tâm đến chính sách hậu mãi của khách hàng cũng là một hành vi trong tâm lý Marketing. Tất cả mọi khách hàng đều mong muốn có được sự hỗ trợ khi sản phẩm xảy ra vấn đề.

Đối với các sản phẩm đắt tiền, tính đảm bảo là điều quan trọng để có được sự tin tưởng của khách hàng. Bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo xoay quanh việc “hoàn lại tiền” cho những khách hàng không hài lòng. Hoặc bao gồm điều khoản bảo hành với ưu đãi hấp dẫn.

38. Hiệu ứng lan tỏa

Hiệu ứng lan tỏa - Apple - tâm lý marketing
Apple thành công nhờ iPod trong thời gian đầu

Nói không ngoa khi bảo rằng bộ phận Marketing của Apple luôn làm cả thế giới ngạc nhiên.

Ấn tượng đầu tiên của công chính Apple chính máy nghe nhạc iPod. Thời kỳ đầu, họ liên tục đầu tư vào quảng cáo TV, báo và billboards cho iPod. Kết quả vô cùng ấn tượng. Apple chiếm 73.9% thị phần máy nghe nhạc lúc đó. Thương hiệu iPod mạnh đến nỗi hầu như không ai biết rằng thương hiệu thứ 2 sau iPod là gì. Thế những hoạt động marketing hỗ trợ cho dòng sản phẩm điện thoại Apple là gì? Câu trả lời là: Không ai quan tâm. Đây chính là mấu chốt. Apple đổ tất cả ngân sách marketing cho iPod, tạo ra hiệu ứng lan tỏa bao phủ mọi lĩnh vực khác của họ.

39. Các phong trào xã hội

tâm lý marketing - các phong trào xã hội
Vinamilk hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường

Phong trào bảo vệ môi trường hiện đang nở rộ và là một trong những xu hướng Marketing hiện nay. Người tiêu dùng đều mong muốn góp phần trong việc bảo vệ môi trường. Nắm bắt tâm lý Marketing, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi sản phẩm của mình sao cho phù hợp nhất.

Hãy cố gắng nhấn mạnh với khách hàng mục tiêu của bạn là sản phẩm của bạn đang trong chiến dịch gì. Từ đó làm nổi bật tính nhận diện thương hiệu.

40. Thông tin sản phẩm chi tiết

tâm lý marketing - thông tin sản phẩm chi tiết
Thông tin chi tiết về sản phẩm trồng răng của Dr.Care

Việc cung cấp nhiều thông tin cho một sản phẩm / dịch vụ giúp tăng độ uy tín của sản phẩm cho đó đến cho khách hàng. Như vậy, bạn nên giúp khách hàng dễ tiếp cận hơn với các thông tin này. Sử dụng các kiểu thông tin khác nhau như đánh giá khách hàng, hình ảnh hoặc các sản phẩm phù hợp.

Kết luận về Tâm lý Marketing

Tóm lại, việc nắm vững tâm lý Marketing sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trên thị trường Digital Marketing hiện nay.

Hơn thế nữa, hiểu và dự đoán hành vi của khách hàng sẽ cho phép bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, những ví dụ trên đây chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Thành công trong Marketing, tùy thuộc vào việc bạn tìm ra sự cân bằng giữa tất cả những mục trên hay không. Từ đó giúp bạn giữ được hình ảnh thương hiệu vững chắc, đồng thời tạo ra các sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo được nhiều người đón nhận.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của The7:

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...

Digital Marketing

/

13 Tháng Chín, 2024

Chiến Lược Marketing Phim Điện Ảnh Qua Các Trend Và Meme Đang Hot Hiện Nay

Trước khi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, marketing phim chủ yếu dựa vào những trailer lôi cuốn hay những buổi phỏng vấn đầy sức hút của ê-kíp...