fbpx

7P trong Marketing là gì? Quy trình ứng dụng mô hình 7P trong Marketing mới nhất

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện đại, việc áp dụng chiến lược Marketing đúng đắn và toàn diện là chìa khóa quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, mô hình 7P trong Marketing bao gồm Product, Price, Place, Promotion, People, Process và Physical Evidence đã trở thành công cụ không thể thiếu giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức.

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích từng yếu tố, giúp bạn áp dụng mô hình 7P một cách hiệu quả, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp của mình.

Mô hình 7P trong Marketing là gì?

7P là một phần quan trọng trong chiến lược marketing mix được doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến thị trường tiềm năng. Mô hình 7P marketing bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).

Mô hình tiếp thị 7Ps ban đầu được E. Jerome McCarthy đề xuất vào năm 1960 trong cuốn sách “Basic Marketing” của ông. Mô hình này là phiên bản nâng cấp của mô hình 4Ps truyền thống (Product, Price, Place, Promotion) vốn được sử dụng phổ biến trong marketing hàng hóa.

Sự khác biệt giữa 4Ps và 7Ps:

  • 4Ps: Tập trung vào sản phẩm và hoạt động marketing cho sản phẩm.
  • 7Ps: Mở rộng phạm vi sang các yếu tố liên quan đến dịch vụ, bao gồm con người, quy trình và bằng chứng hữu hình.
Mô hình chiến lược Marketing 7P
Mô hình chiến lược Marketing 7P

Để hiểu rõ hơn về 7P marketing mix hãy cùng The7 đi sâu phân tích về các yếu tố này:

Product (Sản phẩm)

Yếu tố “Product” trong mô hình 7P Marketing được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, bao gồm toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nó tập trung chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.

Các khía cạnh của yếu tố “Product” bao gồm:

  • Sản phẩm cốt lõi: Đây là sản phẩm/dịch vụ cơ bản mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Các đặc tính và lợi ích: Các đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.
  • Dòng sản phẩm: Các sản phẩm/dịch vụ khác nhau mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Nhãn hiệu: Hình ảnh và nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
  • Bảo hành và dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ hỗ trợ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Chiến lược sản phẩm phủ kín thị trường của Nestle
Chiến lược sản phẩm phủ kín thị trường của Nestle

Chiến lược sản phẩm là một phần quan trọng của kế hoạch Marketing tổng thể. Chiến lược này cần được xây dựng dựa trên nghiên cứu thị trường để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Mỗi sản phẩm trải qua một vòng đời nhất định, bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn giới thiệu (introduction)
  • Giai đoạn tăng trưởng (growth)
  • Giai đoạn trưởng thành (maturity)
  • Giai đoạn thoái trào (decline)

Trong kinh doanh, quan trọng là phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng khi sản phẩm đến giai đoạn thoái trào. Đồng thời, tạo ra các sản phẩm kết hợp, đa dạng hóa hoặc mở rộng dòng sản phẩm để duy trì sự hấp dẫn và đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường.

Các công ty cần phải tìm hiểu điều người mua muốn về sản phẩm. Để đáp ứng tốt được các yêu cầu này, đồng thời gia tăng doanh thu, bạn cần nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đơn vị bạn hãy bảo đảm, sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu, đuổi kịp được xu hướng tiêu dùng trên thị trường đang hướng tới.

Nói chung, những chuyên viên tiếp thị hãy tự đặt ra câu hỏi cần làm để cung cấp sản phẩm chất lượng, tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm được sản xuất với mục đích đáp ứng nhu cầu của người dùng và trải qua vòng đời 4 bước
Sản phẩm được sản xuất với mục đích đáp ứng nhu cầu của người dùng và trải qua vòng đời 4 bước

Price (Giá bán)

Yếu tố “Price” (Giá cả) trong mô hình 7P Marketing là số tiền mà khách hàng phải chi trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp. Giá cả đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong Marketing mix. Ngoài ra, giá cả cũng có thể được sử dụng như một công cụ Marketing để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy chiến lược tiếp thị và tăng cường doanh số bán hàng.

Price về cơ bản là số tiền người tiêu dùng phải trả để sở hữu nó
Price về cơ bản là số tiền người tiêu dùng phải trả để sở hữu nó

Quyết định giá cả phải được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Giá trị của sản phẩm/dịch vụ đối với khách hàng: Điều này đòi hỏi việc đánh giá xem khách hàng sẽ chi trả bao nhiêu để nhận được giá trị tốt nhất từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất và phân phối: Việc tính toán chi phí sản xuất và phân phối là quan trọng để xác định mức giá mà doanh nghiệp có thể đề xuất.
  • Mức độ cạnh tranh trên thị trường: Hiểu rõ tình hình cạnh tranh giúp doanh nghiệp quyết định mức giá cạnh tranh và phù hợp với thị trường.
  • Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp: Chiến lược giá cũng phải liên quan chặt chẽ với mục tiêu Marketing tổng thể của doanh nghiệp.

Các chiến lược giá phổ biến trong lĩnh vực Marketing bao gồm:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường
  • Chiến lược giá hớt váng sữa
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo tâm lý
  • Chiến lược giá theo combo
  • Chiến lược giá cạnh tranh
  • Chiến lược giá khuyến mãi
  • Chiến lược giá theo phân khúc
  • Chiến lược giá tùy theo khu vực địa lý
  • Chiến lược định giá động

Mỗi chiến lược này mang lại ưu điểm khác nhau và cần phải được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cụ thể của sản phẩm và thị trường mục tiêu.

Apple sử dụng chiến lược giá “hớt váng sữa” để tối đa doanh thu và lợi nhuận
Apple sử dụng chiến lược giá “hớt váng sữa” để tối đa doanh thu và lợi nhuận

Place (Địa điểm phân phối)

Đây là “nơi” mà khách hàng thực hiện quá trình mua hàng, có thể là tại một cửa hàng vật lý hoặc thông qua ứng dụng, trang web, hoặc các trang mạng xã hội. Một số doanh nghiệp sở hữu không gian vật lý hoặc hiện diện trực tuyến để trực tiếp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, trong khi những doanh nghiệp khác có thể cần hợp tác với các đối tác trung gian có địa điểm, kho bãi, và/hoặc chuyên gia bán hàng để hỗ trợ quá trình phân phối này.

Địa điểm phân phối sản phẩm có thể tại cửa hàng hoặc trang web, ứng dụng bán hàng,...
Địa điểm phân phối sản phẩm có thể tại cửa hàng hoặc trang web, ứng dụng bán hàng,…

Các quyết định trong yếu tố này của tổ hợp Marketing liên quan đến việc quyết định các trung gian nào (nếu có) sẽ tham gia vào chuỗi phân phối, cũng như các bước hậu cần như lưu kho và vận chuyển để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng cuối.

  • Kênh phân phối: Doanh nghiệp sẽ triển khai sản phẩm/dịch vụ thông qua những kênh nào? Các kênh này có thể bao gồm cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối, hoặc bán hàng trực tuyến, …
  • Địa điểm: Nơi mà doanh nghiệp sẽ đặt các điểm bán lẻ của mình là ở đâu? Việc chọn lựa địa điểm cần được thực hiện sao cho thuận tiện cho khách hàng tiếp cận.
  • Hệ thống kho vận: Doanh nghiệp cần phải có hệ thống kho vận để lưu trữ và vận chuyển sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.

Yếu tố “Place” đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải chọn lựa các kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, cũng như lựa chọn địa điểm bán lẻ sao cho thuận tiện cho khách hàng.

Hiện nay, có 5 chiến lược phân phối phổ biến, bao gồm:

  • Chiến lược phân phối đại trà
  • Chiến lược phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chuyên sâu
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền

Mỗi chiến lược này đều mang lại lợi ích và phải được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cụ thể của sản phẩm và thị trường mục tiêu.

Vinamilk sử dụng chiến lược phân phối đại trà phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước
Vinamilk sử dụng chiến lược phân phối đại trà phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước

Promotion (Quảng bá)

Trong mô hình 7P Marketing, yếu tố “Promotion” (Xúc tiến) đề cập đến các hoạt động cụ thể được thực hiện để quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Nó không chỉ giới hạn trong việc quảng cáo mà còn bao gồm các chiến lược truyền thông và quan hệ công chúng nhằm xây dựng nhận thức, tạo động lực và tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.

Các hoạt động trong yếu tố Promotion có thể chi tiết hơn:

  • Quảng cáo (Advertising): Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Điều này có thể bao gồm quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, truyền hình xã hội và trang web.
  • Khuyến mãi (Promotion): Thực hiện các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, hoặc các ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng mua hàng.
  • Quan hệ công chúng (Public Relations): Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhằm quảng bá và bảo vệ hình ảnh thương hiệu.
  • Xúc tiến bán (Sales Promotion): Thực hiện các hoạt động trực tiếp tại điểm bán hàng như triển khai chương trình giảm giá, tặng phẩm kèm, hoặc các ưu đãi đặc biệt để kích thích khách hàng mua hàng ngay lập tức.

Yếu tố “Promotion” không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mà còn đóng góp lớn vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo ra sự tương tác tích cực từ phía khách hàng.

Unilever thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng
Unilever thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng

Promotion trong chiến lược Marketing 7P gồm 4 yếu tố sau:

  • Tổ chức bán hàng.
  • Quảng cáo, ưu đãi, khuyến mãi.
  • Quan hệ với công chúng.
  • Xúc tiến quá trình bán hàng.

Quảng cáo gồm những phương thức truyền thông trả tiền như trên radio, TV, print media hay internet. Mục đích của việc này là trong thời gian ngắn đem về cho doanh nghiệp lượng lớn khách hàng.

Tuy nhiên, ngày nay, nguồn lực tiếp thị hầu như đều tập trung vào việc quảng cáo trực tuyến. Sự kết hợp giữa chiến lược Promotion và cách quảng cáo phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách của công ty, thị trường mục tiêu và thông điệp thương hiệu muốn truyền đạt.

Omo thường tập trung quảng cáo về công nghệ giặt mới, đem về cho doanh nghiệp lượng lớn khách hàng
Omo thường tập trung quảng cáo về công nghệ giặt mới, đem về cho doanh nghiệp lượng lớn khách hàng

People (Con người)

Yếu tố “People” trong mô hình 7P Marketing đề cập đến những cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Nhân viên bán hàng: Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thái độ, kỹ năng, và kiến thức của họ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của khách hàng.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhân viên quản lý: Người này chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nhân viên Marketing: Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng: Là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, và hành vi của khách hàg để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.
  • Đối tác: Đối tác là những người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, … cho doanh nghiệp. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với đối tác là quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ.
Yếu tố "People" đóng vai trò quan trọng trong tạo ra trải nghiệm khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu
Yếu tố “People” đóng vai trò quan trọng trong tạo ra trải nghiệm khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu

Yếu tố “People” đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thái độ, kỹ năng và cam kết của những cá nhân này đều đóng góp quan trọng vào thành công tổng thể của chiến lược Marketing.

Process (Quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm)

Mọi doanh nghiệp đều khát khao xây dựng một hành trình với khách hàng mượt mà, hiệu quả và thân thiện, và để đạt được điều này, các quy trình phải được thiết kế một cách chi tiết và liền mạch để nhân viên có thể thực hiện chúng một cách suôn sẻ hơn.

Cụ thể, các quy trình này có thể bao gồm:

  • Quy trình đặt hàng và thanh toán: Từ quá trình chọn sản phẩm đến việc thanh toán, mỗi bước cần được tối ưu hóa để đảm bảo sự thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng.
  • Quy trình giao hàng và lắp đặt: Việc vận chuyển và lắp đặt sản phẩm cần được tổ chức một cách hợp lý, giảm thiểu thời gian chờ đợi và đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
  • Quy trình bảo hành và bảo trì: Đảm bảo rằng quy trình khiếu nại, bảo hành và bảo trì được thực hiện một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp để duy trì niềm tin của khách hàng.
  • Quy trình chăm sóc khách hàng: Cung cấp các kênh liên lạc và hỗ trợ mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, và đảm bảo rằng mọi thắc mắc hay yêu cầu đều được giải quyết một cách nhanh chóng và chất lượng.

Sự chi tiết và tích hợp của các quy trình này là chìa khóa để xây dựng một hệ thống làm việc mạnh mẽ và tăng cường trải nghiệm của khách hàng, từ đó cung cấp lợi thế cạnh tranh và đồng thời thúc đẩy sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

Process- quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm
Process- quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm

Physical Evidence (Vật chất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ Marketing)

Bằng chứng vật chất cung cấp các dấu hiệu cụ thể, có hình thể về chất lượng trải nghiệm mà công ty đang mang lại. Điều này trở nên đặc biệt hữu ích khi khách hàng chưa từng tương tác với doanh nghiệp trước đây và cần một chứng cứ hữu hình hoặc khi họ dự định chi trả cho một dịch vụ trước khi nhận nó.

Physical Evidence được sử dụng để mô tả những yếu tố hình thể mà khách hàng có thể nhìn thấy, cảm nhận, nghe thấy, nếm hoặc ngửi khi tương tác với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Physical Evidence có thể bao gồm:

  • Trang trí và thiết kế của cửa hàng hoặc văn phòng: Sự bài trí và bố trí không gian làm việc có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu.
  • Hình ảnh thương hiệu và logo: Hình ảnh và biểu tượng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và liên kết với khách hàng.
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Bằng cách tập trung vào chất lượng, doanh nghiệp có thể thể hiện cam kết của mình đối với sự xuất sắc.
  • Trang phục và cách cư xử của nhân viên: Ấn tượng từ sự chuyên nghiệp và thái độ của nhân viên cũng là một phần của bằng chứng vật chất.
  • Tài liệu quảng cáo: Brochure, quảng cáo in ấn và các vật liệu quảng cáo khác đều là phần của Physical Evidence.
  • Sự tiện lợi, an toàn, thân thiện với môi trường: Các yếu tố này cũng có thể tạo ra bằng chứng vật chất tích cực.

Physical Evidence đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng ban đầu và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng. Một bằng chứng vật chất mạnh mẽ có thể giúp xây dựng niềm tin, lòng tin và sự hài lòng từ phía khách hàng.

Physical Evidence được hiểu là vật chất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ Marketing
Physical Evidence được hiểu là vật chất, cơ sở hạ tầng hỗ trợ Marketing

Đây chính là công cụ giúp đưa dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất. Mô hình 7P đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thành công, được nhiều Agency sử dụng.

Tìm hiểu thêm kiến thức về Marketing qua bài viết:

Tầm quan trọng của việc ứng dụng chiến lược 7P Marketing

Mô hình 7P trong Marketing có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp. Chiến lược này trực tiếp tham gia vào những hoạt động kinh doanh từ lên ý tưởng sản xuất đến khi đưa dịch vụ tới tay khách hàng.

Cụ thể 7P có vai trò là giúp công ty bạn thu hút khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh,… Đồng thời mô hình này còn thực hiện hoạt động để công ty có thể tồn tại lâu dài. Bởi 7P cung cấp cho doanh nghiệp khả năng thích ứng với đổi thay trên thị trường cùng với đó là đối phó nhanh chóng với các tác động bên ngoài môi trường.

Mặt khác, qua các hoạt động tìm hiểu thị trường, tìm kiếm và truyền đạt thông điệp, phát triển dịch vụ/sản phẩm mới,…chiến lược Marketing này còn giúp đơn vị bạn biết được nhu cầu thị trường, đáp ứng các mong muốn của người mua.

Đối với những khách hàng, chiến lược Marketing 7P giúp cho họ nhanh chóng tìm được thông tin dịch vụ/sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. Thậm chí, qua 7P người mua còn có thể tiếp cận được dịch vụ nước ngoài và giúp công ty Việt đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Mô hình 7P giúp công ty thu hút lượng lớn khách hàng
Mô hình 7P giúp công ty thu hút lượng lớn khách hàng

Hướng dẫn cách áp dụng chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ

Trước khi áp dụng Model 7P, bạn hãy xác định: 

  • Xác định mục tiêu marketing: Cụ thể, thực tế, có thời hạn. Ví dụ: Tăng 20% khách hàng mới trong 3 tháng tới.
  • Nghiên cứu thị trường: Ai là khách hàng và đối thủ cạnh tranh? Đặc điểm, nhu cầu và thế mạnh của họ là gì?
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Tạo chân dung khách hàng lý tưởng (buyer persona) để hiểu rõ nhu cầu và hành vi của họ.
  • Thiết lập KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả): Đo lường thành công của chiến lược marketing, ví dụ, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng đội ngũ marketing: Cần hiểu biết về mô hình 7Ps và phối hợp nhịp nhàng.
  • Dự trù ngân sách hợp lý: Kiểm soát chi phí và nguồn lực hiệu quả.

Sau đó đi vào ứng dụng từng P trong 7P như sau: 

  1. Sản phẩm/Dịch vụ:
  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu.
  • Cải tiến tính năng, chất lượng và bao bì sản phẩm.
  • Xây dựng thương hiệu mạnh, nhất quán trên mọi phương diện.
  1. Giá Cả:
  • Xác định giá cả cạnh tranh, phù hợp với giá trị sản phẩm/dịch vụ và phân khúc khách hàng.
  • Cung cấp các gói dịch vụ và chương trình khuyến mãi đa dạng.
  1. Phân Phối:
  • Chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và khách hàng mục tiêu (online, offline, đối tác).
  • Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
  1. Xúc Tiến:
  • Sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị (quảng cáo, PR, mạng xã hội, content marketing, v.v.).
  • Tạo nội dung hấp dẫn, thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và cộng đồng.
  1. Con Người:
  • Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, kỹ năng và thái độ tốt.
  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng, giải quyết thắc mắc kịp thời.
  1. Quy Trình:
  • Thiết lập quy trình cung cấp dịch vụ/bán hàng rõ ràng, hiệu quả.
  • Tối ưu hóa quy trình để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  1. Bằng Chứng Hữu Hình:
  • Thiết kế website, cửa hàng và bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng.
  • Sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Duy trì sự chuyên nghiệp và uy tín qua mọi hoạt động.

Bằng cách áp dụng hiệu quả 7Ps, bạn có thể xây dựng chiến lược marketing tổng thể, thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Các Case Study kinh điển về ứng dụng Marketing Mix 7P

Ứng dụng Marketing 7P của Apple

Apple – thương hiệu “Táo khuyết” đình đám, đã chinh phục người dùng toàn cầu bằng những sản phẩm công nghệ đột phá và chiến lược marketing khôn ngoan. Để hiểu rõ hơn về thành công của Apple, hãy cùng phân tích cách hãng này áp dụng mô hình Marketing Mix 7Ps:

Cách Apple áp dụng chiến lược 7P trong Marketing
Cách Apple áp dụng chiến lược 7P trong Marketing

1. Sản phẩm (Product):

  • Điểm mạnh: Sản phẩm chủ chốt của Apple là iPhone, Macbook, iPad, Apple Watch… nổi tiếng với tính sáng tạo, thiết kế tinh xảo, hệ điều hành độc đáo và trải nghiệm người dùng liền mạch.
  • Chiến lược: Liên tục đổi mới, cải tiến tính năng, cập nhật công nghệ mới nhất, tạo ra sự khác biệt và duy trì hình ảnh thương hiệu cao cấp.

2. Giá cả (Price)

Chiến lược: Định giá cao cấp dựa trên chất lượng, thương hiệu và giá trị cảm nhận của khách hàng. Ví dụ: iPhone thường có giá cao hơn nhiều so với các điện thoại Android cùng cấu hình.

3. Phân phối (Place):

  • Kênh chính: Hệ thống cửa hàng Apple Store sang trọng, hiện đại trải rộng khắp thế giới.
  • Kênh khác: Bán sản phẩm qua các nhà bán lẻ được ủy quyền, cửa hàng trực tuyến chính thức.
  • Chiến lược: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng trải nghiệm mua hàng tại mọi kênh phân phối.

4. Xúc tiến (Promotion):

  • Marketing đa dạng: Quảng cáo truyền hình, trên mạng xã hội, sự kiện ra mắt hoành tráng, hợp tác với người nổi tiếng.
  • Truyền miệng: Khách hàng hài lòng là kênh marketing hiệu quả nhất của Apple.
  • Xây dựng cộng đồng: Tạo ra các Apple User Group, các diễn đàn trực tuyến để kết nối người dùng.

5. Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence):

  • Bao bì: Thiết kế bao bì tối giản, sang trọng, chú trọng đến trải nghiệm mở hộp.
  • Cửa hàng: Thiết kế cửa hàng hiện đại, thân thiện, nhân viên nhiệt tình, am hiểu sản phẩm.
  • Giao diện sản phẩm: Giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng, thiết kế tinh tế.

6. Quy trình (Process):

  • Đặt hàng: Hệ thống đặt hàng trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi.
  • Giao hàng: Dịch vụ giao hàng tận nhà uy tín, đảm bảo sản phẩm.
  • Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh, giải quyết vấn đề nhanh chóng.

7. Con người (People):

  • Nhân viên: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên có chuyên môn cao, đam mê công nghệ, thái độ phục vụ tốt.
  • Cộng đồng: Xây dựng cộng đồng người dùng trung thành, gắn bó với thương hiệu.

Ứng dụng Marketing 7P của Netflix 

Bằng cách kết hợp hài hòa các yếu tố trong 7p’s, Netflix đã xây dựng một chiến lược marketing toàn diện, đáp ứng nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm xem phim trực tuyến hấp dẫn và thuận tiện.

Cách Netflix áp dụng chiến lược 7P Marketing
Cách Netflix áp dụng chiến lược 7P Marketing

1. Sản phẩm (Product):

  • Kho nội dung khổng lồ: Phim điện ảnh, phim bộ, phim tài liệu đa dạng thể loại, đáp ứng nhiều sở thích.
  • Nội dung độc quyền: Đầu tư sản xuất nội dung gốc để thu hút và giữ chân người dùng.
  • Cập nhật liên tục: Cập nhật nội dung mới thường xuyên, bắt kịp xu hướng và nhu cầu người xem.

2. Giá cả (Price):

  • Dựa trên đăng ký: Thu phí hàng tháng/năm thay vì tính theo từng phim, mang lại giá trị lâu dài.
  • Mức giá cạnh tranh: So sánh với các đối thủ, điều chỉnh giá phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu.
  • Gói cước đa dạng: Cung cấp nhiều gói cước với mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng người.

3. Phân phối (Place):

  • Trực tuyến hoàn toàn: Truy cập dễ dàng mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị thông minh có kết nối internet.
  • Ứng dụng đa nền tảng: Có mặt trên điện thoại, máy tính bảng, TV thông minh, tạo sự thuận tiện cho người dùng.

4. Xúc tiến (Promotion):

  • Quảng cáo kỹ thuật số: Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, công cụ tìm kiếm để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
  • Marketing nội dung: Tạo bài viết, video giới thiệu phim, xây dựng cộng đồng người xem.
  • Hợp tác thương hiệu: Liên kết với các đối tác chiến lược để mở rộng phạm vi tiếp cận.

5. Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence):

  • Giao diện ứng dụng và website: Thiết kế hiện đại, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
  • Chất lượng nội dung: Hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động, đa dạng ngôn ngữ phụ đề.
  • Trải nghiệm xem mượt mà: Không bị giật lag, hỗ trợ nhiều định dạng video.

6. Quy trình (Process):

  • Đăng ký dễ dàng: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thanh toán an toàn.
  • Tìm kiếm nội dung hiệu quả: Công cụ tìm kiếm thông minh, phân loại theo thể loại, diễn viên, v.v.
  • Quản lý tài khoản thuận tiện: Xem lại lịch sử xem phim, tạo danh sách yêu thích, cá nhân hóa trải nghiệm.

7. Con người (People):

  • Đội ngũ hỗ trợ khách hàng: Thân thiện, nhiệt tình, giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
  • Xây dựng cộng đồng: Tạo diễn đàn, nhóm thảo luận để người dùng tương tác, chia sẻ cảm nhận.
  • Thu thập phản hồi: Lắng nghe ý kiến người dùng, cải thiện dịch vụ liên tục.

Ứng dụng Marketing 7P của Coca Cola

Coca Cola là một trong những thương hiệu đồ uống nổi tiếng nhất thế giới. Với hơn 135 năm kinh nghiệm, Coca Cola đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc và thành công trên toàn cầu. Thành công của Coca Cola có được là nhờ vào chiến lược marketing toàn diện, trong đó chiến lược 7P đóng một vai trò quan trọng.

1. Product (Sản phẩm):

Coca-Cola là một thương hiệu nước ngọt nổi tiếng toàn cầu, với sản phẩm chủ lực là Coca-Cola, nhưng cũng bao gồm nhiều dòng sản phẩm khác như Diet Coke, Coca-Cola Zero Sugar, và các sản phẩm nước ngọt khác. Coca-Cola không chỉ tập trung vào việc cung cấp nước ngọt mà còn xây dựng một cảm giác cộng đồng và kết nối qua các chiến dịch quảng cáo và sự tương tác xã hội.

2. Price (Giá cả):

Chiến lược giá của Coca-Cola được xây dựng để đảm bảo sự phổ biến và tiếp cận rộng rãi. Các sản phẩm thường có giá trung bình, với các chiến dịch giảm giá và ưu đãi thường xuyên để thu hút và giữ chân khách hàng.

3. Place (Kênh phân phối):

Coca-Cola có mặt ở hơn 200 quốc gia và được phân phối thông qua một hệ thống phân phối rộng lớn, từ các cửa hàng nhỏ đến siêu thị lớn, nhà hàng và quán bar. Chiến lược định vị sản phẩm ở vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận.

4. Promotion (Quảng bá)

Coca Cola là một trong những thương hiệu đầu tư mạnh vào quảng bá. Coca Cola đã thực hiện rất nhiều chiến dịch quảng bá thành công, tạo được tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Một số chiến dịch quảng bá nổi tiếng của Coca Cola có thể kể đến như:

  • Chiến dịch “Share a Coke” với thông điệp “Share a Coke with…”, cho phép người tiêu dùng đặt tên của mình hoặc tên người thân yêu lên nhãn chai Coca Cola.
  • Chiến dịch “Happiness Machine” với ý tưởng mang đến những khoảnh khắc bất ngờ và hạnh phúc cho người tiêu dùng khi sử dụng máy bán hàng tự động của Coca Cola.
  • Chiến dịch “Open Happiness” với thông điệp “Hạnh phúc là gì?”, truyền tải thông điệp về niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Share a Coke- chiến dịch quảng bá thành công của Coca Cola
Share a Coke- chiến dịch quảng bá thành công của Coca Cola

5. People (Con người):

Nhân viên của Coca-Cola không chỉ là những người bán hàng mà còn là đại diện của thương hiệu. Họ được đào tạo để tạo ra một trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ việc phục vụ trong các quán cà phê đến các sự kiện lớn.

6. Process (Quy trình):

Quy trình sản xuất của Coca-Cola là một trong những quy trình sản xuất nước ngọt lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới. Quy trình này được tối ưu hóa để đảm bảo chất lượng và duy trì một hương vị đặc trưng. Ngoài ra, quy trình phân phối cũng được thiết kế để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn.

7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình):

Bằng chứng vật chất của Coca-Cola bao gồm bao bì độc đáo, logo nổi tiếng và nhận thức về thương hiệu. Bạn có thể thấy bao bì đặc trưng của Coca-Cola từ xa và nó liên tục thay đổi để thích ứng với các sự kiện và kỳ nghỉ.

Mô hình 9P mở rộng từ chiến lược Marketing 7P

Từ chiến lược 7P trong marketing, người ta đã mở rộng ra thành mô hình 9P để gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng. Mô hình tiếp thị 9Ps marketing do Larry Londre khởi xướng đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp thị. Cụ thể, mô hình này bao gồm các yếu tố sau:

  • Xây dựng kế hoạch và quy trình marketing rõ ràng
  • Con người (People): Bao gồm khách hàng tiềm năng và người mua hàng
  • Sản phẩm (Product)
  • Định giá – Giá cả (Price)
  • Phân phối/Địa điểm (Place)
  • Khuyến mãi – Quảng bá (Promotion)
  • Đối tác liên minh chiến lược
  • Cả bài thuyết trình trình bày

Có thể thấy mô hình 9P đã có sự kế thừa và phát triển so với mô hình chiến lược marketing 7P. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, triển khai các chiến dịch marketing một cách hiệu quả nhất.

Từ chiến lược 7P trong marketing, người ta đã mở rộng ra thành mô hình 9P
Từ chiến lược 7P trong marketing, người ta đã mở rộng ra thành mô hình 9P

Kết luận

Tóm lại, sử dụng 7P giúp cho doanh nghiệp có thể lập kế hoạch chiến lược toàn diện hơn giúp tạo ra lợi nhuận. The 7 hy vọng qua bài viết này đã giúp quý công ty có thêm nhiều kiến thức về chiến lược Marketing 7P. Tuy nhiên, nếu đang gặp khó khăn trong việc hoạch định chiến lược sao cho phù hợp với sản phẩm, quy mô công ty và nhiều yếu tố khác.

Bạn có thể liên hệ với The7 để nhận tư vấn chiến lược Marketing trọn gói bài bản và chuyên sâu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong Marketing, cũng như khả năng thực chiến ở nhiều ngành hàng, đội ngũ chuyên môn tại The7 luôn tận tâm tìm hiểu và cùng khách hàng đề ra giải pháp thiết thực nhất.

Các nguồn thông tin chính thống về 7Ps Marketing Mix bạn có thể tìm đọc: 

Bitner, M. J. and Booms, H. (1981). Marketing Strategies and Organization: Structure for Service Firms. In Donnelly, J. H. and George, W. R. (Eds). Marketing of Services, Conference Proceedings. Chicago, IL. American Marketing Association. p. 47- 52.

McCarthy, E. J. (1964). Basic Marketing. Richard D. Irwin. Homewood, IL.

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

27 Tháng Mười Hai, 2024

26 Dự Báo Về Xu Hướng Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội Năm 2025

Lại đến thời điểm quen thuộc trong năm, các chuyên gia và nhà phân tích bắt đầu hé lộ những dự đoán về xu hướng tiếp thị trên mạng xã...

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...