IMC là gì? 6 công cụ truyền thông Marketing tích hợp hiệu quả
IMC hay truyền thông Marketing tích hợp đóng vai trò quan trọng đối với việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Vậy IMC là gì? Có những công cụ nào để thực hiện IMC? Quy trình lập kế hoạch IMC ra sao?… The7 sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết về những vấn đề qua nội dung bài viết sau đây.
Tham khảo các dịch vụ Marketing của The7:
- Dịch Vụ Marketing Trọn Gói
- Dịch Vụ Digital Marketing
- Dịch Vụ Tư Vấn Chiến Lược Marketing
- Dịch Vụ Quảng Cáo Online
1. IMC là gì?
IMC hay Integrated Marketing Communications tạm dịch là truyền thông Marketing tích hợp. Đây là quá trình thống nhất thông điệp của thương hiệu cụ thể để truyền tải đến đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhất quán. Thông điệp này sẽ xuất hiện xuyên suốt trên tất cả các kênh truyền thông của thương hiệu. Có thể nói, IMC là phương pháp được doanh nghiệp ứng dụng phổ biến hiện nay.
Truyền thông tích hợp IMC được xem là chiến lược mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm liền mạch. Dù là website, Fanpage, Youtube hay ngoài đời thực đều đi theo một thông điệp cụ thể, không thay đổi trong thời gian nhất định.
2. Vai trò của IMC truyền thông Marketing tích hợp
Vai trò của truyền thông marketing tích hợp có thể gói gọn trong câu “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tức là sự kết hợp chặt chẽ, gắn bó và hoạt động trơn tru giữa nhiều công cụ với nhau chính là chìa khóa giúp mọi việc trở nên nhanh chóng. Từ đó mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với hoạt động đơn lẻ.
Những lợi ích toàn diện mà IMC mang đến cho doanh nghiệp như:
- Hiệu quả truyền thông cao hơn so với hình thức truyền thông riêng lẻ.
- Dễ dàng truyền tải thông điệp nhất quán bằng nhiều công cụ, để lại ấn tượng trong nhận thức của khách hàng.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp vươn rộng hơn, nhanh chóng hơn qua nhiều công cụ khác nhau.
- Bổ trợ truyền thông, tăng tốc độ lan tỏa thông điệp bằng cách tập trung vào mục tiêu ban đầu và tiếp cận nhóm đối tượng đa dạng, rộng hơn.
- Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt insight khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược thu hút người dùng hiệu quả hơn.
- Giúp doanh nghiệp nâng cao sức hút trong mắt khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường với đối thủ cùng ngành.
- Tiết kiệm chi phí bỏ ra, mang về lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
3. Ưu, nhược điểm truyền thông Marketing tích hợp là gì?
Truyền thông Marketing tích hợp IMC sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Song, chiến lược này vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể thông tin sẽ được đề cập ngay sau đây.
3.1 Ưu điểm của IMC
Tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao: Sử dụng duy nhất một thông điệp để truyền thông cho tất cả kênh của thương hiệu sẽ giúp tiết kiệm tối đa về mặt chi phí. Đồng thời còn làm người dùng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.
Tạo niềm tin và lòng trung thành: Nếu người dùng tiếp cận và ghi nhớ thông điệp của thương hiệu một cách đều đặn, đủ nhiều sẽ dễ dàng tạo niềm tin đối với họ. Từ đó xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu một cách tốt nhất.
Xuất hiện đa kênh: Chiến lược IMC nhắm đến việc phủ sóng toàn bộ các kênh truyền thông mà thương hiệu đang sở hữu. Có thể giai đoạn đầu điều này không làm người dùng hài lòng. Tuy nhiên, với thời gian đủ nhiều, họ sẽ bắt đầu quan tâm và thậm chí là yêu thích thông điệp mà thương hiệu truyền tải.
Cải thiện nhận thức thương hiệu: Các hoạt động đa dạng trên những kênh truyền thông, hướng đến một thông điệp cụ thể và nhóm người nhất định. Từ đó làm người dùng ghi nhớ đến thương hiệu thông qua việc ấn tượng với thông điệp. Và cải thiện nhận thức của họ đối với thương hiệu.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng: Chiến dịch IMC thường được tạo ra dựa trên góc nhìn của tệp khách hàng mà thương hiệu hướng đến. Qua đó, IMC sẽ hỗ trợ kết nối và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng.
3.2 Nhược điểm của IMC
Xảy ra vấn đề quá tải thông tin: Khi thực hiện chiến dịch IMC sẽ có lượng thông tin lớn từ các bộ phận khác nhau. Từ đó dẫn đến trường hợp quá tải thông tin. Nếu không có phương pháp giải quyết sẽ dễ gây bất đồng trong quá trình làm việc.
Tình trạng bất đồng giữa các bộ phận: Một chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp có thể hoạt động được là nhờ vào sự đóng góp ý tưởng của những bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân hình thành nên những bất đồng không đáng có. Thế nên, để đạt được hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch IMC, những bộ phận có liên quan nên ngồi lại trao đổi cụ thể. Đặc biệt là cần thấu hiểu công việc của nhau để làm một cách trơn tru hơn.
Khó khăn trong đo lường ROI: ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng mà các doanh nghiệp thường đo lường khi chạy các chiến dịch IMC. Tuy nhiên, ít có doanh nghiệp có được tỷ lệ ROI chính xác trong quá trình chạy các chiến dịch truyền thông nói chung và IMC nói riêng.
Hạn chế về ý tưởng: Hoạt động IMC thường xây dựng từ góc nhìn của khách hàng và thương hiệu. Chính vì điều này mà những ý tưởng của team sáng tạo sẽ bị bỏ qua. Từ đó làm mất đi nhiệt huyết của họ khi tham gia chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp.
IMC không dành cho tất cả doanh nghiệp: IMC là chiến dịch thực hiện hoạt động truyền thông trên tất cả kênh của thương hiệu. Thế nên, những doanh nghiệp không có nguồn tài chính, nhân sự đủ thì không chiến dịch IMC khó có thể diễn ra.
4. Chiến dịch IMC gồm đối tượng nào?
Trong chiến dịch IMC Marketing sẽ bao gồm những đối tượng sau đây:
Khách hàng tiềm năng: Là những người mà doanh nghiệp hướng đến sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của họ trong tương lai. Nhóm khách hàng tiềm năng thường sẽ được phác họa trước, trong khi thực hiện các chiến dịch truyền thông. Điều này hỗ trợ tiết kiệm tối đa về chi phí tiếp cận. Xác định khách hàng tiềm năng càng chính xác thì tỷ lệ chuyển đổi mang về càng tăng cao.
Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Bởi không những họ sẽ quay lại sau quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà còn giới thiệu thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối ưu.
Khách hàng cũ: Nhóm khách hàng này đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại sang ủng hộ đối thủ. Lúc này, doanh nghiệp cần “tung chiêu” để thuyết phục họ quay trở lại. Và biến họ trở thành những khách hàng trung thành.
Những cổ đông: Nhóm người này sở hữu một hoặc nhiều cổ phần tại một doanh nghiệp nhất định. Họ có quyền biết hoặc tham gia vào quá trình chạy chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp IMC. Từ đó họ có cơ sở để thêm hoặc rút vốn, tùy vào hiệu quả chiến dịch mang lại.
Chính phủ: Áp dụng đối với doanh nghiệp sở hữu công khai. Lúc này, chính phủ sẽ đưa ra những quy định với doanh nghiệp đó. Và nếu có triển khai chiến dịch IMC thì chính phủ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong khả năng cho phép.
5. Top 6 công cụ IMC mà Marketer cần biết
Hiện nay có nhiều công cụ trong truyền thông Marketing tích hợp được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Sau đây là gợi ý 7 IMC tools phổ biến bạn có thể tham khảo:
Advertising – Quảng cáo
Là những hoạt động truyền đi thông điệp ấn tượng mà nhãn hàng muốn được hiển thị lặp đi lặp lại trên phạm vi rộng lớn. Từ đó hỗ trợ tiếp cận lượng lớn khách hàng và in sâu vào nhận thức người xem.
Hiện nay, có nhiều hình thức quảng cáo ngày càng phát triển đa dạng cả loại hình trả phí và loại hình không mất phí như:
- Quảng cáo qua các phương tiện in ấn: Tạp chí, báo giấy, tờ rơi, ấn phẩm thương mại,…
- Phương tiện quảng cáo ngoài trời: Pano, áp phích, bảng hiệu, biển quảng cáo trên phố, quảng cáo trên phương tiện giao thông,…
- Quảng cáo qua phương tiện điện tử: TV, đài phát thanh, các quảng cáo trực tuyến,…
- Quảng cáo bằng phương tiện trực tiếp: Gửi Email, gọi điện thoại,…
- Quảng cáo tại điểm bán: Hội chợ, sự kiện, triển lãm, POSM, các vật phẩm,…
Tuy nhiên, nhược điểm là loại hình quảng cáo chỉ mang tính một chiều và khó có được sự tương tác trực tiếp với khách hàng.
Direct Marketing – Tiếp thị trực tiếp
Đây là một trong các công cụ truyền thông IMC hiệu quả. Direct Marketing sử dụng các phương tiện truyền dẫn như cuộc gọi đặt hàng, gửi email, catalog sản phẩm, kênh mua bán trực tuyến… để giao tiếp với khách. Mục đích chính của hình thức này là bán sản phẩm trực tiếp tới người dùng mà không thông qua các nhà bán lẻ. Đây là cách làm tiết kiệm thời gian, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và cá nhân hơn.
Tuy nhiên nhược điểm là có thể khách chưa có nhu cầu sẽ cảm thấy bị làm phiền bởi các nhân viên tư vấn.
Promotion – Xúc tiến bán hàng/Khuyến mại
Ai cũng thích được nhận quà và được hưởng những đãi ngộ đặc biệt. Đánh vào tâm lý này mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng IMC để thu hút khách hàng, kích thích mua sắm, tăng doanh số trong một thời gian ngắn.
Nhược điểm của hình thức này là ngày càng nhiều doanh nghiệp khuyến mại quanh năm suốt tháng. Khách hàng đã dần trở nên chán nản và không còn đặt nhiều niềm ham muốn vào khuyến mại.
Sponsorship – Tài trợ
Một trong các công cụ IMC được ứng dụng phổ biến là Sponsorship. Nhãn hàng sẽ tài trợ bằng hiện kim hoặc hiện vật cho các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh, ca nhạc, sự kiện nào đó. Đổi lại chương trình đó sẽ giới thiệu và đem hình ảnh của thương hiệu bạn vào chương trình để nhiều khách hàng biết đến.
Một số hình thức tài trợ thường thấy như xuất hiện logo thương hiệu trong các chương trình hay sự kiện, được phát quảng cáo giữa chương trình, mời tham gia chương trình, phát biểu, giới thiệu nhà tài trợ,…
PR – Quan hệ công chúng
Là hình thức thường được sử dụng để nâng cao sự uy tín, tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhờ thực hiện IMC mà những thông tin thực tế tốt sẽ dễ để lại ấn tượng tích cực trong lòng công chúng về nhãn hàng.
Một số hình thức IMC phổ biến để PR như họp báo, tổ chức sự kiện, đưa tin về sản phẩm hoặc nhãn hàng, tham gia các hoạt động cộng đồng và xã hội…Việc này nhằm nâng cao hình ảnh cho thương hiệu.
Personal Selling – Bán hàng cá nhân
Personal Selling là một trong những IMC tools Marketing mang đến hiệu quả tối ưu. Đây là hình thức bán hàng truyền thống mặt đối mặt, trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng. Mua hàng trực tiếp có lợi thế là khách hàng sẽ được trải nghiệm thực tế sản phẩm, nâng cao lòng tin và tính thuyết phục. Dễ dàng tương tác linh hoạt và đáp ứng các nhu cầu hay thắc mắc của khách hàng.
Đây là điều mà các hình thức khác không làm được, có tỷ lệ chốt sale thành công cao nhất. Tuy nhiên để có thể bán được hàng, người bán cần có sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm, có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.
6. Quy trình lên kế hoạch IMC chỉ với 6 bước
Để xây dựng một kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có hướng đi chính xác theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của từng chiến dịch IMC
Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp có phương hướng chính xác để làm nền tảng cho những nội dung, thông điệp thống nhất sau này. Mục tiêu có thể là mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, nâng cao độ nhận diện thương hiệu,… Bạn có thể áp dụng mô hình S.M.A.R.T để ứng dụng cho việc đặt mục tiêu của mình. Cụ thể:
- S – Specific: Mục tiêu cần cụ thể;
- M – Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được;
- A – Actionable: Tính Khả thi của mục tiêu đặt ra cho chiến dịch IMC;
- R – Relevant: Sự Liên quan của mục tiêu trong vấn đề hướng đến;
- T – Time-Bound: Thời hạn cụ thể để đạt được mục tiêu.
Bước 2: Xác định về chân dung khách hàng mục tiêu
Là nhóm người có những đặc điểm phù hợp với sản phẩm, có nhu cầu và khả năng mua hàng cao. Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp tiếp cận đúng người, đúng nhu cầu, tiết kiệm chi phí truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể xác định tệp khách hàng mục tiêu dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, sở thích, thói quen,… Những dữ liệu này có thể nghiên cứu, phân tích từ những thông tin thu thập được. Hoặc cần tiến hành khảo sát thị trường để có được dữ liệu chính xác nhất.
Bước 3: Xác định Insight khách hàng mục tiêu
Phân tích tâm lý người dùng và tìm ra “sự thật ngầm hiểm” giúp tiến gần hơn đến suy nghĩ và dẫn dắt được hành động của khách. Nhờ đó tạo ra những thông điệp “đánh trúng” vào mong muốn, kích thích sự tò mò và mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.
Bước 4: Tìm được ý tưởng cốt lõi
Ý tưởng cốt lõi (Big idea) là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp hình dung các hoạt động trong IMC để giải quyết những vấn đề mà insight chưa giải quyết được cho khách hàng. Big idea đòi hỏi phải bắt nguồn từ insight, có thông điệp đủ sức thuyết phục, kết nối với thương hiệu và một khẩu hiệu ấn tượng, dễ nhớ. Đồng thời cần đảm bảo về yếu tố ngân sách, tính khả thi của ý tưởng đưa ra và thể hiện rõ nét vai trò của thương hiệu trong chiến dịch IMC.
Bước 5: Lập kế hoạch & triển khai IMC
Tiến hành chọn thông điệp nhất quán mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Sau đó, lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng giai đoạn. Quan trọng cần tính toán ngân sách phù hợp để thực hiện, chia ngân sách cho từng nội dung nhỏ để đảm bảo tối ưu nhất nhưng vẫn đem về kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến các công việc triển khai cụ thể, người phụ trách và thời hạn tương ứng. Sau quá trình lập kế hoạch và thống nhất giữa các bộ phận sẽ bắt đầu triển khai chiến dịch Integrated Marketing Communications (IMC).
Bước 6: Đánh giá về hiệu quả truyền thông IMC
Thực hiện việc đánh giá kết quả sau chiến dịch giúp bạn rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm để điều chỉnh các hoạt động ở giai đoạn sau phù hợp hơn. Các nội dung đánh giá bao gồm:
- Hiệu ứng truyền thông,
- Lượng tiếp cận từ mạng xã hội,
- Số lượng khách hàng thực tế,
- Tỷ lệ khách hàng phản hồi,
- Mức độ lan tỏa thông điệp,
- Tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng,…
7. Các yếu tố giúp chiến dịch IMC thành công
Để một chiến dịch IMC được thành công và mang đến hiệu quả tối ưu, bạn nên quan tâm đến các yếu tố bên dưới:
- Linh hoạt điều chỉnh để phù hợp: Trong quá trình triển khai chiến dịch, không thể tránh khỏi những vấn đề chưa được lường trước hoặc không mong muốn. Thế nên, cần linh hoạt để điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình hiện tại.
- Mục tiêu càng cụ thể thì càng tốt: Đây là công việc đầu tiên cần làm khi chạy chiến dịch IMC. Một mục tiêu cụ thể thì sẽ giúp đội ngũ triển khai nắm chắc được các vấn đề, nội dung. Từ đó mang đến hiệu quả tối ưu cho chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp.
- Có quy trình làm việc rõ ràng: Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những sai sót. Một quy trình làm việc cụ thể hỗ trợ hạn chế những bất đồng không đáng có giữa các bộ phận.
- Người lãnh đạo sáng suốt, giàu kinh nghiệm: Đây là người chịu trách nhiệm và có quyền quyết định cao nhất đối với chiến dịch IMC. Vì thế, đòi hỏi họ có chuyên môn cao, ra quyết định sáng suốt, nội dung trong IMC cần phù hợp với doanh nghiệp.
8. Tham khảo những case study “kinh điển” trên thị trường
8.1 Case study IMC 1: Apple – “Get a Mac” (2006-2009)
8.1.1 Tình hình và thách thức
Trước khi bắt đầu chiến dịch, doanh số bán hàng của Apple đã giảm dần trong lĩnh vực máy tính cá nhân (PC). Apple phải đối mặt với thách thức lớn để thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ tốt hơn các đối thủ.
Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát về chỉ số hài lòng của người tiêu dùng Mỹ, Apple nhận ra rằng máy tính Mac của họ luôn được đánh giá cao hơn so với PC về mức độ hài lòng của khách hàng.
Người dùng PC có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau với máy tính của mình, và Apple muốn tạo sự khác biệt cho Mac bằng cách giải quyết những vấn đề này một cách tốt hơn. Tóm lại, Apple muốn công chúng nhận thức rằng sản phẩm Mac của họ vượt trội hơn PC, dù có thể gặp phải những vấn đề tương tự.
Ngoài ra, Apple cũng muốn thuyết phục khán giả bằng cách tập trung vào những điểm yếu của PC, từ việc dễ bị nhiễm virus đến việc không thể mang lại sự sáng tạo cho người dùng. Điều này nhằm khẳng định chất lượng của Mac và tạo niềm tin cho người dùng.
8.1.2 Chiến lược triển khai
Mục tiêu
Mục tiêu chính của chiến dịch “Nhận máy Mac” là tăng thị phần của Apple và thuyết phục người dùng PC chuyển sang sử dụng máy tính Mac. Apple muốn đối mặt với quan niệm rằng PC là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và giới thiệu Mac như một giải pháp thay thế hấp dẫn.
Chiến lược
Chiến lược của Apple cho chiến dịch “Nhận máy Mac” tập trung vào việc biến Mac và PC thành các nhân vật trong những tình huống hài hước và dễ hiểu.
Nhân vật Mac, do nam diễn viên Justin Long thủ vai, đại diện cho trải nghiệm máy tính tuyệt vời, tự tin và không gặp rắc rối. Trong khi đó, nhân vật PC, do John Hodgman thể hiện, tượng trưng cho trải nghiệm máy tính khó chịu, dễ bị nhiễm virus và gặp rắc rối.
Triển khai
Chiến dịch bao gồm một chuỗi quảng cáo truyền hình, mỗi quảng cáo tập trung vào một khía cạnh cụ thể mà máy Mac vượt trội so với PC. Các quảng cáo sử dụng một bộ đơn giản và hấp dẫn về mặt hình ảnh, với các nhân vật Mac và PC tham gia vào các cuộc trò chuyện thông thường để làm nổi bật điểm mạnh và điểm yếu của từng nền tảng.
8.1.3 Thông điệp chính
Chiến dịch “Nhận máy Mac” nhằm truyền tải một số thông điệp chính đến đối tượng mục tiêu:
- Máy Mac đáng tin cậy hơn và ít bị nhiễm virus hơn so với PC.
- Máy Mac cung cấp giao diện trực quan và thân thiện với người dùng.
- Máy Mac tương thích với phần mềm sáng tạo và cung cấp các công cụ tốt hơn cho nỗ lực nghệ thuật.
- Máy Mac cung cấp khả năng tích hợp liền mạch với các thiết bị và dịch vụ khác của Apple.
8.1.4 Hiệu quả mang lại
Chỉ sau vài quảng cáo đầu tiên của chiến dịch, doanh số bán hàng đã tăng đáng kể 12% trong quý đầu tiên.
Trong quý cuối cùng của năm 2006, sau khi phát hành nhiều quảng cáo hơn, Apple đã bán được kỷ lục 1.600.000 máy Mac, tăng 39%. Trong quý trước đó, Apple đã bán được hơn 2.300.000 máy Mac.
Doanh số bán hàng tiếp tục tăng đáng kể trong suốt chiến dịch kéo dài 4 năm.
8.2 Case study IMC 2: Coca-Cola – “Share a Coke” (2011)
8.2.1 Bối cảnh và thách thức
Thời điểm triển khai chiến dịch là lúc công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội. Truyền thông kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng làm cho mọi người mất kết nối trong cuộc sống thực. Các buổi tiệc và cuộc gặp gỡ bên ngoài đã dần nhường chỗ cho việc giao tiếp và kết bạn trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Myspace…
Ngoài ra, mùa hè luôn là thời điểm quan trọng để bán hàng đối với CocaCola và các thương hiệu nước giải khát khác. Tuy nhiên, với việc giới thiệu các sản phẩm mới, mở rộng thương hiệu và loại bỏ các sản phẩm truyền thống, thị trường nước giải khát đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Những loại nước có gas từng được ưa chuộng bởi giới trẻ hiện nay không còn nhận được sự quan tâm của giới trẻ Australia. Thậm chí, một nghiên cứu từ trước đây đã cho thấy rằng 50% giới trẻ người dùng chưa từng uống CocaCola.
Trong bối cảnh này, CocaCola cần một ý tưởng lớn cho chiến dịch của họ, đủ mạnh để thu hút tệp khách hàng trẻ tuổi trong độ tuổi từ 18 đến 24 tại Úc, chứng minh sự thích nghi của thương hiệu và khuyến khích người dùng kết nối với thương hiệu cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Vào mùa hè năm 2011, CocaCola đã hợp tác với Ogilvy và Mather Australia, đối tác của công ty quảng cáo, để triển khai chiến dịch truyền thông kỹ thuật số đầy tham vọng của họ có tên là “Chia sẻ chai Coca”.
8.2.2 Cách triển khai
Mục tiêu:
Về marketing: Tăng doanh thu trong mùa hè và tạo dấu ấn với tệp khách hàng trẻ tuổi, khiến họ nói nhiều hơn về CocaCola và tiêu thụ nhiều hơn.
Về truyền thông: Chia sẻ một chai CocaCola với những người bạn của mình, có thể là bạn thân, bạn cũ hoặc thậm chí là người bạn mới quen, cùng với chiến dịch “Chia sẻ chai Coca”.
Ngoài ra, thương hiệu mong muốn chiến dịch có thể tạo ra sự nhận thức tích cực về CocaCola trong mắt người tiêu dùng, khuyến khích họ không chỉ yêu thích thương hiệu mà còn thực sự tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược:
Trong giao tiếp, giới trẻ Việt Nam thường gọi nhau bằng tên và việc sử dụng tên của nhau là cách tốt nhất để bắt đầu một cuộc nói chuyện. Ngoài ra, giới trẻ cũng rất coi trọng cá nhân hóa và thể hiện bản thân.
⟹ Một ý tưởng sáng tạo là thay thế logo Coca Cola trên chai và lon bằng các tên phổ biến ở Việt Nam, ví dụ như Huy, Linh hoặc Trang, và phát hành chúng.
Triển khai:
Phát hành các quảng cáo in ấn về chiến dịch trên các tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VnExpress…
Đặt những chai Coca vào trong các tủ lạnh tại các điểm bán hàng trên toàn quốc, cho phép khách hàng tự tìm kiếm và mua những chai có in tên của mình. Họ có thể chụp hình và đăng lên mạng xã hội để có cơ hội xuất hiện trên TVC của CocaCola.
Sáng tác 150 bài hát tương ứng với 150 cái tên phổ biến ở Việt Nam và phát sóng trên các đài truyền thanh quốc gia. Giới trẻ có thể tải về và chia sẻ những bài hát này trên Facebook.
CocaCola cũng phát triển một ứng dụng cho phép người dùng tạo ra một chai Coca ảo có in tên hoặc hình ảnh của mình và đưa vào trong TVC của CocaCola.
Trong suốt chiến dịch, CocaCola tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp từ khách hàng thông qua Facebook và các quầy bán nước lưu động. Họ cũng bổ sung thêm 50 cái tên mới vào danh sách, nâng tổng số tên riêng in trên nhãn chai Coca lên con số 200 chỉ tính trong phạm vi Việt Nam.
Riêng tại Việt Nam
Trong chiến dịch Trao Coca Cola, kết nối bạn bè được vietsub từ Share a Coke, đã gây được tiếng vang lớn tại Việt Nam khi những chai CocaCola in tên người dùng trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội từ ngày 09/06/2014.
Coca Cola đã phát hành hai TVC chính với hai thông điệp chính: Trao Coca Cola, cả nhà vui thả ga và Trao Coca Cola, kết nối bạn bè. Hai TVC này đã được phát sóng từ ngày 01/06/2014 và 06/06/2014.
Trên mạng xã hội, chương trình tạo lon và chia sẻ trên Facebook để nhận thưởng đã được tổ chức từ ngày 11/07 đến 11/08/2014 trên fanpage chính thức của Coca Cola tại Việt Nam.
Sự kiện Ngày chia sẻ Coca Cola tại Việt Nam đã diễn ra vào ngày 09/06/2014 để khởi đầu cho chiến dịch. Hơn 1000 tình nguyện viên của Coca Cola đã trao đi 130000 chai Coca Cola in tên đến các bạn trẻ tại 200 địa điểm khắp Sài Gòn và Hà Nội.
Ngoài ra, Coca Cola Việt Nam cũng tổ chức hoạt động in tên trực tiếp lên lon tại hơn 50 siêu thị và rạp chiếu phim trên 17 tỉnh thành. Người tiêu dùng có thể nhận được một lon in tên của mình khi mua sản phẩm Coca Cola trị giá 35000 đồng tại siêu thị hoặc gói combo tại cụm rạp Galaxy. Chương trình diễn ra từ ngày 26/06 đến 10/08/2014.
Tại Việt Nam, Coca Cola đã ra mắt 95 phiên bản bao bì khác nhau, bao gồm 8 mối quan hệ gia đình, 67 tên riêng và 20 cá tính độc đáo.
8.2.3 Hiệu quả mang lại
Chiến dịch đã vượt xa sự mong đợi với sự tham gia của hàng triệu người dân Việt Nam. Nó cũng đã giành được giải Gold Lions trong hạng mục Outdoor tại Cannes Lions 2012 với những thành tích đáng nể.
- Lượng tiêu thụ Coca Cola tăng 7%.
- Chiến dịch đã thu hút được 18 triệu lượt nhìn thấy trên các kênh truyền thông xã hội.
- Trên Facebook, lượng traffic tăng 870%, số người nói về trang Coca Cola tại Việt Nam đứng đầu trong thời điểm đó và đứng thứ 23 trên toàn cầu. Có 76.000 mô hình vỏ chai Coca Cola được tạo ra và chia sẻ trên Facebook.
- 378.000 nhãn chai Coca Cola do người dùng tự chế đã được in ra tại các trung tâm thương mại Westfield của Úc.
Tại Việt Nam, chiến dịch “Trao Coca Cola, kết nối bạn bè” trong mùa hè năm 2014 đã đạt được những thành tích đáng khâm phục. Fanpage của Coca Cola đã có tới 200000 người like, và đã tạo ra hơn 40000 cuộc trò chuyện về việc in tên lên lon Coca. Từ khóa “Trao Coca Cola kết nối bạn bè” đã có 54400 kết quả trên Google, và từ khóa “Share a Coke Vietnam” cũng có đến 548000 kết quả chỉ sau một tháng triển khai.
Theo Buzz Metrics, một công cụ đo lường các chủ đề thảo luận trên mạng xã hội, chiến dịch này đã giúp Coca Cola chiếm phần lớn số lượng chủ đề được thảo luận tại Việt Nam trong tháng 6 và đầu tháng 7. Đây là một thành công rất đáng tự hào của nhãn hiệu Coca Cola.
Trên đây là các thông tin chi tiết về IMC mà The7 đã chia sẻ. Nhưng hiện nay, các nhãn hàng có thể tự mình thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp bằng các công cụ truyền thông cơ bản. Tuy nhiên sẽ chuyên nghiệp hơn nếu lựa chọn giải pháp truyền thông Marketing tích hợp chuyên nghiệp của The7, giúp bạn gia tăng hiệu quả Marketing với chi phí hợp lý nhất thị trường. Liên hệ với The7 ngay hôm nay để nhận được tư vấn chi tiết và nhanh chóng qua hotline 0822467979.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Marketing:
- Marketing là gì? 13 hình thức Marketing phổ biến nhất 2024
- Marketing tổng thể là gì? Vai trò, cách lập kế hoạch 2024
- Traditional Marketing là gì? So sánh Marketing Truyền Thống và Digital Marketing
- Cách quảng cáo Marketing Online hiệu quả
- 10 hình thức quảng cáo Digital Marketing phổ biến 2024
- IMC là gì? Các công cụ có trong IMC
- Hướng dẫn cách lập Marketing Plan chi tiết từ A-Z
- Marketing trực tiếp là gì? Vai trò của Marketing trực tiếp với doanh nghiệp
Nguyễn Đình
Bảo
Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.
Bài viết liên quan