fbpx

Hiệu ứng lan truyền là gì? Ứng dụng thực tiễn trong Marketing

Từ xa xưa, con người luôn phải thích ứng để có thể tồn tại. Và hiệu ứng lan truyền chính là bằng chứng cho thấy con người thường dễ thích ứng với những gì xảy ra xung quanh. Trong bài viết này, The7 sẽ cùng các bạn phân tích hiệu ứng lan truyền (hay social proof) trong Marketing.


Nhà triết học Hy Lạp Aristotle từng nói “con người là loài động vật mang tính xã hội”. Và mạng xã hội ngày nay là bằng chứng rõ nhất cho câu nói của ông.

Con người chúng ta thích tuân thủ. Chúng ta nhìn vào người khác để hành xử. Chúng ta liên tục so sánh. Và chúng ta bị ảnh hưởng bởi số đông.

Chúng ta theo dõi một người nổi tiếng trên Facebook vì họ phát ngôn “sốc”. Chúng ta theo dõi xu hướng mới trên TikTok mỗi ngày. Chúng ta thực hiện nhiều lời khuyên của đồng nghiệp vì nó phù hợp với xu hướng.

Và chúng ta cảm thấy thất vọng khi thành tích của chúng ta không như mọi người. Điều đó khiến chúng ta bị thôi thúc để theo kịp đám đông, đôi khi không vì một lý do nào cả.

Một nhà hàng lớn với nhiều nhân viên – Ồ, xem chừng như có vẻ uy tín nhỉ. Một công ty với nhiều điều khen ngợi – Thật là một công ty tuyệt vời. Một chiếc áo thun được gắn mác “Best Seller” – Mua ngay thôi còn đợi gì?

Và tất cả những hiện tượng đó đều được gọi là – Hiệu ứng lan truyền.


Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng lan truyền (hay social proof) là một nguyên tắc tâm lý giải thích cho việc một cá nhân nhìn vào hành động của đám đông để xác định cách hành xử của mình cho phù hợp.

theo Blog.Crobox.com

Vậy từ khái niệm này, chúng ta có 3 điều như sau:

  • hành động của đám đông: Hiệu ứng lan truyền diễn ra khi có một hành động hay hành xử mà nhiều người cùng thực hiện
  • một cá nhân: Đối tượng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng lan truyền sẽ bị áp đảo bởi số lượng
  • xác định cách hành xử của mình cho phù hợp: Khi bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông, họ sẽ có xu hướng thay đổi hành xử của mình.

Có thể thấy, hiệu ứng lan truyền chính là nền tảng tạo nên cách mà chúng ta hành xử trong đám đông. Vậy nguyên tắc tâm lý này có tác dụng như thế nào trong Marketing? Và làm cách nào để ứng dụng nó vào thực tiễn? Là một người làm Marketing, The7 sẽ cùng bạn trả lời câu hỏi này kèm theo những ví dụ minh họa thực tiễn.


Các khuynh hướng chính của Hiệu ứng lan truyền

Trước khi bước vào những ví dụ thực tiễn, hãy tìm hiểu những dạng chính của Hiệu ứng lan truyền. Từ cách hoạt động của từng kiểu chúng ta sẽ dễ hình dung hơn cách áp dụng nó vào thực tế.

Hiệu ứng đoàn tàu (bandwagon effect)

Khái niệm

Vào thế kỷ 16, một nhóm người được các rạp phim và rạp hát thuê chỉ để vỗ tay cho các chương trình biểu diễn. Họ sẽ vỗ tay và khiến những người xung quanh bắt đầu theo hành động này. Điều này khiến mọi người nghĩ rằng buổi biểu diễn đang được tán dương và được yêu thích.

Vì vậy, khi con người tập trung lại thành các tụ, các nhóm, hiệu ứng đám đông ngày càng rõ nét hơn. Và bên trên là ví dụ của một khuynh hướng – hiệu ứng đoàn tàu. Về cơ bản, ta có thể định nghĩa:

Hiệu ứng đoàn tàu là một hiện tượng tâm lí thể hiện việc mọi người làm điều gì đó do số đông đang làm điều này. Họ thậm chí bỏ qua niềm tin của mình về sự việc đó.

Những ví dụ điển hình

Việc vỗ tay chỉ là một hành vi nhỏ. Vậy hãy nghĩ về việc bạn có thể truyền bá một phong trào bằng hiệu ứng lan truyền thì sao? Như việc kêu gọi dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí, quyền động vật, lật đổ một nhà độc tài? Tất nhiên là có thể rồi.

Như việc kêu gọi một cách vô lý của một tổ chức PETA:

Chuột phá mùa màng Australia, PETA kêu gọi ‘hãy thương động vật’

Nhưng vẫn có nhiều người ủng hộ cho quan điểm này? Chỉ vì có nhiều người làm theo.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều ví dụ thực tiễn khác mà bạn có thể tham khảo:

  • Thời điểm mà mọi người nghĩ BlackBerry sẽ là xu hướng của thiết bị thông minh. Cho đến khi Apple ra đời.
  • Việc mọi người vô tâm với những hành động phạm pháp chỉ vì không ai dám lên tiếng
  • Mọi người thường bầu cử cho người có hoạt động tranh cử nhiều nhất mặc dù họ không biết đó là ai
  • Việc thử thách uống rượu bia, chất gây nghiện của giới trẻ
  • Làm theo những xu hướng trên TikTok

Hiệu ứng mặc định (social default)

Ngoài ra, khi bạn đã thực hiện được một ý tưởng đủ để thu hút mọi người, thì việc thay đổi nó sẽ không xảy ra. Đa số con người chúng ta thích mọi thứ được giữ nguyên. Chúng ta có thói quen lặp lại các hành vi quen thuộc mà không bỏ sức tốn công.

“Hiệu ứng mặc định có nghĩa là một cá nhân sẽ thực hiện theo xu hướng được mặc định sẵn (trong trường hợp đám đông đang thực hiện theo xu hướng này) mà không có xu hướng thay đổi.

Ví dụ cho việc: Bạn cài đặt tùy chỉnh Cookie trên Google của mình bao nhiêu lần?

hiệu ứng mặc định - hiệu ứng lan truyền

Không biết bạn như thế nào. Nhưng đa số mọi người sẽ chọn “I Agree” vì nếu không, chúng ta sẽ phải đọc thêm một trang điều khoản dài dòng. Và bộ não của chúng ta quá lười biếng cho việc đó.

Ví dụ thực tiễn:

  • Tùy chọn giao hàng của Amazon được chọn là Giao hàng tiêu chuẩn (giúp họ có thể giảm chi phí trong việc giao hàng)
  • Tùy chọn của máy in mặc định là in hai mặt (giúp giảm mức tiêu thụ giấy)

Hiệu ứng bầy đàn (herd effect)

Ở đây chúng ta lại bàn đến một khuynh hướng khác. Hiệu ứng bầy đàn ở đây lại khác biệt ở chỗ chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên tư cách là một nhóm.

hiệu ứng bầy đàn - herd effect

Theo khảo sát của trường đại học Columbia. Có hơn 70% người dùng Facebook chỉ đọc tiêu đề trước khi bình luận về một bài viết. Và có đến hơn 60% chia sẻ đường dẫn bài viết thậm chí không hề đọc nội dung bài viết đó. Điều này cho thấy đa phần người dùng tương tác một cách cảm tính. Họ không thực sự quan tâm đến bản chất vấn đề. Mà thường có thói quen tranh luận, chia sẻ thông tin theo đám đông.

“Hiệu ứng bầy đàn dùng để chỉ tâm lý một vài cá nhân bị ảnh hưởng bởi cộng đồng quanh họ thông qua những hành vi nhất định. Tuy nhiên bản thân lại không suy xét rõ về sự việc.”

Nhưng chia sẻ ở đây, chúng tôi muốn bạn tránh để hiệu ứng bầy đàn tác động chứ không phải áp dụng nó. Vì hiện nay chỉ cần một chiếc smartphone với kết nối Internet. Thì bất kỳ người nào cũng thể hiện được quan điểm của bản thân. Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp rất dễ bị nêu tên hay gắn mác bởi những thông tin không chính xác, thậm chí là bị bôi nhọ để người dùng có dịp “hùa nhau” tạo ra dư luận không tốt cho doanh nghiệp. 

Khác với hai khuynh hướng trên, khuynh hướng này luôn tạo đến những hậu quả tiêu cực. Ví dụ như:

Hàng trăm người Ấn Độ tham dự nghi lễ đuổi dịch Covid


Ba cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing

Ba khuynh hướng trên chứng tỏ việc hiệu ứng lan truyền luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Trong tâm lý học trong Marketing, đó chính là điều khiến hiệu ứng lan truyền mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn ngay dưới đây.

Sử dụng tính năng xếp hạng và đánh giá

hiệu ứng lan tỏa - review từ khách hàng
Review tốt từ khách hàng giúp tăng hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhìn chung, bạn càng có nhiều bình luận tốt, sản phẩm của bạn sẽ càng thêm thuyết phục.

Trên các trang thương mại điện tử, các đánh giá và xếp hạng cho sản phẩm tạo cho sản phẩm cũng như người bán tiếng nói tốt hơn.

Chắc hẳn khi mua một món hàng trong số chúng ta đều muốn xem qua phần review và đánh giá. Việc đọc được những đánh giá tốt sẽ là một động lực tuyệt vời để chúng ta tiến nhanh hơn đến quá trình thanh toán. Càng nhiều bình luận đánh giá tốt sẽ khiến não bộ nhận thấy sự an toàn trước khi quyết định mua hay không.

Tạo sự tương đồng

tạo sự tương đồng
“Sản phẩm tương tự”, “Có thể bạn cũng thích” – Cho thấy những điểm tương đồng

Đây cũng là một cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing. Giúp tạo cho khách hàng rằng trước đây cũng đã có người tương tự như mình. Và Shopee cũng như các trang thương mại điện tử khác đã thực hiện điều này. Giúp cho doanh số bán hàng của các cửa hàng online tăng từ 30-40%.

Có rất nhiều người…

social proof examples yieldify
Hiển thị lượt xem giúp cho sản phẩm/ nội dung thêm hấp dẫn

Khi gặp một nhà hàng có xếp hàng dài, mọi người cảm giác tin tưởng hơn và nghĩ rằng thức ăn phục vụ ở đó sẽ chất lượng. Như chúng ta chứng minh ở trên, càng đông người thì hiệu ứng lan tỏa càng tốt. Opps… Nhưng khoan đã. Chúng tôi không khuyên bạn nên tụ tập đông người trong thời điểm đại dịch như hiện nay đâu nhé.

Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng đám đông. Như hình hiển thị trên là một cách để tận dụng đám đông để làm nổi bật sản phẩm của mình. Hiển thị lượt xem/ lượt mua sản phẩm số lượng lớn sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng hơn.


Kết luận

Bài viết này đã chỉ ra vì sao hiệu ứng lan truyền lại hiệu quả đến vậy:

  • Đó là một phần trong tiến hóa của con người
  • Đó là hành vi giúp chúng ta hòa nhập với xã hội
  • Càng nhiều lượt thích, bài đánh giá thì tiếng nói chúng ta càng cao

Qua bài viết này, The7 hy vọng rằng bạn sẽ có ý tưởng tốt và tiềm năng khi áp dụng hiệu ứng lan truyền vào thực tiễn. Hãy tìm ra cách để áp dụng nguyên tắc tâm lý này vào việc quảng bá thương hiệu của mình một cách phù hợp nhất.

Hãy theo dõi blog của The7 để cập nhật thêm những xu hướng Marketing mới nhất nhé.

The7 có thể giúp gì cho bạn?

Tại The7, chúng tôi cung cấp 2 Marketing trọn gói chính là tư vấn tận tâm và triển khai chất lượng. Cả 2 đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Từ đó thiết kế riêng cho doanh nghiệp lộ trình triển khai Dịch vụ quảng cáo Online phù hợp và tối ưu, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực.

 

Tư vấn chiến lược Marketing

The7 với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sẽ cùng doanh nghiệp vạch ra định hướng và cách thực thi chiến lược Marketing Online hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình tự triển khai các hoạt động Digital.

 

Dịch vụ Marketing tổng thể

The7 lên chiến lược và thực thi kế hoạch Marketing Online trọn gói dựa trên các giải pháp về quảng cáo trên nền tảng Facebook, Instagram, Google, thiết kế Web và dịch vụ Content Marketing.

Mọi thông tin về dịch vụ quý công ty/tổ chức hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay qua Hotline: 082 246 7979028 3899 7377 hoặc website https://the7.vn/ để được tư vấn!

>>> Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...

Digital Marketing

/

13 Tháng Chín, 2024

Chiến Lược Marketing Phim Điện Ảnh Qua Các Trend Và Meme Đang Hot Hiện Nay

Trước khi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, marketing phim chủ yếu dựa vào những trailer lôi cuốn hay những buổi phỏng vấn đầy sức hút của ê-kíp...