fbpx

Chi phí Marketing bao gồm những gì? Cách tính chi phí hiệu quả

Để đảm bảo hoạt động Marketing đạt hiệu quả thì việc tính bảng chi phí Marketing một cách chi tiết và chính xác là bước quan trọng giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hiểu được điều này, dưới đây The7 sẽ giúp các bạn hiểu rõ về chi phí Marketing bao gồm những gì và cách tiết kiệm chi phí Marketing sao cho tối ưu và đem về nhiều lợi nhuận nhất. Cùng tham khảo nhé!

Kiến thức Marketing:

1. Chi phí Marketing là gì?

Một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, tăng khả năng sinh lời sẽ thường chọn cách làm Marketing để có ưu thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ. Nhất là trong thời đại thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì đa số các doanh nghiệp thường muốn phát triển hoạt động Marketing để đẩy mạnh xây dựng hình ảnh thương hiệu. Và muốn làm Marketing thì rất cần có chi phí để duy trì hiệu quả. Từ đó, ta có thể hiểu rằng chi phí Marketing chính là tất cả những khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra trong hoạt động Marketing của họ.

chi phí marketing
Cách tính bảng chi phí Marketing hợp lý và chi tiết nhất

Chi phí Marketing của doanh nghiệp sẽ bao gồm các khoản liên quan trực tiếp tới hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Cụ thể các khoản phí sẽ liên quan đến những hoạt động: Quảng cáo trên các nền tảng (Facebook, Youtube, Zalo, Shopee, Lazada, Tiktok,…), tổ chức sự kiện thương mại, chiến lược xây dựng thương hiệu, quan hệ công chúng, tìm hiểu thị trường, sản xuất tài liệu tiếp thị, chi phí truyền thông báo chí, phí thuê KOLs, tiền lương cho bộ phận Marketing, phí hoa hồng,… cùng nhiều khoản chi khác tùy thuộc vào mục đích của từng chiến dịch Marketing.

Để đảm bảo chi phí Marketing ít tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả cao cùng khả năng sinh lời thì tỷ lệ phần trăm chi phí Marketing trên tổng doanh thu phải được tính toán kỹ càng, tỷ lệ này cũng khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm ngành và mục tiêu của doanh nghiệp.

>>> Tham khảo thêm các dịch vụ Marketing của The7:

2. Chi phí Marketing của doanh nghiệp bao nhiêu là hợp lý?

Đối với một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, cân bằng tỷ lệ chi phí Marketing với các chi phí khác chính là cách để doanh nghiệp tránh lãng phí. Ngoài ra phân tích rõ mức chi phí này còn giúp doanh nghiệp bao quát được các hoạt động Marketing, xác định đâu là sản phẩm nên đẩy mạnh, kênh phân phối nào đem về nhiều doanh thu, loại hình nào nên mở rộng hay thu hẹp hoặc loại bỏ,…

Chúng ta có thể dựa theo quy tắc ngón tay cái để xác định chi phí Marketing của doanh nghiệp. Đối với ngành hàng tiêu dùng, nên dành 6 – 12% tổng doanh thu cho chi phí Marketing là hợp lý để có thể thu hồi vốn đồng thời có thêm lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp B2B thì chi phí cần bỏ ra cho Marketing từ 2 – 6% sẽ đảm bảo doanh thu.

chi phí marketing
Chi phí Marketing của doanh nghiệp thường tùy theo ngành hàng

Thông thường tỷ lệ chi tiêu cho Marketing cũng sẽ khác nhau giữa sản phẩm là hàng tiêu dùng, mặt hàng công nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp hay thương hiệu cao cấp,… Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn quảng bá sản phẩm/dịch vụ ra thị trường mới, giới thiệu một thương hiệu mới thì tỷ lệ chi phí Marketing sẽ cao hơn bình thường, thậm chí lên tới hơn 20% doanh thu.

Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo, đa số các doanh nghiệp sẽ chi khoảng 5 – 6% doanh thu cho hoạt động Marketing bình thường, nhiều doanh nghiệp chi hơn 6% cho Marketing khi giới thiệu các sản phẩm mới. Một số thương hiệu cao cấp sẽ chi mạnh tay hơn cho Marketing để đẩy mạnh tên tuổi của mình.

3. Thiết lập bảng chi phí Marketing bao gồm những gì?

Để tính bảng chi phí Marketing hợp lý và đảm bảo ngân sách phù hợp, doanh nghiệp cần tính toán kỹ các chi phí sau:

3.1 Chi phí Marketing cho hoạt động bán hàng cá nhân

Ngân sách dành cho các hoạt động của nhân viên bán sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng được gọi là chi phí bán hàng cá nhân. Doanh nghiệp nên chọn các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã có kỹ năng để phát triển hoạt động bán hàng chuyên nghiệp. Chi phí này bao gồm:

  • Tuyển dụng nhân viên bán hàng.
  • Lương thưởng và đãi ngộ cho nhân viên bán hàng.
  • Phí đào tạo nhân viên.
  • Sản xuất tài liệu quảng cáo hỗ trợ bán hàng, danh thiếp nhân viên.
  • Chi phí phát triển kịch bản bán hàng,…
chi phí marketing
Chi phí Marketing dành cho hoạt động bán hàng cá nhân

3.2 Chi phí Marketing cho Website và công cụ Digital

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nền tảng và kênh truyền thông thì chi phí cho hoạt động Marketing đối với các công cụ tìm kiếm cũng như mạng xã hội được xem là chiến lược giúp “câu” khách hiệu quả hơn khi được sử dụng đúng mục đích. Trong đó việc xây dựng Website và phát triển nó cũng chính là cách để khách hàng dễ dàng tìm đến sản phẩm và có niềm tin để chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp

Vậy nên để xây dựng và phát triển Website thì không thể thiếu được các khoản chi phí như: Thiết kế Website, chi phí bảo trì, xây dựng nội dung Website phong phú, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thiết kế hình ảnh Website, các công cụ hỗ trợ quản lý khách hàng,…

chi phí marketing
Chi phí Marketing cho Website và các công cụ Digital

3.3 Chi phí Marketing cho hoa hồng và Agency

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có đội ngũ Marketing riêng thì việc thuê một đơn vị làm Marketing chuyên nghiệp hay còn gọi là Agency như The7 chính là giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất. Các công ty Agency sẽ giúp bạn tính toán chi phí Marketing hợp lý và tối ưu nhất, chưa kể họ có nền tảng Website lớn mạnh cùng các công cụ Digital hỗ trợ tối đa cho hoạt động Marketing và một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm.

Chi phí thuê các công ty marketing  thường được tính dựa trên thời gian thực hiện chiến dịch hoặc phần trăm hoa hồng trên chi phí quảng cáo, hoặc các dịch vụ trọn gói theo yêu cầu.

Dù là thuê Agency, công ty dịch vụ marketing hoặc tự làm Marketing thì cũng cần tính các khoản phí sau: In ấn và thiết kế bảng hiệu quảng cáo, Website, các bài báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, phí hoa hồng,…

chi phí marketing
Chi phí Marketing cho hoa hồng và Agency

3.4 Chi phí Marketing trực tiếp, in ấn

Mặc dù ngày nay các ấn phẩm trên phương tiện truyền thông như báo mạng điện tử, tivi, mạng xã hội,… dần dần thay thế ấn phẩm trực tiếp thì một bộ phận không nhỏ khách hàng vẫn thích các ấn phẩm in ấn như: phiếu giảm giá, voucher khuyến mãi, menu giới thiệu toàn bộ sản phẩm, tờ rơi, bưu thiếp, tài liệu quảng cáo,…

Ngoài ra, để sản xuất các ấn phẩm này, cần tính đến cả những khoản như: Mua danh sách dữ liệu khách hàng tiềm năng, thuê Content và Designer thiết kế ấn phẩm, chi phí in ấn dựa trên chất liệu và kích thước, phí vận chuyển ấn phẩm,…

chi phí marketing
Chi phí Marketing trực tiếp, in ấn,…

3.5 Lương cho nhân viên nội bộ

Nếu doanh nghiệp có bộ phận Marketing riêng thì quỹ lương và thưởng cùng đãi ngộ cho nhân viên cũng được tính vào chi phí Marketing. Đội ngũ này có thể đông hoặc ít người tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ thường bao gồm các bộ phận như: Marketing Manager, Content, Designer, Video Editor, SEOer, nhân viên Facebook Ads, Social Media Manager, Cộng tác viên truyền thông,…

Nếu doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể thuê các chuyên gia làm việc tự do (Freelancer) để chạy chiến dịch trong một khoảng thời gian ngắn giúp tiết kiệm nguồn vốn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

chi phí marketing
Chi phí Marketing cho nhân viên nội bộ cũng chiếm một phần không nhỏ

3.6 Chi phí Marketing trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng

Nghiên cứu thị trường và hành vi của khách hàng giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh hợp lý. Ngân sách cho nghiên cứu thị trường sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô và loại hình nghiên cứu, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được chi phí từ việc nghiên cứu các dữ liệu trên Internet và nhiều nguồn khác như báo chí, nhân khẩu học,…

Bên cạnh những chi phí kể trên thì doanh nghiệp đôi khi cũng cần chi các khoản khác như: Chi phí tài trợ, dịch vụ tư vấn, quà tặng và chương trình giảm giá cho khách hàng, tổ chức sự kiện, phát triển thương hiệu, công cụ hỗ trợ Marketing,…

chi phí marketing
Chi phí Marketing trong việc nghiên cứu hành vi khách hàng

4. Cách tính chi phí Marketing hiệu quả 

Quy mô và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau vậy nên chi phí Marketing cần bỏ ra cho các hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Chi phí đó thường được tính dựa trên 4 cách sau:

4.1 Tính chi phí Marketing dựa trên doanh số bán hàng

Công thức: Chi phí Marketing = Doanh số bán hàng x %Quảng cáo

Chi phí Marketing được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng, có thể thấy phí bỏ ra cho Marketing tỷ lệ thuận với doanh thu. Ví dụ: nếu doanh thu kỳ vọng đạt 100 tỷ đồng và ngân sách dành cho quảng cáo là 5% thì chi phí Marketing sẽ được dùng là 5 tỷ đồng.

Theo kinh nghiệm của The7, các doanh nghiệp có thể tính toán chi phí Marketing được chi dựa trên doanh số bán hàng năm của mình. Cụ thể, nếu doanh thu dưới 5 triệu đô/năm thì ngân sách cho Marketing nên từ 7 – 8%, nếu doanh thu từ 10 – 100 triệu đô/năm thì có thể dành 5 – 6% cho Marketing, còn nếu doanh thu đã từ trên 300 triệu đô/năm thì có thể giảm chi phí Marketing chỉ với 3 – 4% doanh thu.

4.2 Tính chi phí Marketing dựa trên số liệu nhât định 

Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc dựa trên một số liệu bán hàng từ các năm, nguồn ngân sách hiện tại, so sánh với ngân sách cho Marketing những năm trước, so sánh với đối thủ cạnh tranh để tìm ra con số chi phí phù hợp cho năm nay.

Với việc tính bảng chi phí Marketing theo cách này, doanh nghiệp nên dùng công cụ Google Adwords và Facebook vì chúng có lưu lại dữ liệu cụ thể theo ngày, tuần, tháng, năm. Từ đó giúp so sánh, xác định nguồn ngân sách phù hợp với doanh nghiệp.

chi phí marketing
Cách tính bảng chi phí Marketing trên công cụ Google Adwords

4.3 Tính chi phí Marketing dựa vào kỳ vọng CEO doanh nghiệp  

Nếu doanh nghiệp muốn tăng thị phần trên thị trường hoặc tăng doanh số bán hàng lên 100% thì tất nhiên điều này sẽ kéo theo việc tăng ngân sách cho Marketing nhằm đạt đến mục tiêu kỳ vọng, kỳ vọng càng cao thì chi phí bỏ ra càng lớn.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Xác định kỳ vọng của doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn, doanh số hàng năm, mức chi phí có thể bỏ ra, số lượng khách hàng mục tiêu muốn đạt được,…
  • Bước 2: Đưa ra mục tiêu cụ thể bằng con số mà doanh nghiệp muốn đạt được.
  • Bước 3: Tính toán chi phí Marketing cần chi dựa trên mục tiêu trên và những khoản phí khác để đạt được mục tiêu đó.

Ngoài ra việc thăm dò ngân sách của đối thủ cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, hoạch định ngân sách phù hợp hơn.

5. Một số cách tiết kiệm chi phí Marketing tối ưu nhất

Sau đây là những cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả và đem lại lợi nhuận tối đa:

5.1 Đẩy mạnh việc tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Thông điệp tốt là thông điệp dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh đối với người dùng. Vì vậy cách tiết kiệm chi phí hữu hiệu nhất đó chính là tận dụng sự sáng tạo trong nội dung để khơi gợi tính tò mò, từ đó kích thích hành vi của khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn.

chi phí marketing
Đẩy mạnh việc tiếp thị nội dung (Content Marketing) giúp tiết kiệm chi phí Marketing hiệu quả

5.2 Chú trọng việc tự động hóa (Automation Marketing)

Tự động hóa giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức để cải thiện bộ máy đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cũng giảm đi nhờ các phần mềm quản lý chiến dịch, quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nội bộ, quản lý dữ liệu khách hàng, phân tích hành vi khách hàng,…

5.3 Quảng bá thương hiệu qua mạng xã hội (Social Marketing)

Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi muốn tiết kiệm chi phí Marketing. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tiếp cận với lượng lớn người dùng tiềm năng, lan truyền thông tin nhanh chóng, đo lường thói quen, hành vi, sở thích của khách hàng,…

5.4 Tối ưu Website thương hiệu, bán hàng (SEO)

Tối ưu công cụ tìm kiếm chuẩn SEO giúp Website của bạn đến gần hơn với khách hàng nhờ việc tìm kiếm dễ dàng trên top Google. Khi đó khách hàng cũng có thêm nhiều thông tin trên trang Web và tăng tỷ lệ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ lên cao.

5.5 Quảng bá thương hiệu qua Email (Email Marketing)

Email Marketing từ lâu đã được áp dụng nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo ấn tượng tốt thông qua các tin nhắn chuyên nghiệp. Đây là hình thức vừa có chi phí rẻ vừa có thể tiếp cận đến lượng khách hàng lớn.

5.6 Sử dụng chiến lược tiếp thị lại (Remarketing)

Remarketing giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút những khách hàng đã từng quan tâm tới sản phẩm và cả những người dùng mới biết đến sản phẩm của bạn. Cách làm này vừa tiết kiệm được chi phí Marketing vừa có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

chi phí marketing
Remarketing giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu và chuyển đổi hiệu quả

5.7 Xây dựng độ nhận diện thương hiệu vững mạnh (Brand Identity)

Một thương hiệu đã có tên tuổi và độ uy tín chắc chắn sẽ dễ dàng bán được hàng hơn so với thương hiệu mới. Vì vậy việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu vững mạnh trong tâm trí khách hàng chính là cách đơn giản để tiết kiệm chi phí Marketing.

5.8 Quan tâm đến dữ liệu thông tin khách hàng (CRM)

Tập trung vào quản lý khách hàng cũng là cách giúp giảm chi phí Marketing. Phần mềm quản lý thông tin khách hàng giúp phân loại khách hàng theo từng nhóm cụ thể, từ đó dễ dàng quản lý và thuận tiện hơn khi tìm dữ liệu.

5.9 Kết hợp với người có sức ảnh hưởng (KOLs)

Hiện nay việc sử dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng (KOLs) chính là cách để doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực Marketing giúp cả hai bên đều có lợi. Doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm chi phí và còn vừa đem lại hiệu quả quảng cáo ra thị trường.

chi phí marketing
Sử dụng KOLs để tiết kiệm chi phí Marketing và tăng độ nhận diện thương hiệu

5.10 Xây dựng thương hiệu thông qua Video (Video Marketing)

Đa số người dùng đánh giá video sẽ có sức thu hút hơn hình ảnh. Chính vì vậy hiện nay các nền tảng hỗ trợ video cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và trở thành xu hướng với tỷ lệ chuyển đổi cao. Xây dựng nội dung video hấp dẫn, khơi gợi sự đồng cảm nhằm mục đích tăng tương tác với người dùng.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp bạn chưa có đội ngũ làm video truyền thông thì The7 sẽ giúp bạn sản xuất video chuyên nghiệp với chi phí vô cùng hợp lý, xây dựng câu chuyện hoàn hảo, chạy quảng cáo video và tất cả các khâu Marketing từ A – Z để tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết để có thể lập bảng chi phí Marketing hợp lý và hiệu quả nhất. Nếu bạn đang cần một đơn vị hỗ trợ, Công ty tiếp thị số The7 luôn sẵn sàng cung cấp Dịch vụ Marketing trọn gói cùng những chuyên gia Digital Marketing hàng đầu trong ngành. Lựa chọn The7 sẽ đảm bảo đem lại giá trị thực cho doanh nghiệp, từ lập kế hoạch – triển khai – đo lường và báo cáo mọi hoạt động tiếp thị trên tất cả các kênh truyền thông với chi phí tối ưu.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu về dịch vụ Marketing bạn nhé:

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

27 Tháng Mười Hai, 2024

26 Dự Báo Về Xu Hướng Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội Năm 2025

Lại đến thời điểm quen thuộc trong năm, các chuyên gia và nhà phân tích bắt đầu hé lộ những dự đoán về xu hướng tiếp thị trên mạng xã...

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...