fbpx

Truyền thông là gì? Các kênh truyền thông phổ biến hiện nay

Truyền thông là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ giúp chúng ta truyền tải mọi thông điệp và thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về truyền thông là gì, có vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào, cũng như những bước lập kế hoạch truyền thông chuẩn. Hãy cùng The7 tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung

1. Truyền thông là gì? Yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng… liên tục giữa các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng. Truyền thông có vai trò tăng cường hiểu biết, tiến tới thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi và thái độ. Các định nghĩa về truyền thông có thể thay đổi tùy theo góc nhìn nhưng đều nhấn mạnh việc truyền đạt thông tin và tương tác xã hội.

Truyền thông là làm gì?
Truyền thông là làm gì?

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến đối tượng khác nhau, từ công chúng đến khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh và nhân viên. Điều này giúp xây dựng và phát triển thương hiệu, thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ đối tượng mục tiêu, đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay.

Truyền thông gồm 6 yếu tố cơ bản gồm:

  • Nguồn: Là nơi khởi nguồn của thông tin.
  • Nội dung: Là thông tin mà nguồn muốn truyền tải để có thể sản xuất ra những tác phẩm có ý nghĩa như những câu chuyện, bài viết, video và hình ảnh…
  • Kênh: Là phương tiện mà nguồn sử dụng để truyền tải thông tin như truyền hình, báo chí, phát thanh, truyền miệng,…
  • Người nhận: Đối tượng hoặc khán giả tiếp nhận thông tin, có thể là cá nhân hoặc nhóm người.
  • Phản hồi: Là phản ứng của người nhận đối với thông tin.
  • Nhiễu: Là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền tải.

>>>>> Xem thêm dịch vụ của The7: Dịch vụ tư vấn Marketing

2. Vai trò của truyền thông đối với các tổ chức

2.1 Đối với doanh nghiệp

Truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Cụ thể, truyền thông có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tạo dựng hình ảnh và nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và cộng đồng.
  • Truyền tải thông tin nội bộ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và gắn kết nhân viên.
  • Giải quyết khủng hoảng bằng cách truyền tải thông tin một cách kịp thời và chính xác. Từ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu thiệt hại và khôi phục hình ảnh thương hiệu.
Truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và giải quyết các khủng hoảng
Truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và giải quyết các khủng hoảng

2.2 Đối với công chúng

Truyền thông giúp chúng ta cập nhật thông tin, giải trí, học tập, xây dựng xã hội và bảo vệ quyền lợi. Là một công cụ hữu ích giúp chúng ta nâng cao nhận thức, phát triển bản thân và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

  • Giúp người dân cập nhật thông tin về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật trong và ngoài nước để hiểu rõ về thế giới xung quanh và đưa ra các quyết định sáng suốt trong cuộc sống.
  • Cung cấp cho người dân các thông tin giải trí và học tập về phong cách sống, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tăng nhận thức. Giúp họ thư giãn, giải tỏa căng thẳng và nâng cao kiến thức, kỹ năng.
  • Ủng hộ các giá trị tích cực và bài trừ những hành vi xấu, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và hòa bình từ đó người dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và hành động vì một xã hội tốt đẹp hơn.
  • Truyền thông cho phép người dân phản hồi và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm bảo mình được lắng nghe và có tiếng nói trong xã hội.
Truyền thông giúp công chúng cập nhật thông tin cũng như xây dựng xã hội thông tin văn minh
Truyền thông giúp công chúng cập nhật thông tin cũng như xây dựng xã hội thông tin văn minh

2.3 Đối với nhà nước

Truyền thông đóng vai trò truyền thông tin và duy trì tương tác giữa chính quyền Nhà nước và công dân

  • Giúp chính phủ chuyển đạt thông tin về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, và luật pháp đến người dân một cách rộng rãi và hiệu quả.
  • Thuyết phục công chúng, thay đổi những công dân có nhận thức chưa đúng và hành xử đúng theo pháp luật.
  • Hỗ trợ chính phủ thăm dò ý kiến của người dân trước khi ban hành các văn bản pháp lý, tạo điều kiện để cải thiện và điều chỉnh chính sách quản lý.
  • Tạo điều kiện cho các đối tượng trong xã hội có thể phản biện và đưa ra thông tin phản đối một cách công bằng, tăng cường minh bạch trong quản lý và hành động của chính trị gia.
Truyền thông là “cầu nối" giao tiếp giữa công dân và nhà nước
Truyền thông là “cầu nối” giao tiếp giữa công dân và nhà nước

3. Thông điệp truyền thông là gì? Nguyên tắc khi xây dựng thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là thông tin hoặc ý tưởng được truyền tải từ doanh nghiệp đến người nhận là khách hàng mục tiêu. Thông điệp có thể được truyền tải thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh hoặc video.

Thông điệp truyền thông hiệu quả là thông điệp được truyền tải rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Thông điệp cũng cần được thiết kế phù hợp với đối tượng mục tiêu vì có thể tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của khách hàng.

6 nguyên tắc cần thiết để xây dựng những thông điệp ấn tượng và hiệu quả gồm:

  • Đơn giản, dễ nhớ và dễ hiểu

Để đạt được hiệu quả truyền thông, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ hoa mỹ, cầu kỳ. Điều này sẽ giúp thông điệp truyền tải dễ đi vào nhận thức và ghi nhớ của khách hàng.

Ví dụ về thông điệp truyền thông: Tại Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Viễn Thông Viettel với slogan “Hãy nói theo cách của bạn” và thương hiệu giày Biti’s với slogan “Nâng niu bàn chân Việt” đã thành công tiếp cận được khách hàng mục tiêu bằng cách áp dụng nguyên tắc này.

Thông điệp của ngắn gọn, truyền đạt đủ thông tin của Viettel và Biti's
Thông điệp của ngắn gọn, truyền đạt đủ thông tin của Viettel và Biti’s
  • Chân thật, đáng tin cậy và uy tín

Để xây dựng sự tin tưởng, tổ chức và doanh nghiệp cần truyền tải sự uy tín và đáng tin cậy qua các thông điệp của mình đầy đủ.

Ví dụ về thông điệp truyền thông: Colgate xây dựng uy tín và đáng tin cậy bằng cách sử dụng đánh giá tích cực từ các bác sĩ nha khoa trong các thông cáo khuyên dùng. Họ so sánh về sự trắng và độ chắc như ngọc trai khi sử dụng sản phẩm của Colgate. Đương nhiên không thể thiếu màu đỏ đặc trưng của Colgate được định vị và thể hiện trên các phương tiện truyền thông.

TVC truyền thông của Colgate dùng hình ảnh nha sĩ để tạo uy tín với công chúng
TVC truyền thông của Colgate dùng hình ảnh nha sĩ để tạo uy tín với công chúng
  • Bắt mắt, hấp dẫn, gây hứng thú đến đối tượng mục tiêu

Thông điệp truyền thông sáng tạo, hấp dẫn, bắt mắt sẽ tạo nên sự hứng thú và thu hút sự chú ý của công chúng đối với thương hiệu. Không chỉ vậy, những thông điệp này còn có thể tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu ứng truyền thông tích cực.

Ví dụ về thông điệp truyền thông: về một chiến dịch có thông điệp truyền thông sáng tạo và thu hút sự quan tâm là chiến dịch “Trao Coca Cola, kết nối bạn bè” của Coca-Cola, được triển khai vào mùa hè năm 2011 tại Việt Nam.

Chiến dịch đã nhận được sự chú ý lớn khi từ khóa “Trao Coca-Cola kết nối bạn bè” có 54.400 kết quả trên Google chỉ sau 1 tháng triển khai chiến dịch. Công chúng thích thú khi có cơ hội in tên của họ và tên những người thân quen lên những chiếc lon/chai Coca-Cola và chia sẻ điều này với bạn bè và người thân.

Truyền thông quảng cáo của Coca Cola
Truyền thông quảng cáo của Coca Cola
  • Tác động đến hành vi của đối tượng mục tiêu, thúc đẩy họ đến với sản phẩm, dịch vụ

Thông điệp trên banner quảng cáo là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tác động vào hành vi của khách hàng, tạo ra chuyển đổi mong muốn.

Banner Vietlott sử dụng thông điệp “Chào Xuân mới – Tiền tỷ tới – Mua vé số ngay” tác động tới nhận thức của các khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hành vi mua vé số Vietlott đầu năm mới để có cơ hội rinh về tiền tỷ.

Thông điệp truyền thông Vietlott tác động đến hành vi mua vé số của đối tượng truyền thông
Thông điệp truyền thông Vietlott tác động đến hành vi mua vé số của đối tượng truyền thông
  • Phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, văn hóa của công chúng mục tiêu

Văn hóa, phong tục, tín ngưỡng là những yếu tố quan trọng cần được lưu ý khi truyền tải thông điệp hiệu quả. Doanh nghiệp cần lựa chọn màu sắc, hình ảnh phù hợp với văn hóa của đối tượng mục tiêu, từng khu vực địa lý để tạo ra sự đồng cảm và ấn tượng.

Ví dụ về thông điệp truyền thông: TVC quảng cáo Tết 2020 của Oreo tại Việt Nam mang đến thông điệp “Phiêu nhạc Tết – Vui gắn kết”. TVC này đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa phương Đông như áo dài, bữa cơm gia đình ngày Tết,… cùng với hình ảnh hộp bánh Oreo xuất hiện với những nốt nhạc Tết có ý nghĩa mang đến niềm vui, tôn vinh văn hoá và phong sum vầy cả gia đình vào dịp đầu năm mới.

Thông điệp Oreo mang giai điệu Tết trong từng miếng bánh nhờ công nghệ AR
Thông điệp Oreo mang giai điệu Tết trong từng miếng bánh nhờ công nghệ AR
  • Tác động đến tâm lý, cảm xúc của công chúng (cảm xúc lo sợ, lạc quan, vui vẻ, yêu thương,…)

Khi mua sắm, mọi người thường dành thời gian để tìm hiểu thông tin về sản phẩm, so sánh giá cả, chất lượng giữa các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định mua hàng, họ thường nghe theo cảm xúc của mình hơn là lý trí.

Do đó, các doanh nghiệp sử dụng những thông điệp cảm xúc sẽ có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Thông điệp cảm xúc có thể là những câu chuyện, hình ảnh, âm nhạc,… khiến khách hàng cảm thấy đồng cảm, thấu hiểu, hoặc thậm chí là xúc động.

Neptune bắt đầu chiến dịch quảng cáo Tết Quý Tỵ với TVC dài 60 giây phát sóng trên truyền hình từ ngày 18/12/2012 với thông điệp “Cùng Neptune về nhà đón Tết, gia đình trên hết”. Phiên bản đầy đủ của TVC với thời lượng 2:12 giây được phát trên YouTube của thương hiệu.

Trong TVC, Neptune đóng vai người kể chuyện, kể về câu chuyện cảm động của một cô bé khiếm thính ước mong đoàn tụ cùng cha sau thời gian dài xa cách. Hình ảnh người cha trong TVC gợi lên nỗi nhớ nhung của những người con phải xa nhà để mưu sinh, khiến việc đoàn tụ trở thành một điều xa xỉ. Neptune còn khéo léo khơi gợi sự xót xa của khán giả với những phân đoạn ông bà, người mẹ cố gắng lấp đầy nỗi nhớ cha của cô bé.

Thông điệp cảm động về tình cảm gia đình vào dịp Tết trong quảng cáo Neptune
Thông điệp cảm động về tình cảm gia đình vào dịp Tết trong quảng cáo Neptune

4. Phân loại hình thức truyền thông cho doanh nghiệp

4.1 Truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp là hình thức truyền thông mà nguồn phát và người nhận thông tin tương tác với nhau trực tiếp, tức thời. Người nhận thông tin có thể phản hồi lại nguồn phát thông qua các phương tiện như lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể,…

  • Ưu điểm của truyền thông trực tiếp

Tương tác tức thời: Người nhận thông tin có thể phản hồi lại nguồn phát thông qua các phương tiện như lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể,… ngay lập tức, giúp cho việc truyền thông trở nên hiệu quả hơn vì người nhận thông tin có thể được lắng nghe và hiểu rõ hơn.

Tăng cường mối quan hệ: Khi tương tác trực tiếp, mọi người có thể hiểu nhau hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Tạo cảm giác tin cậy: Khi nhìn thấy và nghe thấy nguồn phát trực tiếp, người nhận thông tin có thể đánh giá được tính chân thực và đáng tin cậy của thông tin.

  • Khuyết điểm của truyền thông trực tiếp

Chi phí cao: Truyền thông trực tiếp thường có chi phí cao hơn truyền thông gián tiếp vì cần phải có sự hiện diện của nguồn phát và người nhận thông tin cùng một lúc.

Giới hạn về phạm vi tiếp cận: Nguyên nhân là do chỉ những người có mặt tại địa điểm truyền thông trực tiếp mới có thể tiếp cận được thông tin.

Truyền thông trực tiếp là gì?
Truyền thông trực tiếp là gì?

4.2 Truyền thông gián tiếp

Truyền thông gián tiếp là hình thức truyền thông mà nguồn phát và người nhận thông tin không tương tác với nhau trực tiếp, tức thời. Người nhận thông tin tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông trung gian hiện nay như báo chí, đài truyền hình, internet,…

  • Ưu điểm của truyền thông gián tiếp

Chi phí thấp: Do không cần phải có sự hiện diện của nguồn phát và người nhận thông tin cùng một lúc.

Phạm vi tiếp cận rộng: Thông tin có thể được truyền tải đến nhiều người cùng một thời điểm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tiết kiệm thời gian và công sức: Truyền thông gián tiếp giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nguồn phát vì nguồn phát không cần phải di chuyển đến địa điểm truyền thông trực tiếp.

  • Khuyết điểm của truyền thông giáp tiếp

Không có tương tác tức thời: Người nhận thông tin không thể phản hồi lại nguồn phát thông qua các phương tiện truyền thông gián tiếp nên có thể khiến cho việc truyền thông trở nên kém hiệu quả hơn.

Khó nắm bắt phản hồi: Người phát khó nắm bắt được phản hồi thực tế nhanh chóng của người nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông gián tiếp.

Tạo cảm giác xa cách: Vì người nhận thông tin không thể nhìn thấy và nghe thấy nguồn phát trực tiếp.

Truyền thông gián tiếp là gì?
Truyền thông gián tiếp là gì?

5. Các phương tiện truyền thông hiện nay

5.1 Livestream

Phương tiện truyền thông livestream (phát trực tiếp) là một hình thức truyền thông mới nổi, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tương tác với khách hàng.

Trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram,… livestream giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng, giúp khách hàng cập nhật thông tin mới nhất và giải quyết các nhu cầu hiện tại. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.

Dịch vụ truyền thông livetreams giúp doanh nghiệp có lượng tương tác lớn với khách hàng
Dịch vụ truyền thông livetreams giúp doanh nghiệp có lượng tương tác lớn với khách hàng

5.2 Social Media

Phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) đóng vai trò quan trọng như một công cụ giúp người dùng chia sẻ thông tin, sở thích và tạo ra các cộng đồng trực tuyến. Với số lượng người dùng mạng xã hội ngày càng lớn, doanh nghiệp có thể tận dụng Social Media để nâng cao nhận thức về thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút khách hàng.

Bằng cách sử dụng Social Media, doanh nghiệp có thể hướng quảng cáo đến các nhóm khách hàng mục tiêu trên các nền tảng mạng xã hội, giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và đạt được lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ thông tin với người dùng, đồng thời thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn về thị trường, xu hướng khách hàng và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành trực tuyến.

Truyền thông media là phương tiện được các doanh nghiệp trọng dụng và phát triển mạnh nhất
Truyền thông media là phương tiện được các doanh nghiệp trọng dụng và phát triển mạnh nhất

5.3 Điện thoại

Điện thoại di động không chỉ là một phương tiện truyền thông phổ biến mà còn là một công cụ đa năng, giúp người dùng tiếp cận mọi thông tin qua các ứng dụng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,… Nhờ vào điện thoại di động, người dùng có khả năng tiếp cận một lượng lớn thông tin, theo dõi các xu hướng xã hội, và tham gia vào các sự kiện trực tuyến một cách thuận lợi.

Truyền thông điện thoại giúp người dùng tiếp cận lượng lớn thông tin và xu hướng xã hội tiện lợi
Truyền thông điện thoại giúp người dùng tiếp cận lượng lớn thông tin và xu hướng xã hội tiện lợi

5.4 Truyền hình

Với tỷ lệ người xem truyền hình tại Việt Nam chiếm tới 90% dân số, truyền hình có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng khác nhau và gia tăng khả năng chuyển đổi. Đồng thời thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng cường nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quảng cáo truyền thông trên truyền hình thường có chi phí đắt đỏ hơn so với các phương tiện truyền thông khác, đôi khi còn gây cảm giác phiền phức cho người xem. Để tối ưu hiệu quả chi phí quảng cáo, doanh nghiệp cần định hướng chính xác đối tượng khách hàng và lựa chọn đúng khung giờ để quảng cáo được hiển thị đến đúng đối tượng. Cũng như cần tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn, độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng, tránh gây cảm giác khó chịu.

Truyền thông truyền hình
Truyền thông truyền hình

5.5 Diễn đàn

Diễn đàn là phương tiện truyền thông phổ biến mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ thông tin, tin tức và tương tác với các khách hàng tiềm năng. Các diễn đàn là nơi để doanh nghiệp đặt câu hỏi và trả lời các thắc mắc của khách hàng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp hoạt động trên các diễn đàn có thể chủ động giải quyết các vấn đề của khách hàng thay vì phải thụ động và chờ đợi. Sự hiện diện trên diễn đàn giúp doanh nghiệp xây dựng sự tin tưởng và tăng khả năng thu hút lưu lượng khách hàng tiềm năng đến trang web.

Tuy nhiên, để tận dụng hết những lợi ích từ diễn đàn, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thông tin đáp ứng các vấn đề khách hàng một cách khéo léo. Nên nhớ rằng mọi ý kiến và đánh giá, khi không được suy xét kỹ lưỡng, có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp một cách tiêu cực.

Diễn đàn là nơi doanh nghiệp chia sẻ thông tin và tương tác với khách hàng tiềm năng
Diễn đàn là nơi doanh nghiệp chia sẻ thông tin và tương tác với khách hàng tiềm năng

5.6 Blog

Blog là một công cụ hiệu quả để doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Blog cho phép doanh nghiệp tạo ra một cộng đồng độc giả lớn mạnh, nơi các độc giả có thể kết nối, bình luận, chia sẻ và gửi tin nhắn cho nhau. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ.

Ngoài ra, blog cũng là một kênh tuyệt vời để doanh nghiệp cung cấp các bài viết chất lượng và hữu ích. Các bài viết này có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của khách hàng và tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

Một điểm mạnh khác của blog là khả năng quản lý nội dung. Doanh nghiệp có thể tự do tạo và quản lý nội dung trên blog của mình mà không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba nào. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn nội dung và trải nghiệm của khách hàng.

Kênh truyền thông Blog là công cụ kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng các bài viết chất lượng
Kênh truyền thông Blog là công cụ kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng các bài viết chất lượng

5.7 Báo chí

Mặc dù đã có từ lâu đời, báo chí vẫn là một phương tiện truyền thông phổ biến mang lại hiệu quả cao với chi phí quảng bá rẻ so với các phương tiện khác. Mức độ phủ sóng của báo chí đối với công chúng là rất lớn, có độ uy tín cao và trở thành một phương tiện quảng bá hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng quảng cáo trên báo chí ngày nay thường rất đông nên có thể dẫn đến nguy cơ người đọc bỏ qua những phần nội dung quan trọng trong bài viết.

Nội dung bài viết cần được thiết kế sao cho hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của độc giả. Nội dung phải có giá trị phù hợp với đối tượng mục tiêu và mang tính sáng tạo. Trong khi quảng cáo cần được đặt ở vị trí phù hợp và không quá nhiều vì có thể làm giảm giá trị của bài viết và khiến độc giả cảm thấy khó chịu. Quảng cáo nên được đặt ở vị trí mà độc giả có thể dễ dàng nhìn thấy và không làm gián đoạn quá trình đọc bài.

Báo chí là phương tiện truyền thông truyền thống với chi phí rẻ nhất
Báo chí là phương tiện truyền thông truyền thống với chi phí rẻ nhất

6. Các bước lập kế hoạch truyền thông

Bước 1: Thiết lập mục tiêu doanh nghiệp

Mục tiêu dự án là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua các hoạt động truyền thông. Mục tiêu có thể là tăng doanh số, nâng cao nhận thức thương hiệu, tăng lượng truy cập trang web, tăng lượt tương tác trên mạng xã hội,…

Thiết lập mục tiêu dự án để lập kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông rõ ràng hơn. Nếu không thiết lập được mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá được hiệu quả của các hoạt động truyền thông và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Thiết lập mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch truyền thông dễ dàng và rõ ràng hơn
Thiết lập mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch truyền thông dễ dàng và rõ ràng hơn

Bước 2: Xác định mục tiêu của truyền thông

Mục tiêu truyền thông của các hoạt động xã hội, các dự án truyền thông doanh nghiệp cần phải cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART để cụ thể hoá mục tiêu, đo lường tính thực tế, khả năng thực hiện và đặt ra thời hạn hoàn thành mục tiêu nhất định.

Mục tiêu truyền thông doanh nghiệp cần cụ thể, rõ ràng và đo lường được
Mục tiêu truyền thông doanh nghiệp cần cụ thể, rõ ràng và đo lường được

Bước 3: Xác định đối tượng truyền thông

Đối tượng truyền thông là nhóm người mà doanh nghiệp muốn thu hút, ảnh hưởng hoặc tác động đến thông qua các hoạt động truyền thông. Xác định đối tượng truyền thông mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng và các kênh truyền thông mà họ sử dụng.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu công chúng kỹ càng để xác định đúng đối tượng truyền thông
Doanh nghiệp cần nghiên cứu công chúng kỹ càng để xác định đúng đối tượng truyền thông

Bước 4: Xây dựng thông điệp nhất quán

Xây dựng thông điệp nhất quán là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng thông điệp nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả truyền thông cao hơn và xây dựng được mối quan hệ bền vững với công chúng mục tiêu.

Thông điệp nhất quán giúp đảm bảo rằng các thông điệp truyền thông của doanh nghiệp được truyền tải một cách rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả đến công chúng mục tiêu. Một số lưu ý khi xây dựng thông điệp nhất quán bao gồm:

  • Thông điệp cần rõ ràng và súc tích: Thông điệp cần dễ hiểu và dễ nhớ, giúp công chúng mục tiêu dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ.
  • Thông điệp cần tích cực và truyền cảm hứng: Thông điệp cần mang lại cảm giác tích cực và truyền cảm hứng cho công chúng mục tiêu, thúc đẩy họ hành động.
  • Thông điệp cần phù hợp với thương hiệu: Thông điệp cần thể hiện được giá trị cốt lõi và cá tính của thương hiệu.
Thông điệp nhất quán giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn đến khách hàng
Thông điệp nhất quán giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn đến khách hàng

Bước 5: Xây dựng chiến lược truyền tải thông điệp

Thông điệp truyền thông là những gì doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng mục tiêu thông qua các hoạt động truyền thông. Mỗi thông điệp cần có mục đích cụ thể, nhằm thúc đẩy hành động của công chúng mục tiêu.

Để đạt được mục đích này, thông điệp truyền thông cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thông điệp cần được trình bày một cách rõ ràng, súc tích, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ ghi nhớ.
  • Thông điệp cần liên quan đến nhu cầu và mong muốn của công chúng mục tiêu.
  • Thông điệp cần thể hiện rõ ràng hành động mà doanh nghiệp mong muốn công chúng thực hiện.
Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, thể hiện rõ nội dung muốn truyền tải đến công chúng
Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, thể hiện rõ nội dung muốn truyền tải đến công chúng

Bước 6: Áp dụng chiến thuật phù hợp

Để truyền tải thông điệp và câu chuyện đến công chúng mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng phong cách kể chuyện hấp dẫn và thu hút. Các yếu tố có thể được sử dụng để tạo nên một phong cách kể chuyện hấp dẫn là sử dụng các yếu tố gây tò mò, các yếu tố cảm xúc hoặc các yếu tố cá nhân hóa. Một câu chuyện hấp dẫn và thu hút cần phải sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, truyền tải cảm xúc và tạo ra sự tương tác với công chúng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các concept truyền thông bất biến như truyện kinh dị, chuyện lạ, chuyện gây tranh cãi, người nổi tiếng,… không phải lúc nào cũng phù hợp với mục tiêu và đối tượng công chúng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu của mình để lựa chọn phong cách kể chuyện phù hợp.

Để truyền tải thông điệp hiệu quả, doanh nghiệp cần chọn chiến thuật phù hợp với đối tượng mục tiêu
Để truyền tải thông điệp hiệu quả, doanh nghiệp cần chọn chiến thuật phù hợp với đối tượng mục tiêu

Bước 7: Lựa chọn kênh truyền thông

Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông khác nhau và mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và đối tượng công chúng mục tiêu. Lựa chọn kênh truyền thông và thiết kế vật phẩm truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả hơn với công chúng mục tiêu, đạt được mục tiêu truyền thông một cách tối ưu.

Sau khi lựa chọn kênh truyền thông, doanh nghiệp cần thiết kế vật phẩm truyền thông phù hợp với kênh truyền thông đó. Ví dụ:

  • Nếu sử dụng báo chí, cần viết những bài báo có nội dung hấp dẫn và chính xác, phù hợp với đối tượng công chúng mục tiêu.
  • Nếu sử dụng mạng xã hội, có thể tạo ra những clip ngắn, hình ảnh thu hút, thể hiện được thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.
  • Nếu sử dụng đài phát thanh, cần tạo ra những chương trình có nội dung sáng tạo, thu hút, phù hợp với sở thích và thói quen của công chúng mục tiêu.
Kênh truyền thông phù hợp giúp doanh nghiệp truyển tải được thông tin đến đúng đối tượng truyền thông
Kênh truyền thông phù hợp giúp doanh nghiệp truyển tải được thông tin đến đúng đối tượng truyền thông

Bước 8: Xây dựng kế hoạch

Bước tiếp theo trong lập kế hoạch truyền thông là thiết kế chi tiết các vật phẩm truyền thông sẽ được sử dụng trong chiến dịch và xác định chi phí cho mỗi vật phẩm. Có thể áp dụng phương pháp gây tranh cãi để tạo ra “nghị luận truyền thông” để tạo sự tò mò và thu hút sự chú ý của công chúng, tăng khả năng lan truyền thông điệp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chiến dịch truyền thông, các kinh nghiệm và trải nghiệm dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp đối phó linh hoạt với các tình huống khẩn cấp và sự cố.

Thiết kế vật phẩm truyền thông, xác định chi phí và áp dụng phương pháp gây tranh cãi nếu cần
Thiết kế vật phẩm truyền thông, xác định chi phí và áp dụng phương pháp gây tranh cãi nếu cần

Bước 9: Đo lường và báo cáo kết quả

Đo lường giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông, từ đó xác định những phương pháp hiệu quả và đầu tư ngân sách truyền thông một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

Để đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số đo lường phù hợp với mục tiêu truyền thông. Các chỉ số đo lường thường được sử dụng bao gồm:

  • Mức độ nhận biết thương hiệu: Số lượng người biết đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tương tác: Số lượng người tương tác với các vật phẩm truyền thông của doanh nghiệp, chẳng hạn như lượt thích, lượt chia sẻ, lượt bình luận.
  • Thương lượng: Mức độ sẵn sàng của công chúng mục tiêu để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và phương pháp khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông, bao gồm:

  • Khảo sát trực tuyến: Khảo sát công chúng mục tiêu để thu thập thông tin về mức độ nhận biết thương hiệu, tương tác và thương lượng.
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu từ các kênh truyền thông để theo dõi mức độ tiếp cận, tương tác và hiệu quả của các chiến dịch.
  • Tiến hành nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông theo các phương pháp khoa học.
Đo lường giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chiến dịch, xác định phương pháp phù hợp và điều chỉnh ngân sách
Đo lường giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chiến dịch, xác định phương pháp phù hợp và điều chỉnh ngân sách

7. Tương lai của ngành truyền thông

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang có những tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền thông. AI đang được sử dụng trong nhiều khía cạnh của truyền thông, từ sản xuất nội dung đến phân tích dữ liệu và quảng cáo. Do đó các cơ quan truyền thông cần chuẩn bị cho những thay đổi mà AI mang lại để có thể tồn tại và phát triển trong tương lai.

  • Sản xuất nội dung

AI có thể được sử dụng để tự động hóa nhiều công đoạn trong sản xuất nội dung, từ viết bài, biên tập, đến sản xuất video và âm thanh. AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra các nội dung sáng tạo mới, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh và video.

  • Phân tích dữ liệu

AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu lớn từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như mạng xã hội, website và ứng dụng. Phân tích dữ liệu giúp các cơ quan truyền thông hiểu rõ hơn về khán giả của họ, từ đó tạo ra nội dung phù hợp hơn.

  • Quảng cáo

AI có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo đến các đối tượng cụ thể. AI có thể phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen và hành vi của người dùng để xác định những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ đang được quảng cáo.

AI có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành truyền thông, bao gồm:

  • Tăng cường năng suất và hiệu quả tiêp cận cao
  • Tạo ra các nội dung sáng tạo mới
  • Hiểu rõ hơn về khán giả
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác và hiệu quả hơn

Tuy nhiên, AI cũng có thể mang lại một số thách thức cho ngành truyền thông, bao gồm:

  • Tăng tỉ lệ thất nghiệp trong ngành truyền thông
  • Tăng cường phân cực xã hội
  • Phát tán thông tin sai lệch
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi cách truyền thông vận hành
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi cách truyền thông vận hành

8. Giải đáp thắc mắc về truyền thông

Câu hỏi 1: Sản phẩm truyền thông là gì? Có bao nhiêu loại?

Sản phẩm truyền thông là những nội dung được tạo ra và sử dụng để truyền tải thông điệp đến công chúng mục tiêu. Lựa chọn và sử dụng sản phẩm truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả truyền thông cao hơn và đạt được mục tiêu truyền thông đã đề ra.

Sản phẩm truyền thông có thể được tạo ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Văn bản: Bài báo, bài viết, email, thư,…
  • Hình ảnh: Ảnh, video, infographic,…
  • Âm thanh: Nhạc, podcast,…
  • Video: Chương trình truyền hình, quảng cáo,…
  • Trực tuyến: Ứng dụng, Website,…

Sản phẩm truyền thông truyền thống:

  • Báo chí: Báo giấy, báo in, báo điện tử, tạp chí,…
  • Truyền hình: Kênh truyền hình, chương trình truyền hình
  • Đài phát thanh: Chương trình phát thanh, kênh phát thanh

Sản phẩm truyền thông hiện đại:

  • Mạng xã hội: Instagram, Facebook, Twitter,…
  • Website: Website doanh nghiệp, website tin tức,…
  • Ứng dụng điện thoại: Ứng dụng giải trí, ứng dụng tin tức,…

Vai trò của sản phẩm truyền thông:

  • Thông tin: Cung cấp tin tức về các vấn đề xã hội – chính trị, sự kiện,…
  • Giáo dục: Cung cấp thông tin giáo dục về các kiến thức, kỹ năng,…
  • Giải trí: Cung cấp thông tin, sản phẩm truyền thông thoả mãn nhu cầu giải trí của mọi người.
  • Quảng bá: Quảng bá sản phẩm/dịch vụ, ý tưởng phát triển,…

Câu hỏi 2: Cơ quan truyền thông nghĩa là gì?

Cơ quan truyền thông là một doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ thu thập, xử lý và truyền tải thông tin, tin tức đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Cơ quan truyền thông có vai trò quan trọng trong xã hội vì phản ánh thực tế xã hội, góp phần hình thành và định hướng dư luận một cách khách quan.

Các tổ chức truyền thông phổ biến bao gồm:

  • Cơ quan thông tấn (news agencies): Những tổ chức chuyên cung cấp tin tức và thông tin cho các phương tiện như báo, truyền hình, radio và trang web tin tức. Các cơ quan thông tấn nổi tiếng quốc tế bao gồm Reuters, Associated Press (AP) và Agence France-Presse (AFP).
  • Tờ báo và tạp chí: Tất cả các tờ báo và tạp chí đều thuộc danh sách các cơ quan truyền thông. Ví dụ như Dân Trí, Vnexpress, The Washington Post, The New York Times và Time Magazine.
  • Truyền hình và phát thanh: Các kênh truyền hình và đài phát thanh như CNN, HTV, VTV,…
  • Truyền thông số hóa (digital media): Là các trang web tin tức, blog, mạng xã hội online như Facebook, Twitter,… và các nền tảng truyền thông số hóa khác
  • Công ty sản xuất phim và truyền hình: Các công ty như Paramount Pictures, Warner Bros và NBC Universal chủ yếu sản xuất nhiều loại nội dung truyền hình và phim ảnh dành cho tất cả mọi đối tượng.
  • Cơ quan truyền thông xã hội: Tổ chức phi lợi nhuận như Amnesty International và Greenpeace sử dụng dịch vụ truyền thông để tăng cường ý thức về các vấn đề xã hội và môi trường.

Câu hỏi 3: Phương tiện truyền thông truyền thống khác gì với truyền thông kỹ thuật số?

Phương tiện truyền thông truyền thống là các phương tiện truyền thông đã tồn tại trước khi kỹ thuật số ra đời, bao gồm báo chí, truyền hình, phát thanh và điện ảnh.

Truyền thông kỹ thuật số là các phương tiện truyền thông sử dụng công nghệ kỹ thuật số để truyền tải thông tin, bao gồm mạng xã hội, website, ứng dụng và trò chơi điện tử.

Sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông truyền thống và truyền thông kỹ thuật số

Đặc điểm Truyền thông truyền thống Truyền thông kỹ thuật số
Kỹ thuật Kỹ thuật truyền thống như in ấn, phát sóng và ghi âm Công nghệ kỹ thuật số như mã hóa và truyền dữ liệu
Kênh Báo giấy, radio và truyền hình Mạng xã hội, website và ứng dụng
Tính tương tác Ít tương tác với người dùng Nhiều tương tác với người dùng
Tính cá nhân hóa Thấp Cao
Tính kịp thời Tốc độ truyền tải thông tin chậm Tốc độ truyền tải thông tin nhanh
Tính rộng rãi Phạm vi tiếp cận rộng hơn Phạm vi tiếp cận hẹp hơn
Chi phí Chi phí cao hơn Chi phí thấp hơn

Câu hỏi 4: Phương tiện truyền thông nào hiện đang là xu hướng?

Các loại hình truyền thông như truyền thông mạng xã hội, truyền thông trực tiếp livestream, trò chơi điện tử, thương mại điện tử hoặc truyền thông thực tế ảo (VR) và truyền thông thực tế tăng cường (AR),… là xu hướng truyền thông chưa bao giờ hạ nhiệt.

Câu hỏi 6: Truyền thông đại chúng khác gì với truyền thông đa phương tiện?

Truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những điểm khác biệt cơ bản về phạm vi tiếp cận, tính tương tác và mục đích sử dụng.

Đặc điểm Truyền thông đại chúng Truyền thông đa phương tiện
Khái niệm Phương tiện truyền thông phổ biến, nhằm truyền tải thông tin đến đại chúng một cách rộng rãi.

Bao gồm các phương tiện như báo chí, đài truyền hình, radio, tạp chí và sách báo.

Là sự kết hợp giữa các phương tiện truyền thông truyền thống và các công nghệ mới như Internet, điện thoại di động cùng các phương tiện mạng xã hội, website, podcast,…
Phạm vi tiếp cận Tiếp cận một lượng lớn khán giả, không phân biệt đối tượng, lứa tuổi, giới tính,… Có thể tiếp cận một lượng khán giả lớn hoặc nhỏ, tùy thuộc vào phương tiện và cách thức truyền thông.
Tính tương tác Tương tác thấp, công chúng chỉ có thể chủ động tiếp nhận thông tin.

Doanh nghiệp khó có thể đo lường hiệu quả.

Có tính tương tác cao, đối tượng mục tiêu có thể tương tác trực tiếp với nội dung truyền thông và tương tác 2 chiều với doanh nghiệp.

Dễ dàng đo lường tính hiệu quả truyền thông.

Mục đích sử dụng Thường được sử dụng để cung cấp thông tin, giải trí và quảng cáo. Có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cung cấp thông tin, giải trí, giáo dục và thương mại.

Trên đây là những chia sẻ của The7 về định nghĩa của truyền thông là gì và vai trò quan trọng mà nó đóng đối với doanh nghiệp. Thông qua những khía cạnh này, truyền thông không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, mà còn mở rộng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút sự quan tâm, khuyến khích việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, quan trọng nhất là việc xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp để đảm bảo hiệu quả cao trong cả chiến lược truyền thông cụ thể và chiến lược Marketing toàn diện của doanh nghiệp.

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

27 Tháng Mười Hai, 2024

26 Dự Báo Về Xu Hướng Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội Năm 2025

Lại đến thời điểm quen thuộc trong năm, các chuyên gia và nhà phân tích bắt đầu hé lộ những dự đoán về xu hướng tiếp thị trên mạng xã...

Digital Marketing

/

25 Tháng Chín, 2024

Thành Công Trong Thị Trường Quốc Tế: Khám Phá Chiến Lược STP

Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần nắm vững mô hình Segmentation – Targeting – Positioning (STP), một phương pháp marketing không thể thiếu để...

Digital Marketing

/

21 Tháng Chín, 2024

Làm Thế Nào Để Biến Blog Marketing Thành Công Cụ Đắc Lực Trong Doanh Nghiệp?

Trong thời kỳ chuyển đổi số, blog marketing nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách chân thật và...

Case Study

/

20 Tháng Chín, 2024

Một Mình Nhưng Không Cô Đơn: Khám Phá Làn Sóng Ẩm Thực Cá Nhân Trong Ngành F&B

Xu hướng thưởng thức ẩm thực một mình như “Lẩu FA,” “Mì cô đơn,” hay “Selfdate” đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, mang đến...

Digital Marketing

/

18 Tháng Chín, 2024

Những Xu Hướng Marketing Phát Triển Mạnh Vào Năm 2025

Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng ta nhìn lại hành trình thương hiệu trong năm 2024 và chuẩn bị cho những xu hướng marketing đột phá của 2025....

Digital Marketing

/

14 Tháng Chín, 2024

Chiến dịch Marketing thương hiệu kết hợp với Từ thiện của Katinat đã làm dậy sóng dư luận ra sao?

Gần đây, Katinat đã khởi xướng chiến dịch ủng hộ Đồng Bào ở Làng Nủ đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, với lời hứa trích 1.000 đồng từ mỗi...