fbpx

Storytelling là gì? Bí quyết triển khai chưa ai nói với bạn

Trong các chiến lược Marketing hiệu quả thì việc khai thác Storytelling sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty/doanh nghiệp như: Tăng khả năng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng quan tâm… Cùng The7 tham khảo bài viết này để biết Storytelling là gì? Cách tăng tính thuyết phục khi kể chuyện trong Marketing.

Tài liệu về Content Marketing:

Content marketing là gì Các dạng content facebook Chiến lược content marketing
Viết content marketing Mẫu kế hoạch content marketing Xu hướng content marketing 2022

Nội Dung

Storytelling là gì?

Storytelling là gì? Storytelling được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “kể chuyện”. Là nghệ thuật tương tác thông qua việc sử dụng từ ngữ và hành động để biểu lộ các tình tiết và hình ảnh của câu chuyện.

Storytelling - content kể chuyện
Storytelling – content kể chuyện

Trong lĩnh vực Marketing, Storytelling là việc một công ty/doanh nghiệp xây dựng – phát triển và lan tỏa câu chuyện xoay quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để quảng bá và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng. Nếu Storytelling thành công sẽ tạo nên sự kết nối cảm xúc giữa khách hàng và công ty/doanh nghiệp.

Nguồn gốc hình thành nên Storytelling

Như bạn đã viết thì giao tiếp là một phần quan trọng và cần phải có trong cuộc sống hiện đại. Con người luôn có nhu cầu kể những câu chuyện hoặc lắng nghe câu chuyện từ người thân hay bạn bè xung quanh. Chính điều này vô hình trung đã tạo nên sự kết nối giữa người với người giúp chúng ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau hơn.

Tất nhiên với một câu chuyện thì cần phải có người kể và người lắng nghe. Những người đảm nhận vai trò kể chuyện được gọi là Storyteller còn cách họ truyền tải câu chuyện chính là Storytelling. Đây là nguồn gốc hình thành nên “thuật ngữ” Storytelling (content kể chuyện).

Nhu cầu kể chuyện chính là “sợi dây” kết nối giữa người với người 
Nhu cầu kể chuyện chính là “sợi dây” kết nối giữa người với người

Storytelling phát triển như thế nào?

Dựa theo nguồn thông tin thì Storytelling trải qua 3 giai đoạn hình thành và phát triển. Ở mỗi giai đoạn khác nhau đều có sự gắn kết mật thiết với các đặc trưng giao tiếp trong xã hội loài người. Hiểu theo cách đơn giản là sự phát triển của Storytelling không mang tính độc lập mà kế thừa – bổ sung và song hành cho đến ngày nay. Và sau đây là những giai đoạn phát triển của Storytelling mà The7 muốn thông tin đến bạn:

Giai đoạn 1: Kể chuyện thông qua hình ảnh hoặc truyền miệng

Có thể bạn chưa biết vào hàng triệu năm trước, con người đã bắt đầu vẽ và điêu khắc lên phiến đá, vách tường… để kể chuyện. Những câu chuyện đó có thể là một huyền thoại hoặc một quá trình lịch sử mà họ đã chứng kiến. Theo dòng chảy của thời gian thì hình thức kể chuyện thông qua hình ảnh dần chuyển sang truyền miệng.

Cách kể chuyện bằng truyền miệng có khả năng làm thỏa mãn sự tò mò và mong muốn khám phá của những con người vào thời gian đó. Và cho đến nay, văn hóa truyền miệng đã kéo dài từ thế này cho đến thế hệ khác.

Hình thức kể chuyện qua hình ảnh và truyền miệng được lưu truyền qua nhiều thế hệ 
Hình thức kể chuyện qua hình ảnh và truyền miệng được lưu truyền qua nhiều thế hệ

Giai đoạn 2: Kể chuyện thông qua chữ viết

Giai đoạn này diễn ra sau giai đoạn 1 khoảng vài thế kỷ. Khi đó, con người bắt đầu biết đến hình thức kể chuyện bằng chữ viết. Giới khảo cổ cũng đưa ra những phát hiện vào khoảng 5000 năm trước thì con người bắt đầu tạo ra hệ thống các ký tự – chữ viết để kể lại các câu chuyện mà họ từng trải qua hoặc chứng kiến được.

Trải dài cùng sự phát triển của xã hội, những câu chuyện đó không những được viết lại mà còn in thành sách…

Kể chuyện bằng chữ viết đã được sử dụng từ thời xa xưa cho đến ngày nay 
Kể chuyện bằng chữ viết đã được sử dụng từ thời xa xưa cho đến ngày nay

Giai đoạn 3: Kể chuyện thông qua phương tiện kỹ thuật số

Ở giai đoạn thứ 3 này thì con người bắt đầu dùng đến nhiếp ảnh, âm nhạc, mạng xã hội… để kể chuyện và giao tiếp với nhau. Điện thoại, tivi, máy tính… là những phương tiện truyền thông được sử dụng phổ biến trong thời đại 4.0 Cộng với sự hỗ trợ tích cực của mạng Internet đã giúp con người dễ dàng kể chuyện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tiếp theo sau đó là truyền tải câu chuyện của mình đến gần hơn với cộng đồng nhờ vào tính tương tác.

Thời đại công nghệ 4.0 con người chuộng kể chuyện bằng các phương tiện kỹ thuật số 
Thời đại công nghệ 4.0 con người chuộng kể chuyện bằng các phương tiện kỹ thuật số

Storytelling mang lợi ích gì với doanh nghiệp?

Storytelling ngày nay đã không còn là hình thức mới mẻ đối với nhiều công ty/doanh nghiệp. Sở dĩ, nó được sử dụng rộng rãi là vì mang lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:

Thu hút thêm nhiều khách hàng trung thành cho doanh nghiệp

Storytelling thường ẩn chứa tầm nhìn của công ty/doanh nghiệp với tác dụng “giữ chân” nhiều khách hàng. Khi đã có sự thấu hiểu về doanh nghiệp thì khách hàng sẽ thêm phần tin tưởng vào thương hiệu. Lâu dần họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của công ty/doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông và quảng bá thương hiệu (Brand)

Storytelling được các “bậc thầy truyền thông” nhận định là phương thức quảng bá thương hiệu mới mẻ và tự nhiên với hiệu quả mang lại cực kỳ cao. Câu chuyện phía sau quá trình quá triển thương hiệu của một công ty/doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về tầm nhìn – sứ mệnh và mục đích của công ty/doanh nghiệp đang từng bước hướng đến.

Thông thường, các câu chuyện khi được công ty/doanh nghiệp kể đều dựa trên tiêu chí thực tế, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Chính điều này sẽ giúp cho khách hàng có thêm nhiều nhận thức sâu sắc về thương hiệu của công ty/doanh nghiệp. Sau đó, khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm những thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty/doanh nghiệp cung cấp. Hơn hết, bạn cần nhớ rằng một câu chuyện ý nghĩa sẽ tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Storytelling được doanh nghiệp sử dụng như “công cụ” quảng bá thương hiệu 
Storytelling được doanh nghiệp sử dụng như “công cụ” quảng bá thương hiệu

Tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với đối thủ

Thực tế cho thấy trong cùng lĩnh vực sẽ có nhiều công ty/doanh nghiệp cạnh tranh nhau. Lúc này, nếu công ty/doanh nghiệp bạn có content kể chuyện thu hút hơn sẽ tạo được sự khác biệt nổi bật hơn so với đối thủ. Đến khi khách hàng cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải thì việc mua sản phẩm/dịch vụ sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đánh trúng tâm lý khách hàng và thu hút họ thành công

Thông qua Storytelling, khách hàng sẽ dễ dàng cảm nhận được quá trình xây dựng và phát triển của công ty/doanh nghiệp. Đồng thời hình dung rõ nét hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp. Hãy nhớ rằng những câu chuyện dựa trên sự việc có thật thường mang tính tác động tâm lý cực kỳ cao. Chẳng hạn như công ty/doanh nghiệp có thể chọn kể lại một sai lầm nào đó đã từng xảy ra trong quá khứ…

Mặt khác, những câu chuyện truyền tải đến khách hàng cũng cần có sự sinh động và mang theo nhiều cảm xúc để dễ tạo dựng sự đồng cảm nhiều hơn. Một khi nắm bắt được tâm lý được khách hàng bạn sẽ dễ thu hút họ quan tâm đến công ty/doanh nghiệp hơn.

Việc nắm bắt tâm lý khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp 
Việc nắm bắt tâm lý khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Tăng năng suất làm việc và sự bó của đội ngũ nhân viên

Storytelling còn được sử dụng hiệu quả trong truyền thông nội bộ công ty/doanh nghiệp. Cụ thể những câu chuyện văn hóa doanh nghiệp sẽ bao gồm: Lịch sử hình thành công ty, tầm nhìn – sứ mệnh, mục tiêu phát triển… Trong quá trình đó thì đội ngũ nhân viên là nhân tố cực kỳ quan trọng. Và Storytelling sẽ giúp cho nhân viên hiểu thêm về những giá trị mà công ty/doanh nghiệp đang xây dựng, từ đó có thêm lòng tin vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Mẫu content kể chuyện với chủ đề về doanh nghiệp
Mẫu content kể chuyện với chủ đề về doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Storytelling và Content Marketing nhìn chung đều là những phương thức sử dụng nội dung để tiếp cận gần hơn với khách hàng. Chung quy thì quá trình hoạt động Marketing của mỗi công ty/doanh nghiệp đều cần đến sự góp mặt của cả 2 phương thức này vì mục đích chung là:

– Thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng

– Giữ chân những khách đã – đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ

– Tạo dựng niềm tin và duy trì sự trung thành của khách hàng đối với công ty/doanh nghiệp…

Content Marketing thật chất là một phần trong  Storytelling
Content Marketing thật chất là một phần trong  Storytelling

Mặc dù vậy nhưng phạm vi sử dụng của Storytelling và Content Marketing lại khác nhau. Trên thực tế thì Content Marketing là một phần trong Storytelling.

Theo đó, Content Marketing là hoạt động sản xuất nội dung nhằm cung cấp thông tin và truyền thông đến khách hàng thông qua các hình thức khác nhau như:

– Blog

– Bài đăng trên các trang mạng xã hội

– Hình ảnh/Video

– Sách báo điện tử

– Hội thảo trực tuyến…

Còn Storytelling đề cập xung quanh các thông điệp liên quan đến thương hiệu mà công ty/doanh nghiệp truyền tải gồm:

– Cách thức Content Marketing

– Content mạng xã hội

– Content website

– Tập trung truyền tải giá trị cốt lõi của công ty/doanh nghiệp

– Thông điệp cho thấy sự khác biệt của công ty/doanh nghiệp

– Trải nghiệm khách hàng có được sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp

– Bài đánh giá của khách hàng về công ty/doanh nghiệp

– Cách nhân viên nói về công ty/doanh nghiệp đối với người khác

– Thông cáo báo chí

– Toàn bộ thông tin về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.

Các dạng Storytelling phổ biến

Sau đây là các dạng Storytelling phổ biến trong Marketing:

Kể chuyện bằng số liệu (Data Storytelling)

Data Storytelling được sử dụng nhằm mục đích đề cập đến kết quả doanh thu cộng với những dự tính tương lai mà công ty/doanh nghiệp hướng đến. Phương pháp kể chuyện này sẽ khiến cho các số liệu khô khan trở nên sinh động hơn qua góc nhìn của người xem.

2 dạng storytelling phổ biến
2 dạng storytelling phổ biến

Kể chuyện bằng hình ảnh (Visual Storytelling)

Một câu chuyện có thêm hình ảnh sẽ trở nên sống động hơn và dễ hình dung hơn. Nội dung hình ảnh có thể là nhiếp ảnh, video, đồ họa ảnh… Việc ứng dụng content kể chuyện bằng hình ảnh sẽ giúp khách hàng có được những trải nghiệm cảm xúc chân thật trong bối cảnh mà công ty/doanh nghiệp trải qua. Qua đó giúp công ty/doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng về thông điệp thương hiệu và giữ chân khách hàng.

Những nguyên tắc cơ bản khi Storytelling

Trong Storytelling, có một số nguyên tắc cơ bản mà các marketer cần nắm vững để triển khai chiến lược tiếp thị này một cách hiệu quả nhất. Nguyên tắc của Storytelling dựa trên công thức G.R.E.A.T. Đó là Glue (sự gắn kết), Reward (phần thưởng), Emotion (cảm xúc), Authentic (độ tin cậy) và Target (mục tiêu).

Glue (Sự gắn kết)

Sự gắn kết được hiểu là mối liên kết giữa câu chuyện mà bạn đang kể với độc giả. Câu chuyện đó phải tạo được kết nối với những vấn đề mà người đọc đã hoặc đang trải qua. Từ đó gây dựng được ở họ tâm lý đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu. Gắn kết còn có nghĩa là sự liên kết giữa thông điệp marketing và thương hiệu của bạn. Hãy đảm bảo rằng câu chuyện đang nhắm tới một niềm tin cụ thể với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Tránh đi quá xa so với thương hiệu khiến khách hàng băn khoăn không biết bạn đang quảng cáo cho cái gì.

Sự gắn kết được hiểu là mối liên kết giữa câu chuyện mà bạn đang kể với độc giả
Sự gắn kết được hiểu là mối liên kết giữa câu chuyện mà bạn đang kể với độc giả

Reward (Phần thưởng)

Phần thưởng là những giá trị tốt đẹp, lợi ích mà độc giả nhận lại từ mỗi câu chuyện bạn kể. Ví dụ như tấm gương giảm cân thành công, tìm được tình yêu đích thực, có được công việc như ý muốn, mua được căn nhà mơ ước… hay bất cứ điều gì mà độc giả đang tìm kiếm.

Khi triển khai Storytelling, bạn hãy tập trung vào việc tạo dựng niềm tin ở người đọc. Hãy cho họ thấy rằng nếu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp thì họ sẽ nhận được thứ mà mình hằng ao ước.

Emotion (Cảm xúc)

Câu chuyện mà doanh nghiệp truyền tải cũng cần có sức ảnh hưởng đến cảm xúc của độc giả. Một câu chuyện hay, giàu cảm xúc sẽ lôi cuốn người đọc theo dõi từ đầu đến cuối. Từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ tới cộng đồng. Bất kể đó là cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ, tức giận hay thất vọng thì chúng đều gây ấn tượng cho độc giả. Trên thực tế, cảm xúc chính là yếu tố chính chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng chứ không phải lý trí.

Câu chuyện mà doanh nghiệp truyền tải cũng cần có sức ảnh hưởng đến cảm xúc của độc giả
Câu chuyện mà doanh nghiệp truyền tải cũng cần có sức ảnh hưởng đến cảm xúc của độc giả

Authentic (Tin cậy)

Khách hàng là những người vô cùng nhạy cảm. Do đó họ dễ dàng nhận biết câu chuyện của bạn có chân thực hay không. Vì vậy hãy xây dựng một câu chuyện có độ tin cậy cao. Không nên lồng ghép quá nhiều yếu tố phóng đại, không sát với thực tế.

Quan trọng nhất là bạn phải truyền tải được nội dung gắn liền với những giá trị thực và thương hiệu của mình. Sự trung thực chính là cầu nối dẫn dắt doanh nghiệp đến với mọi khách hàng.

Target (Mục tiêu)

Doanh nghiệp cần chỉ rõ đối tượng và mục tiêu mình nhắm tới là gì. Nếu không xác định đúng đối tượng thì việc truyền tải thông điệp, câu chuyện xem như đã thất bại. Đối tượng mục tiêu là yếu tố trọng tâm của Storytelling. Từ yếu tố này, bạn có thể triển khai, dẫn dắt câu chuyện của mình hướng đúng đối tượng đã xác định

Cách viết Content Storytelling trong Marketing

Sau khi hiểu rõ khái niệm Storytelling là gì? Bạn cần học cách viết Content Storytelling và The7 sẽ gợi ý cho bạn như sau:

Xác định góc nhìn câu chuyện

Trước khi viết Storytelling, bạn cần xác định góc nhìn của bản thân về câu chuyện. Trong câu chuyện đó thì ai sẽ là nhân vật chính? Gồm có sự vật/sự việc nào xoay quanh nhân vật chính? Sau đó, bạn hãy phác thảo tất cả các ý tưởng bật ra trong đầu.

Bạn cũng đừng quên đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để mà thấu hiểu họ. Chỉ có như vậy bạn mới có thể target đúng những điều mà khách hàng và cộng đồng hướng đến.

Phác thảo cốt truyện

Muốn thực hiện được Storytelling bạn phải tạo được cốt truyện. Dĩ nhiên cốt truyện phải thể hiện tổng quan nội dung mà công ty/doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Một điều lưu ý dành cho bạn là không nên khiến cốt truyện quá phức tạp vì những cốt truyện càng súc tích càng dễ hiểu.

Câu chuyện Storytelling càng dễ hiểu càng thu hút khách hàng 
Câu chuyện Storytelling càng dễ hiểu càng thu hút khách hàng

Điều chỉnh và đưa ra sự lựa chọn

Để bài viết Storytelling của bạn tiếp cận được với nhiều người hoặc cộng đồng thì nội dung cần phải có sự linh hoạt và nhấn nhá đúng lúc. Điều này phụ thuộc phần lớn vào việc hoàn thiện câu chuyện sau khi có nhân vật chính, cốt truyện và ý tưởng. Bạn cần phải chọn lọc và điều chỉnh để tạo được sản phẩm hoàn chỉnh.

Một tuýp mà The7 gợi ý cho bạn trong cách viết Storytelling hiệu quả là tự đặt câu hỏi. Chẳng hạn như: Bạn sẽ chọn những kênh truyền thông nào? Từ đó bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh nội dung và cách thể hiện nội dung sao cho phù hợp.

Mẫu Content Storytelling nên sử dụng

Content Storytelling là cách giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu của công ty/doanh nghiệp bạn với vô vàn câu chuyện của các thương hiệu khác. Những mẫu Content Storytelling mà bạn có thể sử dụng như:

– Kể chuyện qua hình ảnh: Ở hình thức này thì bạn cần phải lên kịch bản cho chuỗi hình ảnh thật chi tiết để tạo nên sự sống động trong từng câu chữ. Bạn có thể dùng hình ảnh tĩnh, tranh vẽ hoặc video. Hoặc bổ sung thêm đồ họa, giọng nói và âm nhạc để làm tăng thêm sự thú vị cho câu chuyện.

Cách kể chuyện hay của TPBank
Cách kể chuyện hay của TPBank

– Cá nhân hóa câu chuyện: Với mẫu Content Storytelling bạn có thể kể lại câu chuyện theo phong cách cá nhân nhằm tạo nên sự gần gũi và quen thuộc trong từng câu chữ của bạn.

Cá nhân hóa câu chuyện góp phần tạo nên sự gần gũi với khách hàng 
Cá nhân hóa câu chuyện góp phần tạo nên sự gần gũi với khách hàng

– Mẫu Content Storytelling dạng tường thuật trực tiếp: Mẫu Content Storytelling này thường được dùng trong các chương trình truyền hình lớn, sự kiện thể thao… Hình thức kể chuyện này đòi hỏi bạn phải là người có khả năng linh hoạt và ứng biến tốt.

Với sự phát triển của mạng xã hội thì các hình thức truyền tải thông tin cũng trở nên đa dạng hơn. Đặc biệt là phương thức xây dựng Storytelling thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc video đang là xu hướng tiếp cận khách hàng không nên bỏ qua.

Kinh nghiệm viết Storytelling khiến khách hàng quan tâm

Nắm vững những kinh nghiệm viết Storytelling dưới đây sẽ giúp cho hiệu quả tiếp cận khách hàng của công ty/doanh nghiệp bạn đạt mức tối đa.

Làm cho câu chuyện đơn giản và dễ hiểu

Khi bắt tay vào viết bài Storytelling bạn cần phải đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng. Nhưng hầu hết họ sẽ không quan tâm đến những câu chuyện dài và có nội dung lan man. Chính vì vậy mà hãy làm cho câu chuyện của bạn trở nên ngắn gọn và dễ hiểu nhưng không được qua loa đâu nhé!

Và để đạt được hiệu quả này bạn cần khiến cho khách hàng hiểu được lý do vì sao mà nên chọn công ty/doanh nghiệp của bạn thay vì các công ty/doanh nghiệp khác. Trong chính câu chuyện của mình bạn hãy giới thiệu sao cho rõ ràng và minh bạch sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của công ty/doanh nghiệp.

Storytelling cần tập trung vào ý chính 
Storytelling cần tập trung vào ý chính

Tận dụng Multimedia

Multimedia (nghĩa là đa phương tiện) là cùng nội dung câu chuyện nhưng bạn sẽ có nhiều cách truyền tải khác nhau gồm:

– Truyền tải qua ngôn ngữ

– Truyền tải qua hình ảnh

– Kể chuyện qua âm nhạc hay dùng video…

Như vậy, bạn có thể thể hiện câu chuyện của mình dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo nên sự mới lạ để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các đối tượng khách hàng. Do đó, ngoài nội dung tốt bạn cũng phải lựa chọn các loại hình nội dung sao cho phù hợp.

Dùng hình ảnh thiết kế hoặc hình ảnh dạng truyện tranh để truyền tải thông điệp
Dùng hình ảnh thiết kế hoặc hình ảnh dạng truyện tranh để truyền tải thông điệp

Bổ sung yếu tố cảm xúc vào câu chuyện

Hãy tận dụng yếu tố cảm xúc vào trong những bài viết Storytelling để giúp cho khách hàng nhìn thấy được bản thân của họ trong câu chuyện bạn kể. Việc làm này giúp cho câu chuyện dễ chạm đến trái tim khách hàng và để khách hàng nhớ đến công ty/doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Bạn có thể tham khảo những ví dụ Storytelling từ các thương hiệu đình đám hiện nay như: Tiki, Lazada, Grab… Họ đã vô cùng khéo léo khi đăng thương hiệu của mình vào tay những nghệ sĩ hài hoặc các video âm nhạc… Nội dung thông điệp cần thể hiện câu chuyện đời thường để khán giả luôn cảm thấy gần gũi và thích thú hơn.

Thông qua MV ca nhạc tiếp cận gần hơn với khán giả
Thông qua MV ca nhạc tiếp cận gần hơn với khán giả

Tạo tiêu đề (title) ngắn gọn, xúc tích và hấp dẫn

Tiêu đề của một bài viết Storytelling cần phải tạo được ấn tượng để người độc tiếp tục theo dõi nội dung câu chuyện. Tốt nhất khi đặt tiêu đề bạn cần lưu ý đến các tiêu chí ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu.

Trên thực tế đã có rất nhiều tiêu đề Storytelling giật tít gây nên sự ác cảm trong lòng khách hàng. Thường thì đó là những title không minh bạch hoặc giật tít theo xu hướng tiêu cực. Thế nên khi đặt tiêu đề hãy lựa chọn lối kích thích sự tò mò của khách hàng chứ không nên đả kích họ.

Tiêu đề ngắn gọn
Tiêu đề ngắn gọn

Xây dựng nhân vật chính

Một Storytelling đúng hướng cần phải có nhân vật chính và người này phải khiến cho khách hàng cảm thấy thích thú. Tốt nhất là chọn những người có khả năng gần gũi cao với khách hàng để có thể bày tỏ nguyện vọng của khách hàng trong câu chuyện mà bạn muốn kể.

Phim ca nhạc của Generali với 3 nhân vật chính
Phim ca nhạc của Generali với 3 nhân vật chính

Xây dựng cấu trúc Storytelling hợp lý

Với mọi câu chuyện để đảm bảo yếu tố mạch lạc thì bạn cần phải xây dựng cấu trúc bài viết trước khi bắt tay vào các phần chi tiết. Một Storytelling sẽ có câu trúc cơ bản gồm:

– Giới thiệu: Phần miêu tả sơ bộ nhân vật và các vấn đề mà nhân vật trong câu chuyện bạn kể gặp phải. Nên nhớ rằng đây chỉ phần giới thiệu nên cần phải viết ngắn gọn và xúc tích để người đọc hiểu được vấn đề mà bạn đang muốn nói đến.

– Bắt đầu xung đột: Nhân vật chính bắt đầu bùng phát những sự việc và đẩy cảm xúc của người xem lên đến đỉnh điểm bằng các khiến cho mọi việc trở nên gay cấn hơn.

– Giải đáp tháo gỡ: Nhân vật chính đưa ra giải pháp tháo gỡ cho những vấn đề đang gặp phải. Đồng thời mang đến cho người đọc thông điệp mà câu chuyện muốn đang muốn truyền tải. Chính lúc này bạn cần phải kết thúc Storytelling.

Một số lưu ý quan trọng khi viết Storytelling

Để bạn có thể viết được Storytelling hay và lôi cuốn thì The7 cũng mách bạn một số lưu ý sau đây:

– Có sự đầu tư về mặt thời gian trước khi viết

Một lưu ý quan trọng dành cho bạn là trước khi viết Storytelling hãy dành cho mình khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị cho câu chuyện. Hãy suy nghĩ thật kỹ càng những gì bản thân sắp viết ra như: Mục đích câu chuyện hướng đến, thông điệp muốn truyền tải… Ngoài ra, bạn cũng cần xác định chính xác hình thức content và phương tiện truyền thông để sử dụng. Mục đích của việc làm này là để bạn dễ dàng định hình được cách viết bài và không phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa.

– Kể chuyện sao cho lôi cuốn và mạch lạc

Một câu chuyện nhận được sự quan tâm của khách hàng cần phải có cốt truyện mạch lạc và giọng kể thật sự lôi cuốn. Cụ thể ở cốt truyện bạn phải có các phần Mở đầu – Cao trào – Kết thúc cùng với thông điệp rút ra. Nếu để thiếu một trong những yếu tố kể trên thì câu chuyện của bạn trở nên bí bách và khó hiểu.

Thêm vào đó là giọng điệu kể chuyện phải thật sự phù hợp với những đối tượng khách hàng mà công ty/doanh nghiệp bạn đang hướng đến. Yếu tố này cũng góp phần thu hút sự chú ý của họ với thương hiệu của bạn.

– Không kể chuyện dài dòng, lan man

Thêm một lưu ý nho nhỏ dành cho bạn là nên sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu để kể chuyện, tránh viết dài hoặc lan man. Bởi khi khách hàng nhìn thấy một vài với số lượng chữ quá nhiều thì họ sẽ khuynh hướng lướt qua và không xem chúng.

Bạn đang xem bài viết Storytelling là gì? Làm thế nào để tăng mật độ chân thật và thuyết phục khi kể các câu chuyện trong Marketing? The7 hy vọng rằng trên đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu sâu hơn trong việc xây dựng câu chuyện của công ty/doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Những thắc mắc xoay quanh Storytelling, bạn có thể liên hệ trực tiếp với The7 tại website này để được hỗ trợ nhanh chóng.

The7 có thể giúp gì cho bạn?

Tại The7, chúng tôi cung cấp 2 Dịch vụ Marketing online chính là tư vấn tận tâm và triển khai chất lượng. Cả 2 đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Từ đó thiết kế riêng cho doanh nghiệp lộ trình triển khai Dịch vụ quảng cáo online phù hợp và tối ưu, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực.

Tư vấn chiến lược Marketing

The7 với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sẽ cùng doanh nghiệp vạch ra định hướng và cách thực thi chiến lược Marketing Online hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình tự triển khai các hoạt động Digital.

Dịch vụ Digital Marketing

The7 lên chiến lược và thực thi kế hoạch Marketing Online trọn gói dựa trên các giải pháp về quảng cáo trên nền tảng Facebook, Instagram, Google, thiết kế Web và dịch vụ Content Marketing.

Mọi thông tin về dịch vụ marketing trọn gói quý công ty/tổ chức hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay qua Hotline: 082 246 7979028 3899 7377 hoặc website https://the7.vn/ để được tư vấn!

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Content Marketing

/

16 Tháng Tư, 2024

Content “flop” vì thiếu tính người: Làm thế nào để “thổi hồn” vào content?

Ngày nay, content đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải content nào cũng đạt được hiệu quả...

Content Marketing

/

10 Tháng Tư, 2024

Content Marketing là gì? Bí quyết tạo content marketing hiệu quả

Hầu hết các hoạt động tiếp thị ngày nay đều cần đến một chiến lược Content Marketing hiệu quả mới có thể thu hút được sự quan tâm của khách...

Content Marketing

/

2 Tháng Tư, 2024

Phân biệt Content Marketing và Social Media Marketing

Khoảng 1 năm trở lại đây, dạo qua các trang Blog, diễn đàn, các trang tin chuyên môn về Marketing hàng ngày chúng ta đều dễ bắt gặp rất nhiều...

Digital Marketing

/

26 Tháng Hai, 2024

11 Ý tưởng và Ví dụ hay về Tiếp thị Nội dung (Content Marketing) trong Y tế

Nội dung thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin trong lĩnh vực Tiếp thị Nội dung Y tế, trong khi sự sáng tạo thúc...

Content Marketing

/

19 Tháng Bảy, 2023

SMM Và SEM: Những Điểm Khác Biệt Mà Bạn Cần Biết

Ngoài SEO, bạn có hai lựa chọn khác khi triển khai một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số: SMM và SEM. Đây là một số từ viết tắt quan...

Content Marketing

/

10 Tháng Bảy, 2023

Tìm Hiểu Về ChatGPT Và Tầm Quan Trọng Của ChatGPT Mang Lại

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ tiên tiến được phát triển bởi OpenAI. Nó được xây dựng trên kiến trúc GPT-3.5, phiên bản tiếp theo của GPT-3, một trong...