Các từ ngữ vi phạm chính sách Facebook cần tránh

Việc xét duyệt quảng cáo trên Facebook ngày càng khó khăn với các chính sách mới. Trong bài viết này, The7 sẽ chia sẻ những từ ngữ và lỗi vi phạm chính sách Facebook để tránh tình trạng “chọc giận chủ nhà khó tính Meta” này nhé.

1. Tổng hợp các từ vi phạm chính sách Facebook

Hãy cùng The7 xem xét các từ vi phạm chính sách quảng cáo Facebook dưới đây để đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

1.1 Các từ ngữ Facebook cấm thuộc lĩnh vực y tế

Chính sách xét duyệt quảng cáo của Facebook trong lĩnh vực y tế, y học và sức khỏe có một số hạn chế đối với từ ngữ và nội dung quảng cáo. Việc hiểu rõ những hạn chế này có thể giúp bạn tránh những vấn đề về xét duyệt và có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình hiệu quả hơn. Dưới đây là một số từ ngữ cụ thể mà bạn cần tránh khi thực hiện quảng cáo trong lĩnh vực này:

  • Bệnh lý và bộ phận cơ thể: Facebook có thể từ chối quảng cáo nếu chúng liên quan trực tiếp đến các bệnh lý cụ thể như ung thư, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe nhạy cảm khác.
  • Người bệnh và vật bệnh: Bạn cần tránh nhắc đến các tên của các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám trong bài quảng cáo của mình vì các từ ngữ này thường bị cấm sử dụng từ Facebook. Các từ ngữ như “bệnh nhân”, “thực phẩm chức năng (TPCN)” cũng cần được dùng một cách cẩn thận.
  • Từ ngữ mang ý tiêu cực: Các từ ngữ như “điều trị”, “chữa trị” có thể bị kiểm duyệt nếu không được sử dụng đúng cách và cần có chứng cứ hỗ trợ. Và nội dung về vấn đề nhạy cảm như tâm thần, tự tử, hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, “đau đớn”, “tử nạn”, “tuyệt vọng” bị cấm để tránh tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
  • Các tuyên bố y khoa: Quảng cáo không nên chứa những tuyên bố y khoa không được chứng minh khoa học, hoặc những tuyên bố về việc chữa trị bệnh nhanh chóng mà không có căn cứ.

Ví dụ: Bạn điều hành một doanh nghiệp bán các sản phẩm y khoa, mặc dù các sản phẩm này hợp pháp ở nhiều nơi nhưng chính sách của Facebook nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực thuốc. Nếu bạn cố chạy quảng cáo quảng bá sản phẩm của mình, tài khoản của bạn có thể bị chặn.

Bài đăng quảng cáo chứa quá nhiều từ liên quan đến bệnh
Bài đăng quảng cáo chứa quá nhiều từ liên quan đến bệnh

>>> Bạn có thể tham khảo các dịch vụ của The7:

1.2 Những từ ngữ vi phạm chính sách Facebook thuộc lĩnh vực tài chính

Quảng cáo trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ trên Facebook cũng đặt ra nhiều hạn chế đối với từ ngữ và nội dung. Dưới đây là một số từ ngữ cụ thể mà bạn nên tránh khi chạy chiến dịch quảng cáo trong lĩnh vực này:

  • Cho vay
  • Cho vay vốn
  • Vay vốn
  • Tiền tệ/tài chính
  • Vay tín chấp
  • Vay tín dụng
  • Thuế
  • Lãi suất
  • Giải ngân.
Một ví dụ về việc sử dụng các từ ngữ bị cấm trong nội dung quảng cáo Facebook
Một ví dụ về việc sử dụng các từ ngữ bị cấm trong nội dung quảng cáo Facebook

1.3 Từ ngữ vi phạm chính sách của Facebook liên quan đến hóa học

Các từ ngữ mà bạn cần tránh khi chạy quảng cáo trên Facebook liên quan đến việc mô tả bảng thành phần hóa học hoặc các hợp chất bao gồm:

  • Vitamin
  • Chất xơ
  • Omega
  • Axit…
Nội dung quảng cáo Facebook chứa các thành phần hóa học
Nội dung quảng cáo Facebook chứa các thành phần hóa học

1.4 Các từ ngữ Facebook cấm về phân biệt chủng tộc và giới tính

Thực tế, việc sử dụng từ ngữ cụ thể liên quan đến giới tính, chủng tộc hoặc quốc gia đều là những từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo trên Facebook. Để đảm bảo chiến dịch quảng cáo của bạn được xét duyệt nhanh chóng, cần tránh sử dụng các từ ngữ sau đây:

  • Những từ ngữ về giới tính và mối quan hệ gia đình gồm ông/bà, cô/chú, anh/chị/em, nam giới/nữ giới
  • Những từ ngữ về các quốc gia gồm Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc…
  • Những từ ngữ thể hiện sự phân biệt chủng tộc gồm Dân tộc, Màu da, Tôn giáo…
Nội dung quảng cáo không được Facebook phê duyệt vì có từ ngữ chỉ giới tính
Nội dung quảng cáo không được Facebook phê duyệt vì có từ ngữ chỉ giới tính

1.5 Từ ngữ bị cấm liên quan đến đào tạo nghề/việc làm

Trong lĩnh vực đào tạo nghề/việc làm hoặc cho thuê văn phòng/nhà ở, Facebook cũng áp dụng những từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo, chẳng hạn như:

  • Tuyển sinh
  • Việc làm
  • Đào tạo học viên
  • Đào tạo…
Nội dung quảng cáo liên quan đến việc làm sẽ không được Facebook phê duyệt
Nội dung quảng cáo liên quan đến việc làm sẽ không được Facebook phê duyệt

1.6 Từ ngữ bị cấm liên quan đến lĩnh vực Camera theo dõi/giám sát

Chính sách quảng cáo hiện tại của Facebook đặt ra rằng các công ty/doanh nghiệp không được quảng bá việc buôn bán Camera theo dõi, phần mềm theo dõi hoặc các thiết bị giám sát khác. Thông thường, những nội dung như vậy sẽ bị ẩn hoặc hạn chế khả năng hiển thị đến các người dùng trên Facebook.

Nội dung quảng cáo lĩnh vực camera sẽ không được Facebook phê duyệt
Nội dung quảng cáo lĩnh vực camera sẽ không được Facebook phê duyệt

1.7 Từ ngữ bị cấm liên quan đến một số lĩnh vực khác 

  • Mụn/sẹo
  • Thuốc lá
  • Giảm cân/tăng cân, ăn kiêng
  • Yếu sinh lý
  • Xương khớp, viêm xoang,…
  • Hộ chiếu, hộ khẩu, sổ đỏ,…

Bên cạnh các từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo trên Facebook, tất cả các chiến dịch quảng cáo phải tránh mắc 7 lỗi dưới đây để đảm bảo việc được Facebook phê duyệt:

2. Nội dung quảng cáo mang tính khẳng định chắc chắn

Nhiều cửa hàng/công ty/doanh nghiệp muốn xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình đã sử dụng các nội dung quảng cáo trên Facebook với những khẳng định hoặc cam kết mạnh mẽ. Ví dụ như cam kết loại bỏ gàu hoàn toàn, đảm bảo chữa khỏi bệnh 100%, hay khẳng định là uy tín nhất trong ngành…

Nội dung mang tính khẳng định khi làm Facebook Ads
Nội dung mang tính khẳng định khi làm Facebook Ads

Các bài quảng cáo Facebook Ads dạng này thường không được Facebook phê duyệt, vì theo họ không có điều gì là tuyệt đối hoàn toàn. Bên cạnh đó, các thông tin trong những quảng cáo này cũng không đảm bảo tính chính xác khi truyền đạt đến người dùng Facebook.

3. Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ nhạy cảm 18+

Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ nhạy cảm thường là một lỗi phổ biến ở các cửa hàng bán đồ nội y hoặc các doanh nghiệp liên quan đến làm đẹp, thẩm mỹ viện, mỹ phẩm,…

Facebook thường sẽ từ chối phê duyệt hoặc giới hạn phạm vi tiếp cận đối với các quảng cáo này do không tuân theo tiêu chuẩn đạo đức, thuần phong mỹ tục và gây phản cảm cho người xem.

Một số hình ảnh nhạy cảm trong nội dung quảng cáo Facebook
Một số hình ảnh nhạy cảm trong nội dung quảng cáo Facebook

4. So sánh hình ảnh trước – sau

Facebook cấm các quảng cáo có hình ảnh so sánh cơ thể, vật thể, sản phẩm, hoặc các vấn đề nhân quyền. Ngay cả việc sử dụng hình ảnh so sánh sự thay đổi trước và sau (before – after) để xây dựng niềm tin khách hàng cũng bị Facebook không cho hiển thị.

Vi phạm chính sách quảng cáo Facebook vì có hình ảnh so sánh trước – sau
Vi phạm chính sách quảng cáo Facebook vì có hình ảnh so sánh trước – sau

5. Các vi phạm thuộc bản quyền thương hiệu

Sử dụng tên hoặc logo của các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, H&M, Pull and Pear, Nike, Zara,… khi chạy quảng cáo Facebook đều bị cấm tuyệt đối. Facebook không chấp nhận việc sử dụng tên hoặc logo của các thương hiệu lớn để quảng cáo do việc này vi phạm các chính sách của nền tảng. Đây là trường hợp thường thấy của những cửa hàng kinh doanh sản phẩm giả mạo, xách tay hoặc hàng VNXK.

Ví dụ lỗi vi phạm bản quyền thương hiệu có trong nội dung Facebook Ads
Ví dụ lỗi vi phạm bản quyền thương hiệu có trong nội dung Facebook Ads

6. Lỗi text 20% trong hình ảnh quảng cáo

Facebook áp dụng quy định hạn chế lượng text trong hình ảnh quảng cáo ở mức 20% và luật kiểm soát văn bản này đã được Facebook thực hiện từ giữa năm 2016. Trên thực tế, tính năng này không gây cản trở mà còn hỗ trợ những người chạy quảng cáo trên nền tảng này chuyên nghiệp hơn.

Văn bản bao gồm trong quảng cáo có thể được đánh giá như sau:

  • Logo có chứa văn bản, chữ mờ và các dạng văn bản khác trên hình minh họa.
  • Văn bản xuất hiện trên video.
  • Văn bản trên ảnh đại diện hoặc ảnh bìa của trang được quảng cáo.

Nguyên tắc tính 20% lượng text được áp dụng bằng cách chia hình ảnh thành một lưới 5×5, tổng cộng 25 ô. Trong đó, văn bản chỉ được phép chiếm tối đa 5 ô (tương đương 20%), không tính logo sản phẩm. Trong phần 5 ô này người quảng cáo có thể tự do chèn bao nhiêu văn bản mà họ muốn.

Để kiểm tra quy định này, người dùng có thể truy cập đường link: https://www.facebook.com/ads/tools/text_overla. Sau đó có thể tải ảnh lên để kiểm tra xem mức độ chứa text có vượt quá 20% hay không.

Lượng text trong mỗi hình ảnh quảng cáo chỉ được giới hạn ở mức 20%
Lượng text trong mỗi hình ảnh quảng cáo chỉ được giới hạn ở mức 20%

7. Hình ảnh bạo lực, máu me

Nếu bạn kinh doanh dụng cụ tự vệ như baton, côn nhị khúc và các sản phẩm liên quan, hãy lưu ý rằng Facebook có chính sách nghiêm ngặt và cấm đăng đối với quảng cáo các sản phẩm liên quan đến bạo lực. Điều này là một phần của chính sách an toàn và quảng cáo tích cực mà nền tảng này áp dụng để bảo vệ người dùng và duy trì một môi trường mạng xã hội tích cực.

8. Quảng cáo sản phẩm chứa chất kích thích

Facebook có quy định rất nghiêm ngặt đối với quảng cáo các sản phẩm chứa chất kích thích và ảnh hưởng đến sức khỏe như bia rượu, thuốc lá, và thuốc lá điện tử. Mọi nội dung quảng cáo trên nền tảng này luôn cần phải tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến sức khỏe và an toàn. Mặc dù có những cách để tránh quy định này, nhưng quảng cáo các sản phẩm có liên quan đến chất kích thích vẫn là một lĩnh vực cần đặc biệt cẩn thận để tránh vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook.

Cách khắc phục khi quảng cáo vi phạm chính sách Facebook

Thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Facebook

Trong trường hợp quảng cáo của bạn không được phê duyệt do vi phạm chính sách, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra email liên kết với tài khoản Facebook mà bạn sử dụng để chạy quảng cáo. Nếu có vi phạm chính sách quảng cáo, Facebook sẽ thông báo cho bạn qua địa chỉ email này.
  • Bước 2: Trong email thông báo, Facebook sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi vi phạm. Bạn hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn và lưu lại các thay đổi.
  • Bước 3: Sau khi bạn đã chỉnh sửa quảng cáo, hãy đợi Facebook xem xét lại nó. Facebook sẽ thông báo cho bạn qua email kết quả của quá trình xem xét lại.
Khi vi phạm chính sách quảng cáo Facebook hãy thay đổi mẫu quảng cáo
Khi vi phạm chính sách quảng cáo Facebook hãy thay đổi mẫu quảng cáo

Thực hiện yêu cầu kháng nghị về vi phạm quảng cáo với Facebook

Ngoài ra, bạn cũng có thể kháng nghị về các vi phạm quảng cáo trực tiếp cho Facebook bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook sử dụng để chạy quảng cáo và truy cập trình quản lý tài khoản quảng cáo.
  • Bước 2: Chọn “Yêu cầu xem xét lại”.
  • Bước 3: Tại mục “Vui lòng cung cấp thêm thông tin để giúp chúng tôi xem xét yêu cầu của bạn”, hãy mô tả tổng quan và chi tiết về chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp đang triển khai.
  • Bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết về nội dung, mục tiêu và bất kỳ thông tin gì có thể giúp Facebook hiểu rõ hơn về quảng cáo của bạn. Đội ngũ xem xét của Facebook sẽ dựa trên mô tả này để xem xét tình trạng tài khoản quảng cáo của bạn.
  • Bước 4: Chờ đợi phản hồi từ Facebook, thông thường trong vòng 1 ngày là bạn sẽ nhận được kết quả.
Kháng nghị về vi phạm quảng cáo Facebook
Kháng nghị về vi phạm quảng cáo Facebook

Một số cách khắc phục khác

Một số cách khắc phục khác khi tài khoản quảng cáo của bạn gặp vấn đề:

  • Đọc kỹ các chính sách: Facebook hiện đang lưu hành 3 chính sách bắt buộc (Chính sách quảng cáo, Tiêu chuẩn Cộng đồng, Điều khoản dịch vụ). Bạn hãy đọc kỹ 3 quy định trong điều khoản này để tránh vi phạm.
  • Sử dụng tài khoản dự phòng: Bạn có thể sử dụng tài khoản Facebook dự phòng để chạy quảng cáo, giảm thiểu tác động khi tài khoản chính bị vấn đề.
  • Thuê tài khoản quảng cáo khác: Có các dịch vụ cung cấp tài khoản quảng cáo đã được xác minh để bạn có thể thuê. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn chọn đơn vị uy tín để tránh rủi ro.
  • Thuê đơn vị chạy quảng cáo: Nếu không muốn quản lý trực tiếp, bạn có thể thuê các đơn vị chuyên nghiệp chạy quảng cáo cho doanh nghiệp của mình.
  • Sử dụng tài khoản Facebook quốc tế: Một số người chọn sử dụng tài khoản Facebook quốc tế tại các quốc gia như Ấn Độ, Anh, Mỹ,.. nơi mà chính sách xét duyệt có thể linh hoạt hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Câu 1: Tại sao Facebook lại có chính sách cấm các từ ngữ này?

Quảng cáo trên Facebook được hiển thị đến những đối tượng khách hàng tiềm năng và để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng, Facebook cần ngăn chặn những từ ngữ liên quan đến các lĩnh vực không an toàn. Dưới đây là một số lý do:

  • Hạn chế lừa đảo tài chính: Cấm các từ liên quan đến tài chính và tiền tệ nhằm mục đích ngăn chặn các dịch vụ tài chính lừa đảo và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Đảm bảo các vấn đề về sức khỏe con người: Vì Facebook không thể đảm bảo thông tin chính xác về thành phần và công dụng của các loại thuốc, nên các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực y tế được hạn chế để tránh các thông tin không đầy đủ và an toàn.

Câu 2: Làm thế nào để quảng cáo các nội dung, hình ảnh có chứa thương hiệu nổi tiếng trên Facebook?

  • Đối với hình ảnh: Chỉnh sửa hình ảnh bằng cách che mờ hoặc ánh xạ logo và tên thương hiệu nổi tiếng.
  • Đối với nội dung: Sử dụng viết lách chữ sáng tạo, ví dụ: Thay vì viết “Áo thun Adidas,” bạn có thể sử dụng “Áo thun #Adi_das” hoặc chuyển đổi chữ thành kí tự đặc biệt bằng công cụ như Yaytext.

Câu 3: Làm thế nào để quảng cáo lĩnh vực mỹ phẩm, thuốc mà không sử dụng những từ ngữ bị cấm?

Để quảng cáo sản phẩm như thuốc và mỹ phẩm mà không vi phạm chính sách, bạn có thể:

  • Đối với sản phẩm thuốc: Hướng quảng cáo đến địa chỉ nhà thuốc hoặc đơn vị phân phối thuốc thay vì bán trực tiếp sản phẩm.
  • Đối với sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe: Xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp, nói giảm nói tránh khi mô tả các đặc tính sản phẩm hoặc con người.Hướng người dùng đến trang web để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm thay vì mô tả chi tiết trực tiếp trong quảng cáo.

Hi vọng rằng thông tin về 7 lỗi và từ ngữ vi phạm chính sách Facebook The7 cung cấp sẽ hỗ trợ bạn trong việc thiết lập chiến dịch quảng cáo cho công ty/doanh nghiệp hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn.

>>> Bạn có thể tìm hiểu về quảng cáo Facebook qua các bài viết sau đây: 

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

16 Tháng Ba, 2024

Các Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Để Đổi Mới Sự Phát Triển của Phòng Gym Của Bạn

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thể dục đang trải qua sự chuyển đổi hướng tới tương tác kỹ thuật số, câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào...

Digital Marketing

/

14 Tháng Ba, 2024

Các Chiến Lược Digital Marketing cho Công ty Bảo hiểm để Tạo Sự Khác Biệt

Hành trình tìm kiếm để mua bảo hiểm của khách hàng thường bắt đầu bằng một cú tìm kiếm trên Google với cụm từ “bảo hiểm gần tôi”. Do đó,...

Facebook

/

11 Tháng Ba, 2024

Cách bán hàng Online trên Facebook hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh doanh trên Facebook đang được đánh giá là một phương thức hiệu quả để tăng doanh thu. Với hơn 2 tỷ người dùng mỗi tháng, nền tảng này thực...

Digital Marketing

/

11 Tháng Ba, 2024

AI: Đồng Minh Mới Của Marketer

“Liệu marketing có bị thay thế bởi AI?” và “AI có chiếm hết việc làm?” đang là những câu hỏi vang dội hiện nay, đòi hỏi bạn thấu hiểu bối...

Digital Marketing

/

7 Tháng Ba, 2024

Marketing 2024: Xây Dựng Thương Hiệu Chân Thực

Như chúng ta đều biết, thế giới Digital Marketing đang thay đổi nhanh chóng và liên tục. Một trong những điểm quan trọng nhất trong năm 2024 chính là tính...

Digital Marketing

/

5 Tháng Ba, 2024

Cách Viết Brief cho Dịch Vụ Marketing (Kèm Mẫu)

Tạo một tài liệu giới thiệu ngắn cho dịch vụ marketing (Agency Brief Document) có thể khá khó khăn. Lý do chính là bạn cần diễn đạt chính xác mong...