fbpx

Khám phá Insight Gen Z – Đối tượng khách hàng Chủ Lực trong tương lai

Millennials (hay Gen Y) từ lâu vẫn là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu và các marketer bởi đây là thế hệ công dân toàn cầu đầu tiên, chiếm tỉ trọng dân số lớn và mức độ ảnh hưởng rất cao. Cho đến nay, Millennials vẫn còn quan trọng, nhưng đã đến lúc các thương hiệu bắt đầu dành sự chú ý cho một thế hệ tiếp theo: thế hệ Centennials, hay còn gọi là thế hệ Z/ Gen Z.  

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (UN) vào năm 2019, Gen Y chiếm 31.5% dân số toàn cầu, trong khi đó Gen Z đã chiếm đến 32% – tương đương với khoảng 2.6 tỷ người. Đến năm 2020, Gen Z dự kiến sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng trên toàn cầu với sức mua lên đến 44 tỷ USD. Như vậy, hiện nay đây là thế hệ trẻ nhất và đông nhất với tiềm năng trở thành nhóm khách hàng mục tiêu của các thương hiệu trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về Insight của giới trẻ Gen Z trong bài viết dưới đây nhé! 

Gen Z là ai? 

Nhóm độ tuổi trung bình được xếp vào thế hệ Gen Z ở mỗi quốc gia là không giống nhau, tuy nhiên đa số cùng chung quan điểm rằng đây là thế hệ người trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Hiện nay, 61% Gen Z vẫn đang trong độ tuổi đi học, 43% học tập tại trường đào tạo chuyên nghiệp (college), 38% vừa học vừa làm và 59% theo học cả các trường đào tạo chuyên nghiệp và đại học (university).  

Khác với những người trẻ thuộc Gen X và thậm chí cả Gen Y, những người trẻ thuộc Gen Z đã bắt đầu được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ, cảm thấy quen thuộc với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và đa số sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh trước cả khi biết đọc, biết viết.  

Tổng quan về chân dung thế hệ Gen Z:

1. Gen Z ưa chuộng điện thoại thông minh hơn các thiết bị khác: 

Gen Z là thế hệ lớn lên cùng với các trò chơi điện tử trên điện thoại thông minh và máy tính bảng của bố mẹ cho đến khi họ bắt đầu sở hữu những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên (trung bình từ năm 10 tuổi). Cho đến nay, 96% thế hệ này sở hữu điện thoại thông minh và dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để sử dụng chúng, tương đương 15,4 giờ/tuần.  

Đối với Gen Z, họ đã quá quen với việc tiếp nhận thông tin và giải trí trên mạng vào bất cứ khi nào, ở đâu theo ý muốn, do đó 80% thời lượng sử dụng các thiết bị di động được ghi nhận trên toàn cầu là của riêng thế hệ này. Tuy nhiên, khả năng kết nối Internet liên tục không có nghĩa là nhu cần sử dụng các thiết bị di động của họ đều giống nhau. Chỉ hơn một phần ba Gen Z toàn cầu cho rằng họ sử dụng điện thoại quá nhiều, tương đương với Gen Y toàn cầu. 

Insight Gen Z

Sự tự nhận thức của Gen Z về thời lượng sử dụng các thiết bị di động và mong muốn giảm thiểu thời lượng đó của một bộ phận trong số họ cho thấy rằng, điều quan trọng nhất đối với các thương hiệu hiện nay đó là đem lại những giá trị thực sự dù chỉ tiếp cận họ trong khoảng thời gian ít ỏi. Để có thể kết nối với Gen Z một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, các thương hiệu cần ưu tiên xây dựng các nền tảng thương mại và nội dung trên điện thoại di động trước tiên, với điều kiện chúng thân thiện với những thiết bị sẵn có và cung cấp những gì họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng. Có đến 60% người trẻ thuộc Gen Z chia sẻ rằng, họ sẽ không sử dụng những ứng dụng hoặc website mà khả năng tải dữ liệu quá chậm.

2. Gen Z khắt khe trong việc ra quyết định mua sắm:

Thế hệ này không tin vào quảng cáo. Khi quảng cáo bật lên, những người trẻ thuộc Gen Z trên toàn cầu luôn bỏ qua chúng nhanh chóng sau không quá 8 giây, nhanh hơn 3 giây so với thế hệ người tiêu dùng lớn tuổi hơn. 63% người trong số họ đã cài đặt một công cụ chặn quảng cáo trên điện thoại di động hoặc máy tính của mình bởi họ cho rằng, quảng cáo trên mạng làm gián đoạn mỗi khi họ đang làm một việc gì đó. Như vậy, các thương hiệu nếu chỉ dựa vào hình thức quảng cáo trả tiền sẽ không thể thu hút nhóm người tiêu dùng thông thái này, mà cần có tầm nhìn chiến lược dài hơn hướng đến sự tiện lợi, khả năng cá nhân hóa và tôn trọng quyền riêng tư.  

Gen Z cũng cực kỳ quan tâm đến giá cả, các chương trình khuyến mại và tìm kiếm các đánh giá trên mạng. 65% thế hệ này tìm kiếm các đánh giá về sản phẩm trên mạng trước khi mua;   90% sử dụng YouTube và 75% sử dụng Instagram để tìm kiếm những lựa chọn mua hàng và đánh giá sản phẩm tốt nhất; ngoài ra, 63% tham khảo các lời gợi ý mua sắm từ bạn bè. Mức chi tiêu trực tuyến trung bình của Gen Z là 58.30 USD, tuy nhiên họ vẫn thích mua sắm tại các cửa hàng hơn mua sắm trực tuyến. 95% thế hệ này đến các trung tâm mua sắm 3 tháng/lần, trong khi con số này ở Gen Y là 75% và Gen X là 58%. Thêm vào đó, 75% nói rằng đến trực tiếp các cửa hàng cho họ trải nghiệm mua sắm tốt hơn so với mua sắm trực tuyến; và 28% người mua hàng Gen Z chia sẻ họ muốn được tương tác với nhân viên cửa hàng trong khi mua sắm.

Insight Gen Z

Ngoài ra, ngày nay nhiều gia đình bắt đầu thu thập thông tin sản phẩm, so sánh các đánh giá và tư vấn về quá trình mua sắm dựa vào gợi ý của các thành viên nhỏ tuổi nhất thuộc Gen Z, chủ yếu là đối với các sản phẩm đồ gia dụng và nội thất. Gần 10% phụ huynh nói rằng, Gen Z có sức ảnh hưởng 100% tới quyết định mua sắm của gia đình bởi họ có khả năng nắm bắt những gì đang diễn ra trên thế giới, và niềm tin của họ thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Họ thường xuyên cập nhật cho gia đình về các thương hiệu phù hợp với giá trị mà cả gia đình đang hướng tới, và cả các thương hiệu sẽ không có khả năng đáp ứng kỳ vọng của họ.  

3. Gen Z có sự tự nhận thức cao về ngoại hình và khả năng tài chính của bản thân

Gen Z ngày càng trở nên ám ảnh với việc xây dựng hình ảnh bản thân. Họ có ý thức mạnh mẽ về bản thân, muốn tự xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình theo thời gian và thoải mái thử nghiệm tính cá nhân thông qua gu trang điểm, làm tóc và thời trang của mình, sau đó chia sẻ quá trình này với bạn bè của họ – cả trên mạng cũng như ngoài đời thật. Thêm vào đó, Gen Z không muốn được định hình bởi bất kỳ thương hiệu nào khác ngoài thương hiệu cá nhân do chính họ tạo ra, bởi họ luôn ưu tiên sự độc lập và tính cá nhân hóa. 26% người mua hàng Gen Z hy vọng rằng, các nhà bán lẻ đã có sẵn những công nghệ để đáp ứng yêu cầu của họ dựa trên thói quen mua sắm và sở thích của họ.  

Thế hệ này cũng bày tỏ mong muốn được đóng góp cho quá trình phát triển sản phẩm mới với 44% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát nói rằng, nếu có cơ hội, họ muốn gửi ý tưởng thiết kế sản phẩm do mình tạo ra tới tận tay các nhà sản xuất; 43% cho biết họ muốn tham gia đánh giá sản phẩm và 42% muốn tham gia vào một trò chơi trực tuyến trong một chiến dịch quảng bá sản phẩm mới.

Gen Z còn là thế hệ có phong cách sống độc lập và luôn nhận thức rõ về khả năng tài chính của bản thân. Lớn lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế, áp lực về tài chính đã định hình họ trở thành những con người thực dụng hơn. Họ bị thu hút bởi thói quen chi tiêu giúp tối đa hóa giá của từng đồng mà họ bỏ ra và ưa thích các sản phẩm tuyệt vời hơn là “trải nghiệm tuyệt vời”. Chỉ 69% thế hệ này sẵn sàng chi trả cho dòng những sản phẩm cao cấp, trong khi con số ở Gen Y là 75%; 42% trong số họ đã bắt đầu đi làm các công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian; và 23% tin rằng họ phải tránh xa nợ nần bằng mọi giá.

4. Gen Z có tư duy tích cực, cởi mở và lối sống thực tế, chủ động

Insight Gen Z

Gen Z trên toàn cầu có một đặc điểm chung đó là không chấp nhận trao số phận của mình vào tay những người quyền lực hơn; thay vào đó, họ đang nỗ lực nắm lấy tương lai của mình bằng cách phát triển các kỹ năng cần thiết, giúp mang lại cảm giác ổn định trong một thế giới đầy bất ổn. Ý thức được rằng bản thân không thể phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên khi chúng sẽ ngày càng trở nên khan hiếm trong tương lai, Gen Z đã bắt đầu phát triển “tư duy của hacker” khi trau dồi các kỹ năng giải quyết vấn đề năng lực sáng tạo. 76% Gen Z cho biết họ không ngừng nỗ lực cải thiện bản thân và khả năng của mình theo nhiều cách nhất có thể – một con số thậm chí còn cao hơn so với mức trung bình toàn cầu. 

Sống trong một thế giới nơi những tiến bộ khoa học – công nghệ đã trở thành nên quá quen thuộc, Gen Z cũng không còn quá hứng thú với việc giao tiếp trên mạng như Gen Y, và vẫn sẽ duy trì việc đối thoại trực tiếp với những người xung quanh ở thế giới thực khi cần thiết. Thế hệ này cũng có nhận thức về các vấn đề xã hội, các vấn đề toàn cầu cao hơn so với các thế hệ trước. Khoảng 60% Gen Z tuyên bố rằng họ muốn thay đổi thế giới (gần gấp đôi so với 39% của thế hệ Millennials trước đây); 78% quan tâm đến việc các công ty sử dụng thông tin cá nhân của họ như thế nào; 57% muốn khám phá thế giới hơn so với việc sở hữu một căn nhà; 46% trong số họ muốn tham gia các hoạt động cộng đồng và 25% thường làm các công việc tình nguyện.

Tạm kết 

Như vậy, có thể thấy rằng Centennials đã bắt đầu làm lu mờ thế hệ Millennials khi xu hướng phát triển toàn cầu và sự thúc đẩy các ngành công nghiệp ngày càng gia tăng. Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, họ sẽ sớm trở thành nhóm người tiêu dùng cốt lõi của hàng loạt lĩnh vực khác nhau, vì vậy, các thương hiệu cần nhanh chóng bắt kịp những giá trị, niềm tin và kỳ vọng của họ để tránh bị bỏ lại phía sau.

Nguồn: tomorrowmarketers.org

The7 có thể giúp gì cho bạn?

Tại The7, chúng tôi cung cấp 2 Marketing trọn gói chính là tư vấn tận tâm và triển khai chất lượng. Cả 2 đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Từ đó thiết kế riêng cho doanh nghiệp lộ trình triển khai Dịch vụ quảng cáo Online phù hợp và tối ưu, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực.

 

Tư vấn chiến lược Marketing

The7 với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sẽ cùng doanh nghiệp vạch ra định hướng và cách thực thi chiến lược Marketing Online hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình tự triển khai các hoạt động Digital.

 

Dịch vụ Digital Marketing

The7 lên chiến lược và thực thi kế hoạch Marketing Online trọn gói dựa trên các giải pháp về quảng cáo trên nền tảng Facebook, Instagram, Google, thiết kế Web và dịch vụ Content Marketing.

Mọi thông tin về dịch vụ quý công ty/tổ chức hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay qua Hotline: 082 246 7979028 3899 7377 hoặc website https://the7.vn/ để được tư vấn!

>> Xem bài viết: Insight là gì? Cách xác định được Insight khách hàng hiệu quả

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Digital Marketing

/

27 Tháng Mười Hai, 2024

26 Dự Báo Về Xu Hướng Tiếp Thị Trên Mạng Xã Hội Năm 2025

Lại đến thời điểm quen thuộc trong năm, các chuyên gia và nhà phân tích bắt đầu hé lộ những dự đoán về xu hướng tiếp thị trên mạng xã...

Digital Marketing

/

9 Tháng Bảy, 2024

Chiến Lược Tối Ưu Hóa Hoạt Động Thương Hiệu Trên Threads

Vào tháng 4, Zuckerberg tiết lộ rằng Threads đã có hơn 150 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, con số này đã tăng đáng kể so với 130 triệu...

Facebook

/

13 Tháng Năm, 2024

Hướng dẫn cách chạy Quảng Cáo Facebook mới nhất 2024

Làm sao để tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và tạo ra chuyển đổi có giá trị? Đây có lẽ là câu...

Digital Marketing

/

21 Tháng Tư, 2024

Sữa KUN: Liệu có thể bứt phá trong thị trường sữa Việt Nam?

Sữa tươi KUN, “đứa con” của Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP – chủ sở hữu của các thương hiệu sữa nổi tiếng như Love’in Farm, Ba Vì,.....

LinkedIn

/

17 Tháng Tư, 2024

Hướng dẫn quảng cáo LinkedIn cơ bản cho người mới bắt đầu

LinkedIn cung cấp cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu, thậm chí tìm nhân tài cùng đồng hành. Qua...

Facebook

/

16 Tháng Tư, 2024

Điều kiện chạy quảng cáo facebook thành công, hiệu quả cao

Khi bắt đầu hành trình quảng cáo trên Facebook, việc nắm vững những điều cơ bản là chìa khóa quan trọng cho sự thành công. Vậy điều kiện chạy quảng...