fbpx

Các chỉ số Content Performance: 15+ KPIs quan trọng mà marketer không thể bỏ qua

Dù bạn mới bước vào ngành hay đã là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung, thách thức lớn nhất vẫn là: “Làm sao để viết sáng tạo và hiệu quả?” Vậy công thức nào giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng và hiệu quả? Các chỉ số KPIs có thật sự cần thiết cho người làm nội dung? Những chỉ số KPIs nào quan trọng nhất trong content performance? Hãy cùng khám phá các yếu tố này để nâng tầm kỹ năng viết và tối ưu hóa hiệu quả nội dung của bạn.

KPIs: “Chìa khoá” cho Content Performance

Sáng tạo nội dung không chỉ là đam mê, mà còn là cuộc chơi của sự hiệu quả. Dù bạn đổ hết tâm huyết vào từng từ ngữ, nhưng nếu không biết liệu tác phẩm của mình có thực sự “được lòng” trong lòng độc giả hay không, thì mọi cố gắng cũng trở nên vô nghĩa. Liệu bài viết của bạn có đủ sức thu hút và giữ chân người đọc, hay chỉ đơn giản là những dòng chữ khô khan?

Đừng lo, câu trả lời nằm ở chính những con số biết nói – KPIs. Đây chính là thước đo giá trị đích thực của mọi nỗ lực bạn bỏ ra. Chính vì thế, các marketers luôn coi trọng việc tối ưu content performance (CP), một quá trình không ngừng nghỉ, bắt đầu từ việc tìm ra những nội dung kém hấp dẫn, rồi tỉ mỉ chỉnh sửa từng câu chữ, hình ảnh, cho đến khi đạt được mục tiêu và KPIs đã đề ra.

KPIs- “Chìa khoá cho Content Performance
KPIs- “Chìa khoá cho Content Performance

Bước đầu tiên để tối ưu hóa content performance, hãy bắt đầu bằng việc đánh giá lại nội dung trên trang của bạn:

  • Đánh giá lưu lượng truy cập của các bài đăng để xác định những bài đăng nào hoạt động hiệu quả nhất. Phân tích nội dung, số liệu, và các yếu tố đóng vai trò trong việc khiến bài đăng đó trở nên phổ biến.
  • Xem xét độ khó của các từ khóa và xếp hạng của các bài đăng liên quan.
  • So sánh hiệu suất của bạn với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Dựa trên những thông tin này, đề xuất các phương án cụ thể để cải thiện content performance và chất lượng của từng bài đăng.

15+ Chỉ số “vàng” để đo lường Content Performance

Chỉ số SEO

Pageviews: Chỉ số đầu tiên hé lộ sức hút nội dung

Trong thế giới tiếp thị nội dung trên website, pageviews là một trong những chỉ số quan trọng nhất được chú ý. Nó cho biết có bao nhiêu lượt truy cập vào trang web của bạn, mỗi lần người dùng ghé thăm và chiêm ngưỡng nội dung. Mỗi khi một trang cụ thể được tải trong trình duyệt, dù là từ người dùng quen thuộc hay mới, số lượng pageviews sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc vào con số này. Pageviews chỉ là một phần của câu chuyện. Để hiểu rõ hơn về content performance, bạn cần kết hợp nó với các chỉ số khác như thời gian ở trang, tỷ lệ thoát, và đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ khi đó, bạn mới có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất của nội dung mình.

Users: Bắt mạch lượng người hâm mộ thực sự của bạn

Trong Google Analytics, “users” không chỉ là một con số đơn thuần, mà chính là số lượng cá nhân duy nhất đã quyết định ghé thăm “trang web” nội dung của bạn. Khác với pageviews, mỗi người dùng chỉ được tính một lần duy nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về lượng khán giả thực sự quan tâm đến nội dung của bạn.

Điều đặc biệt hơn nữa, bạn còn có khả năng phân tích người dùng thành hai nhóm: người dùng mới và người dùng quen thuộc. Thông tin này là chìa khóa để bạn hiểu rõ hơn về mức độ trung thành của độc giả và hiệu quả của các chiến dịch content performance thu hút người dùng mới.

Google Analytics
Google Analytics

Sessions: Theo dõi từng bước chân của khách hàng trên website

Mỗi khi một người truy cập vào trang web của bạn, một “session” (phiên) sẽ được bắt đầu. Session có thể được xem như một chuỗi các hoạt động của người dùng trên trang web, bắt đầu từ khi họ truy cập và kết thúc sau một khoảng thời gian không hoạt động, thường là 30 phút.

Mỗi người dùng có thể có nhiều session khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, nếu một người dùng đọc một bài viết trên trang web của bạn và sau đó quay lại vài giờ sau để đọc một bài khác, đó sẽ được coi là hai session riêng biệt.

Theo dõi số lượng session giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng trên trang web của bạn. Bạn có thể biết được họ truy cập trang web của bạn bao nhiêu lần, hoạt động gì họ thực hiện trong mỗi session, và liệu họ có quay lại trang web của bạn hay không. Thông tin này giúp bạn điều chỉnh nội dung và chiến lược marketing để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tối ưu hóa content performance cũng như hiệu suất kinh doanh.

Pages Per Session: Đánh giá mức độ tương tác của người đọc

Pages Per Session là chỉ số trung bình cho biết mỗi khách truy cập xem bao nhiêu trang trong một phiên. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của người đọc với nội dung trên trang web của bạn.

Để nâng cao chỉ số này, bạn có thể biến trang web của mình thành một “mê cung” thông tin hấp dẫn, mời gọi người đọc khám phá thêm nhiều trang khác. Một cách hiệu quả là sử dụng các liên kết nội dung (internal links) một cách thông minh. Bằng cách liên kết các bài viết có chủ đề liên quan, bạn không chỉ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người đọc mà còn khuyến khích họ ở lại trang web của bạn lâu hơn và khám phá sâu hơn vào thế giới nội dung của bạn. Điều này cho thấy content performance của bạn đạt tối đa hiệu suất.

Google Search Console
Google Search Console

Impressions & Click-Through Rate (CTR): Đo lường hiệu suất tìm kiếm

Impressions (số lần hiển thị) và CTR (tỷ lệ nhấp) là hai chỉ số không thể thiếu khi đánh giá content performance trên các công cụ tìm kiếm. Impressions cho biết bao nhiêu lần nội dung của bạn đã được hiển thị trước mắt người dùng, trong khi CTR tiết lộ tỷ lệ người dùng thực sự bị thu hút và nhấp vào liên kết của bạn.

Nếu bạn thấy số lần hiển thị cao nhưng CTR lại thấp, điều đó cho thấy nội dung của bạn chưa đủ hấp dẫn để kích thích người dùng nhấp chuột. Hãy xem xét việc “làm mới” tiêu đề hoặc mô tả meta của bài viết để tăng sức hút.

Để theo dõi bộ đôi quan trọng này, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console. Đây là một “trợ thủ đắc lực” giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất tìm kiếm của nội dung và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa content performance.

Vị trí trung bình (Average Position): Chỉ số then chốt khám phá tiềm năng SEO

Vị trí trung bình (Average Position) trong kết quả tìm kiếm không chỉ là con số, mà là một chỉ số then chốt cho SEO. Ví dụ, nếu bài viết của bạn đang ở vị trí 11 trên trang 2, đó là cơ hội tốt để cải thiện. Vì 95% người dùng hiếm khi lướt qua trang đầu tiên, vì thế leo lên trang đó có thể thu hút lượng lớn lượt truy cập và nâng cao thương hiệu của bạn. Đó chính là lý do vị trí trung bình không chỉ là con số, mà là một hướng dẫn quan trọng để tối ưu hóa content performance cũng như SEO.

Vị trí trung bình (Average Position)
Vị trí trung bình (Average Position)

Backlinks: Chìa khóa vàng mở cánh cửa lên top

Backlinks không chỉ là các liên kết đơn giản, chúng là chìa khóa mở cánh cửa lên top của trang web bạn. Chúng là sự công nhận, “phiếu bầu” uy tín từ các trang web khác đối với nội dung của bạn. Số lượng và chất lượng backlinks là yếu tố quan trọng giúp Google đánh giá mức độ đáng tin cậy và giá trị của trang web. Backlinks từ các nguồn uy tín không chỉ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn thu hút lượng lớn khách truy cập tiềm năng. Đó chính là lý do vì sao backlinks được coi là “chìa khóa vàng” trong chiến lược SEO của bạn.

Thứ hạng từ khóa (Keyword Rankings): Thước đo sức hút nội dung

Thứ hạng từ khóa là vị trí của trang web trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Nó không chỉ là con số, mà còn là thước đo sự “hợp gu” của nội dung với người dùng và “độ tin cậy” của trang web đối với công cụ tìm kiếm. Nếu nội dung phản ánh nhu cầu tìm kiếm của người dùng, thứ hạng từ khóa sẽ cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc trang web sẽ xuất hiện ở vị trí “đắc địa” trên trang kết quả, thu hút sự chú ý và tương tác từ người dùng. Đó là lý do tại sao thứ hạng từ khóa không chỉ là một con số, mà là một chỉ báo quan trọng cho hiệu suất SEO và content performance của bạn.

Chỉ số Content Website

Các chỉ số này là tập hợp các dấu hiệu quan trọng mà những người tạo nội dung trên website đặc biệt quan tâm. Chúng cung cấp thông tin về việc liệu content performance của bạn có mang lại giá trị thực sự cho người dùng hay không, và liệu bạn có đang tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hay không.

Thời gian trung bình trên trang (Average time on page)

Đây là một thước đo quan trọng để biết bao nhiêu thời gian trung bình mà người dùng dành cho việc tương tác với nội dung của bạn. Không chỉ đánh giá mức độ hấp dẫn của nội dung, mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích và hành vi của độc giả.

Bằng cách phân tích các bài viết có thời gian trên trang cao nhất, bạn có thể khám phá “công thức thành công” đằng sau chúng. Có thể đó là nhờ vào infographic trực quan, video hấp dẫn hoặc câu chuyện lôi cuốn. Từ đó, bạn có thể áp dụng những yếu tố này vào các bài viết khác để tăng hiệu quả và tạo ra trải nghiệm đọc thú vị hơn cho người dùng.

Thời gian trung bình trên trang (Average time on page)
Thời gian trung bình trên trang (Average time on page)

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát cao có thể có nhiều nguyên nhân, từ nội dung không đáp ứng được mong đợi của người dùng đến trải nghiệm người dùng kém như tốc độ tải trang chậm hoặc giao diện rối mắt. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua là việc thiếu sót hoặc không tối ưu lời kêu gọi hành động (CTA).

CTA là “điểm chỉ đường” hướng người đọc đến các hành động tiếp theo, chẳng hạn như đọc thêm bài viết, đăng ký nhận bản tin hoặc mua hàng. Thiếu hoặc CTA không hấp dẫn có thể làm cho người dùng cảm thấy “lạc lõng” và rời khỏi trang web nhanh chóng. Điều này nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc có CTA tốt để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát.

Nguồn lưu lượng truy cập (Traffic Sources)

Là một công cụ giúp bạn phân tích những nguồn lưu lượng truy cập nào đang đóng góp nhiều nhất cho website của bạn. Có thể họ đến từ “ông lớn” Google Tìm kiếm, hoặc từ những “bạn thân” trên mạng xã hội. Hoặc có thể có một “kênh bí mật” nào đó đang ẩn mình và góp phần vào thành công của bạn.

Bằng cách phân tích nguồn lưu lượng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của người dùng, từ đó tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu phần lớn khách truy cập đến từ mạng xã hội, bạn có thể tập trung vào chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này để tối ưu hóa content performance.

Chỉ số Social Media

Lượt theo dõi (Follow)

Số lượng người theo dõi càng nhiều, bạn có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng không cần phải bỏ ra chi phí thêm. Đồng thời, chỉ số này cũng cho bạn biết về sự tăng trưởng của cộng đồng người dùng theo thời gian.

Lượt thích và chia sẻ (Like and Share)

Đây là các chỉ số thể hiện mức độ tương tác và phổ biến của nội dung bạn đăng tải. Một lượt chia sẻ có ý nghĩa hơn so với một lượt thích, bởi vì nó không chỉ chứng tỏ content performance của bạn hấp dẫn mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận.

KPIs-Social Media
KPIs-Social Media

Bình luận (Comment)

Số lượng bình luận dưới mỗi bài viết là biểu hiện của sự tương tác cao hơn so với lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng dành nhiều thời gian hơn để viết bình luận thay vì chỉ ấn nút thích hoặc chia sẻ. Việc này cho thấy họ quan tâm và muốn thảo luận về nội dung bạn chia sẻ. Mặc dù dễ dàng thả các biểu tượng “react” nhưng việc chia sẻ là một quyết định có suy nghĩ hơn.

Đề cập (Mention)

Số lượt đề cập không chỉ thể hiện mức độ tương tác mà còn phản ánh danh tiếng thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, giá trị của một đề cập phụ thuộc vào tình cảm, bối cảnh và danh tiếng của người tác giả.

Podcast
Podcast

Ngoài ra, với các định dạng nội dung khác nhau, việc đưa ra các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPI) để đo lường sau chiến dịch cũng vô cùng quan trọng:

Đối với video: Lượt xem, số lượng đăng ký, lượt thích, lượt chia sẻ, lượt bình luận, nguồn lưu lượng…

Đối với podcast: Số lượt đăng ký, lượt bắt đầu và phát trực tuyến, số lượt theo dõi, lượt nghe, thông tin về giới tính của người nghe…

Chỉ số Email

Tỷ lệ mở (Open rate)

Chỉ số này mang đến rất nhiều thông tin quý giá: Đầu tiên và quan trọng nhất là về mức độ liên quan của nội dung bạn cung cấp và cuối cùng là về dòng tiêu đề mà bạn sử dụng.

Tỷ lệ nhấp (Click-through rate – CTR)

Đây là tỷ lệ phần trăm người nhận đã nhấp vào ít nhất một liên kết trong email của bạn so với tổng số email được gửi. Chỉ số này phản ánh mức độ hấp dẫn của nội dung email và độ hiệu quả trong việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là trong giai đoạn MOFU.

Tỷ lệ nhấp để mở (Click-to-open rate)

Số lần nhấp duy nhất so với số lần mở duy nhất. Chỉ số này cung cấp thông tin bổ sung về việc liệu thông điệp email thực sự hữu ích với độc giả của bạn hay không.

Số lượng huỷ đăng ký (Unsubscriptions)

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ người đăng ký rời bỏ email của bạn. Nó giúp bạn xác định tần suất gửi email tối ưu để tránh làm phiền độc giả, và cũng giúp bạn phân loại đúng đối tượng khách hàng.

>>> Xem thêm: Content FLOP vì thiếu tình người

Kết luận 

Tối ưu content performance sẽ giúp bạn khám phá công thức hoàn hảo để nâng cao hiệu quả của các bài viết chất lượng. Đôi khi, những nội dung bạn cho là xuất sắc và chất lượng lại không thu hút được nhóm khách hàng mục tiêu, không đạt được KPIs mà bạn đề ra. Vì vậy, phân tích dữ liệu nội dung là bước cần thiết để thành thạo công thức này. Hãy nhớ ba câu thần chú sau:

  • Theo dõi, đo lường và đánh giá.
  • Dám thử, dám thay đổi.
  • Tối ưu, tối ưu và tối ưu.

 


Theo Thanh Thanh

Nguồn: Marketing AI

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Content Marketing

/

14 Tháng Tám, 2024

Thương Hiệu Chạm Đến Trái Tim Khách Hàng Với Content Ngày Lễ Vu Lan

Vu Lan báo hiếu, một lễ hội thiêng liêng và đậm chất nhân văn trong văn hóa Việt, là thời điểm mà mỗi trái tim đều hướng về cha mẹ...

Content Marketing

/

6 Tháng Bảy, 2024

14 Phương Pháp Viết Content Marketing Hiệu Quả Cao

Đối với những người làm sáng tạo nội dung, việc nắm vững các công thức viết content là điều cần thiết để tạo ra nhiều bài viết cuốn hút và...

Case Study

/

11 Tháng Năm, 2024

“Trend” Mèo Béo: Bài học đắt giá cho McDonald’s Việt Nam về đạo đức kinh doanh

Cộng đồng mạng Việt Nam những ngày qua xôn xao trước câu chuyện thương tâm của chàng trai Trung Quốc có biệt danh “Mèo Béo”. Tuy nhiên, giữa làn sóng...

AI Marketing

/

9 Tháng Năm, 2024

5 Xu hướng nội dung bùng nổ nhờ AI trong năm 2024

Trong thế giới Marketing đầy biến động, sự đổi mới chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Đón đầu xu hướng và thấu hiểu nhu cầu khách hàng là...

Digital Marketing

/

21 Tháng Tư, 2024

Sữa KUN: Liệu có thể bứt phá trong thị trường sữa Việt Nam?

Sữa tươi KUN, “đứa con” của Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP – chủ sở hữu của các thương hiệu sữa nổi tiếng như Love’in Farm, Ba Vì,.....

Content Marketing

/

16 Tháng Tư, 2024

Content “flop” vì thiếu tính người: Làm thế nào để “thổi hồn” vào content?

Ngày nay, content đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải content nào cũng đạt được hiệu quả...