fbpx

7 Bước xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả 2023

Nắm vững 7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả mà The7 cung cấp dưới đây phần nào gia tăng tính nhận diện thương hiệu của công ty/doanh nghiệp bạn nơi khách hàng.

Tài liệu về Content Marketing:

Content marketing là gì Các dạng content marketing Chiến lược content marketing Viết content marketing Mẫu kế hoạch content marketing Xu hướng content marketing 2023

Hiểu về chiến lược Content Marketing

Thuật ngữ chiến lược Content Marketing (hay chiến lược nội dung) hiện được rất nhiều “dân Marketing” chuyên nghiệp sử dụng. Trong đó có cả Brian Dean – chuyên gia SEO hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Bởi vì bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung mà không bao gồm Content Marketing. Hơn hết, trọng tâm của Content Marketing là website thương hiệu. Cho nên chiến lược Content Marketing  có thể được sử dụng hẹp hơn so với chiến lược nội dung.

Chiến lược Content Marketing là gì?
Chiến lược Content Marketing là gì?

Thế nào là chiến lược nội dung?

Theo định nghĩa mà Kristina Halvorson đặt ra thì chiến lược nội dung hình thức sáng tạo – phân phối – quản trị những nội dung hữu ích và có thể sử dụng bởi các công ty/doanh nghiệp.

Chiến lược nội dung gồm 2 thành phần chính:

– Thiết kế nội dung (Content Design): Được hiểu là quá trình sử dụng dữ liệu và bằng chứng cung cấp cho người đọc những nội dung mà họ cần theo như cách họ mong đợi. Hai lĩnh vực được xác định là trọng tâm giao nhau trong Content Design gồm chiến lược biên tập và thiết kế trải nghiệm.

 – Thiết kế hệ thống (System Design): Quá trình xác định kiến trúc, giao diện, mô – đun và dữ liệu hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể. Hai lĩnh vực trọng tâm trong System Design là cấu trúc nội dung và thiết kế quy trình.

Một số thành phần quan trọng trong chiến lược nội dung (Nguồn ảnh: Brain Traffic)
Một số thành phần quan trọng trong chiến lược nội dung (Nguồn ảnh: Brain Traffic)

Ngoài ra Brain Traffic còn giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề:

– Chiến lược biên tập (Editorial Strategy): Nhiệm vụ bạn đặt ra là gì? Đối tượng mục tiêu hướng đến của bạn là ai? Quan điểm chính của bạn là gì? Bạn cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan đến thương hiệu và ngôn ngữ như thế nào?…

– Thiết kế trải nghiệm (Experience Design): Đối tượng của bạn có nhu cầu và sở thích như thế nào? Hệ sinh thái nội dung mà bạn xây dựng trông như thế nào? Hành trình của khách tiềm năng là gì?…

– Cấu trúc/Kỹ thuật nội dung (Structure/Content Engineering): Bạn thực hiện phân loại nội dung như thế nào để quản lý hiệu quả? Những yêu cầu thiết thực đối với cá nhân hóa và phân phối động là gì?…

– Thiết kế quy trình (Process Design): Bạn lựa chọn dùng công cụ nào để xây dựng – phân phối và duy trì nội dung? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính khi thiết lập nội dung? Bạn dùng tiêu chuẩn và chỉ số nào để thực hiện các đo lường chất lượng nội dung?…

Trên thực tế thì chiến lược nội dung sẽ vượt ra ngoài phạm vi của chiến lược Content Marketing vì nó hỗ trợ bạn quản lý tất cả nội dung mà bản thân đang có.

Thế nào là chiến lược Content Marketing?

Khác hoàn toàn với chiến lược nội dung, chiến lược Content Marketing chỉ tập trung vào một lĩnh vực hạn hẹp của nội dung Marketing. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản là chiến lược Content Marketing là giao thoa giữa chiến lược nội dung và Content Marketing.

Các vấn đề cốt lõi được đề cập trong chiến lược Content Marketing 
Các vấn đề cốt lõi được đề cập trong chiến lược Content Marketing

Thực tế cho thấy, chiến lược Content Marketing đề cập đến những vấn đề cốt lõi như sau:

– Tầm nhìn: Tầm nhìn nội dung chính là lý do vì sao bạn quyết định tạo dựng nội dung? Hiểu theo cách khác chính là mục đích của bạn khi xây dựng nội dung.

– Mục tiêu: Mục tiêu bạn cần hướng đến của chiến lược Content Marketing chính là cải thiện nhận khả năng thức về thương hiệu, xây dựng đối tượng khán giả và thúc đẩy những hành mang về lợi ích thiết thực.

– Nghiên cứu khán giả: Bạn đang xây dựng nội dung cho ai xem và họ được những lợi ích gì?

– Giọng nói và phong cách: Giọng nói là “tấm gương” phản ánh tính cách của thương hiệu công ty/doanh nghiệp bạn giúp kết nối khách hàng và khiến cho bạn trở nên cực kỳ khác biệt hơn nếu so sánh với các đối thủ khác. Cách tốt nhất là hãy làm cho giọng điệu của thương hiệu công ty/doanh nghiệp bạn trở nên đặc biệt và dễ nhớ.

– Quản trị bên ngoài: Việc quản trị nội dung là để thiết lập trách nhiệm giải trình và kiểm tra những liên kết liên quan đến nội dung. Đồng thời quản lý những rủi ro và thiết lập quyền. Thông thường, các chiến lược Content Marketing thường chọn quản trị bên ngoài.

Chiến lược nội dung đặt nền tảng thiết thực cho những gì bạn cần phải đưa vào kế hoạch xây dựng nội dung của mình, sau đó mới tiến hành sản xuất nội dung. Điều này nhắc nhở bạn cần có chiến lược Content Marketing trước khi xây dựng kế hoạch nội dung.

Tại sao bạn xây dựng chiến lược Content Marketing?

Tại Việt Nam thì hầu hết mọi người đều không quan tâm đến việc xây dựng chiến lược Content Marketing. Thật như vậy không? Xem qua hình ảnh thống kê bên dưới nhé:

Mức độ quan tâm của các công ty/doanh nghiệp về chiến lược Content Marketing 
Mức độ quan tâm của các công ty/doanh nghiệp về chiến lược Content Marketing

Và thực chất như vậy vào một vài thời điểm sự quan tâm về chiến lược nội dung được lên mức cao trào nhưng khác với Content Marketing nên dường như đó không phải là sự quan tâm theo lũy tiến.

Dữ liệu được kiểm tra thông qua Google Keyword Planner
Dữ liệu được kiểm tra thông qua Google Keyword Planner

Như phân tích ở trên thì nếu không có chiến lược thì mọi nỗ lực của công ty/doanh nghiệp bạn có thể sẽ trở nên vô nghĩa. Cho nên:

Dù công ty/doanh nghiệp ban có lên chiến lược nội dung hay kế hoạch chiến lược cho việc sử dụng nội dung của mình trong toàn bộ công ty/doanh nghiệp. Nhưng công ty/doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng một chiến lược tiếp thị nội dung – một lộ trình chiến lược để có thể dễ dàng thu hút và có được sự tương tác của những khách hàng tiềm năng.

Vào năm 2019 có khoảng 61% Content Marketers nói rằng họ không có các chiến lược nội dung bằng văn bản. Thế nhưng, với những người có chiến lược Content Marketing  thì khả năng thành công của họ là cao hơn so với những ai không có.

Mặc dù vậy bạn cũng không cần phải đặt nặng vấn đề về chiến lược nội dung bằng cách làm cho nó phức tạp lên mà hãy tập trung đảm bảo mức độ hiệu quả khi đầu tư vào Content Marketing.

The7 bật mí đến bạn 5 lý do mà bạn cần xây dựng cho bản thân mình một chiến lược Content Marketing hiệu quả:

– Tăng năng suất sáng tạo nội dung: Một khi bạn xác định được mục tiêu và mục đích của việc sáng tạo nội dung thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong khâu đưa ra ý tưởng và chủ đề.

– Cải thiện tính nhất quán: Chiến lược nội dung góp phần mang đến tính nhất quán của bạn trong việc xây dựng nội dung và phân phối chúng.

– Hướng đối tượng mục tiêu tốt hơn: Việc xây dựng chiến lược nội dung có thể giúp bạn hiểu thêm về khách hàng của mình và tạo ra những nội dung phù hợp với nhu cầu hoặc mong muốn của họ.

– Cải thiện thương hiệu: Chiến lược Content Marketing giúp bạn định hướng cụ thể phong cách, giọng điệu và cách tiếp cận tổng thể để có thể xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ nơi khách hàng.

– Tiết kiệm phần nào thời gian và công sức: Chiến lược nội dung có thể mất nhiều thời gian nếu như bạn dùng sai phương pháp. Chính vì vậy mà bạn cần biết rõ bản mình cần làm gì để giảm thời gian và công sức vô nghĩa.

Hướng dẫn 7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing

Nếu bạn còn đang loay hoay chưa biết được cách xây dựng chiến lược Content Marketing thì hãy áp dụng 7 bước quan trọng mà The7 cung cấp dưới đây nhé:

Bước 1: Xác định chính xác mục tiêu

Chiến lược Content Marketing bắt đầu bằng việc xác định điều mà mong muốn đạt được. Nếu không bạn sẽ không thể nào biết được bản thân thành công hay thất bại?

Một công ty/doanh nghiệp thường tập trung vào doanh thu và tối ưu chi phí để có thể gia tăng lợi nhuận. Và bạn hãy nghĩ xem chiến lược nội dung của bạn chiếm vai trò gì trong đó.

Thường thì mục tiêu cuối cùng trong tiếp thị nội dung chính là đăng ký email hoặc đăng ký trải nghiệm dùng thử miễn phí. Ngoài ra còn có một số mục tiêu quan trọng khác như:

– Nâng cao tính năng nhận diện thương hiệu

– Hỗ trợ tối đa các đối tượng khách hàng tiềm năng

– Xây dựng sự trung thành của các đối tượng khách hàng cũ đối với thương hiệu.

Lưu ý: Những mục tiêu này có thể đổi khác theo thời gian dựa vào các giai đoạn phát triển và nhu cầu của công ty/doanh nghiệp. Cho nên, bạn cần xem lại những mục tiêu của chiến lược Content Marketing để lập kế hoạch định kỳ sao cho phù hợp.

Xác định mục tiêu là bước đầu để xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả
Xác định mục tiêu là bước đầu để xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả

Bước 2: Chỉ số được dùng để đo lường hiệu quả

Phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu chúng trở nên cụ thể hơn và có thể đo lường được. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên thiết lập KPI cho chiến lược tiếp thị nội dung dựa trên những mục tiêu mà bản thân bạn đặt ra.

The7 lấy ví dụ cụ thể như:

Mục tiêu Chỉ số đo lường
Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu công ty/doanh  nghiệp Lưu lượng người truy cập, lượt xem và lượt share (chia sẻ)
Hỗ trợ khách hàng Số lượng lượt tải, cuộc gọi hoặc tin nhắn SMS hỗ trợ
Đăng ký email Tổng số lượng khách hàng đăng ký email mới
Đăng ký tính năng dùng thử miễn phí Tỷ lệ chuyển đổi lưu lượng sang phương thức dùng thử
Xây dựng sự trung thành của khách hàng với công ty/doanh nghiệp Số lượng đăng ký truyền tin hoặc giới thiệu thông qua truyền miệng

Một lưu ý dành cho bạn là khi xác định mục tiêu thực hiện và thiết lập KPI cần phải đảm bảo tính thiết thực thông qua việc áp dụng các nguyên tắc SMART như sau:

– Specific (Tính cụ thể)

– Measurable (Khả năng đo lường được)

– Attainable (Có thể đạt được)

– Relevant (Thực tế)

– Time-bound (Có thời hạn cụ thể)

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định được đối tượng khách hàng của bạn là yếu tố quan trọng để bạn có được một chiến lược Content Marketing thành công. Nhưng bạn cần phải nhớ rằng việc xác định đối tượng khách hàng không hề đơn giản. Vì vậy, bạn cần phải trao đổi kỹ lưỡng với đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu và khảo sát từng thông tin chi tiết của khách hàng mình hướng đến.

Tốt nhất bạn nên xác định một số đặc điểm liên quan đến khách hàng của mình. Cụ thể như:

Thông tin Đặc điểm
Đối tượng mong muốn tiếp cận B2B và B2C (Người nào thực hiện mua hàng? Người nào có thể giúp bạn truyền tải nội dung?)
Nhân khẩu học
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Công việc
  • Thu nhập
  • Giới tính
  • Hành vi…

 

Khó khăn/vướng mắc Vấn đề mà khách hàng đang phải đối mặt mà nội dung hoặc sản phẩm/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp có thể giúp họ
Định dạng nội dung Khách hàng của bạn muốn có thông tin từ định dạng nội dung nào? Chữ viết, hình ảnh, video…?
Nguồn tìm kiếm thông tin Nếu khách hàng của bạn đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề họ gặp phải thì họ sẽ thực hiện thao tác tìm kiếm ở đâu?
Thời điểm thích hợp Khách hàng của bạn thường tìm kiếm thông tin vào những khung giờ nào?

Trường hợp bạn đã có Blog với lưu lượng người truy cập nhất định thì bạn có thể dựa vào dữ liệu phân tích trong Google Analytics để thực hiện nghiên cứu.

Bước 4: Khảo sát đối thủ cạnh tranh của công ty/doanh nghiệp bạn

Cho dù bạn đang muốn phát triển ở lĩnh vực nào thì bạn cũng sẽ không bao giờ đơn độc. Bởi vì sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn. Vì vậy mà việc khảo sát đối thủ luôn rất cần thiết. Song bạn cần hiểu rằng khảo sát ở đây không có nghĩa là sao chép hoặc “ăn cấp” nội dung mà họ sản xuất. Cách nên làm ở đây là nhìn vào những gì đối thủ của bạn đang làm và tiến hành theo dõi họ trong một thời gian bạn sẽ biết được họ đang hoạt động theo đường lối nào.

Hiện có 2 cách hỗ trợ bạn xác định được đối thủ của mình là ai. Bao gồm:

Cách 1: Bạn truy cập vào Google Search Console để xem những truy vấn nhận được các phản hồi tích cực từ khách hàng. Tiếp tục kiểm tra trên Google tìm kiếm để biết ai là đối thủ cạnh tranh với bạn cũng như xem họ đã làm những gì.

Cách 2: Nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ nghiên cứu từ khóa để kiểm tra xem các đối thủ cạnh tranh với bạn. Ví dụ như sau

Xác định đối thủ và phân tích các điểm họ đang làm tốt
Xác định đối thủ và phân tích các điểm họ đang làm tốt

Chiến thuật công ty/doanh nghiệp bạn sẽ áp dụng

Một số chiến thuật bạn cần nên đưa vào chiến Content Marketing gồm:

– Phân khúc khách hàng hướng đến (hay những đối tượng khách hàng tiềm năng)

– Nghiên cứu bộ từ khóa

– Nội dung gồm trang chủ và các trang con

– Sắp xếp những nội dung liên quan theo mô hình cụm chủ đề (Topic Clusters).

– Kiểm tra nội dung cũ và tiến hành cập nhật thêm nội dung mới

– Xác định các định dạng nội dung mà bạn muốn sản xuất

– Lời kêu gọi hành động ở mỗi nội dung

– Xác định thời điểm và kênh phân phối phù hợp cho việc xuất bản nội dung.

– Tần suất sáng tạo nội dung để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu được đặt ra.

Bước 6: Xác định chính xác và phân bổ nguồn lực

Sau khi đã liên kết các chiến thuật dự định thực hiện thì bạn cần phải thực hiện phân bổ những nguồn lực chính gồm nhân sự và ngân sách. Thông qua cách ước tính chi phí cho chiến dịch Content Marketing bạn xác định nội bộ (in – house) làm gì? Outsource cần làm những gì? Và bạn phải tự mình trả lời những câu hỏi như sau:

  • Ngân sách bạn cần là bao nhiêu?

Sẽ không có con số cố định mà phải tùy thuộc vào trường hợp của bạn. Hoặc bạn cũng tiến hành tính toán số tiền bản thân đầu tư dựa vào mục tiêu và KPI đã đặt ra .

  • Ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm chính về kết quả?

Trường hợp bạn là người sáng tạo nội dung duy nhất thì bản thân bạn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm. Nhưng nếu bạn có nhóm nhỏ thì hãy để mỗi người tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Tất nhiên thì bạn vẫn phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

  • Những ai sẽ tham gia vào sản xuất nội dung?

Để có thể sản xuất nội dung phải cần đến người viết nội dung, thiết kế, người edit video… Trong trường hợp bạn muốn thuê ngoài thì có thể tìm đến những đối tượng làm Freelancers nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo nên quy trình xử lý công việc chung để mọi người có thể phối hợp với nhau được nhịp nhàng hơn.

Thống nhất vai trò và nhiệm vụ của từng cá nhân tham gia 
Thống nhất vai trò và nhiệm vụ của từng cá nhân tham gia

Bước 7: Viết lên giấy kế hoạch chiến lược của bạn

Tất cả các bước trên là quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để tạo thành một chiến lược Content Marketing hiệu quả. Nhưng nếu bạn không viết ra giấy hoặc phần mềm trên PC (máy tính) thì sẽ thật khó khăn để hình dung được những việc cần phải làm tiếp theo.

Theo các nghiên cứu mới nhất thì các tiếp thị thường ghi lại chiến lược của họ sẽ mang lại hiệu quả thành công hơn những người không ghi chép. Chỉ cần 2 – 3 phút ghi lại những gì bản thân dự định làm nhưng sau cùng là mục tiêu của bạn sẽ được hoàn thành nhanh chóng.

Lý do chiến lược content marketing kém hiệu quả

Content không có mục đích rõ ràng

Content marketing cần phải gắn chặt với mục tiêu của chiến lược marketing. Nếu không xác định được mục đích rõ ràng thì content của bạn sẽ mang tính chung chung, dàn trải, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 

Vì vậy trước khi lên kế hoạch content marketing, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng mục tiêu của chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu mà doanh nghiệp hướng đến. Sau đó lựa chọn chủ đề, bộ từ khóa phù hợp để triển khai content marketing hiệu quả nhất. 

Content marketing cần phải gắn chặt với mục tiêu của chiến lược marketing
Content marketing cần phải gắn chặt với mục tiêu của chiến lược marketing

Quảng bá – Truyền thông sai kênh

Ngày nay có vô vàn kênh tiếp thị nội dung để các các nhà tiếp thị lựa chọn. Ví dụ như sách điện tử (ebook), sách hướng dẫn, các phần mềm/ứng dụng, các nghiên cứu, blog, video, các trang mạng xã hội… Việc lựa chọn sai kênh truyền thông, quảng bá sẽ khiến doanh nghiệp không tạo được bất cứ ấn tượng nào trong mắt khách hàng. Từ đó mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Để lựa chọn được kênh content marketing phù hợp cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch tiếp thị nội dung
  • Xác định ngân sách
  • Chỉ ra những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp

Không đầu tư vào các nội dung hữu ích

Mặc dù mục tiêu chính vẫn là tiếp thị sản phẩm, bạn cũng không nên tạo các nội dung quá thiên về quảng cáo. Như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy như bạn đang “thổi phồng” công dụng sản phẩm chứ không đem lại cho họ lợi ích cụ thể nào. Nội dung mà bạn tạo ra phải dựa trên các từ hoặc cụm từ mà khách hàng thường sử dụng để mô tả vấn đề hay đặt câu hỏi. Hãy khéo léo lồng ghép các từ khóa chính, từ khóa phụ sao cho tự nhiên nhất. 

Những nội dung hữu ích, đánh trúng tâm lý khách hàng và mang đến hướng giải quyết cho các vấn đề của họ sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm tuyệt đối. Trong trường hợp này, công cụ Google Keyword Tool là trợ thủ vô cùng đắc lực để bạn lên danh sách từ khóa có khối lượng truy cập và tìm kiếm nhiều nhất. 

Không đầu tư vào các nội dung hữu ích khiến chiến lược Content Marketing kém hiệu quả
Không đầu tư vào các nội dung hữu ích khiến chiến lược Content Marketing kém hiệu quả

Content lỗi thời

Một trong những nhiệm vụ chính của content là cung cấp thông tin cho khách hàng. Với những content lỗi thời, doanh nghiệp sẽ không mang lại bất cứ giá trị hay lợi ích nào cho người đọc. Bởi đó đều là các nội dung cũ, không bắt kịp xu hướng, không áp dụng được vào thực tế hoặc là thông tin mà người đọc đã biết rồi. 

Đã đến lúc bạn nên loại bỏ các content lỗi thời trên website hay các trang social media của mình. Thay vào đó, hãy liên tục cập nhật những tin tức mới nhất theo xu hướng phát triển của thị trường và ngành hàng. Nếu cung cấp được cho người đọc những thông tin mà họ chưa từng nghe qua thì doanh nghiệp sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ.  

Kết luận

The7 vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến các chiến lược Content Marketing và các hướng dẫn chi tiết để bạn dễ dàng bắt đầu với nó. Các chiến lược Content Marketing nêu trên có thể được áp dụng cho cả các công ty/doanh nghiệp ở mọi cấp độ quy mô. Chỉ cần bạn mong muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình là có thể làm được.

Một khi bạn có cho mình một chiến lược Content Marketing cụ thể thì việc kiểm soát chất lượng nội dung và quá trình đánh giá hiệu quả cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mọi thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến chiến lược Marketing trọn gói, bạn có thể liên hệ trực tiếp với The7 để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé!

The7 có thể giúp gì cho bạn?

Tại The7, chúng tôi cung cấp 2 Dịch vụ Marketing online chính là tư vấn tận tâm và triển khai chất lượng. Cả 2 đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Từ đó thiết kế riêng cho doanh nghiệp lộ trình triển khai Dịch vụ quảng cáo online phù hợp và tối ưu, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực.

Tư vấn chiến lược Marketing

The7 với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sẽ cùng doanh nghiệp vạch ra định hướng và cách thực thi chiến lược Marketing Online hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình tự triển khai các hoạt động Digital.

Dịch vụ Digital Marketing

The7 lên chiến lược và thực thi kế hoạch Marketing Online trọn gói dựa trên các giải pháp về quảng cáo trên nền tảng Facebook, Instagram, Google, thiết kế Web và dịch vụ Content Marketing.

Mọi thông tin về dịch vụ quý công ty/tổ chức hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay qua Hotline: 082 246 7979028 3899 7377 hoặc website https://the7.vn/ để được tư vấn!

Nguyễn Đình Bảo

Với tư cách là CEO The7, tôi cam kết chia sẻ kiến thức thực tế và hữu ích cho mọi người đọc. Tất cả các bài viết tại Website The7.vn đều dựa trên kinh nghiệm 7 năm thực chiến của tôi trong lĩnh vực Marketing bao gồm: quảng cáo Facebook, quảng cáo LinkedIn, quảng cáo Google, chiến lược Marketing,... Mong rằng bạn đọc tiếp thu được nhiều thông tin từ những bài blog này và áp dụng thành công trong thực tế.

Bài viết liên quan

Content Marketing

/

14 Tháng Tám, 2024

Thương Hiệu Chạm Đến Trái Tim Khách Hàng Với Content Ngày Lễ Vu Lan

Vu Lan báo hiếu, một lễ hội thiêng liêng và đậm chất nhân văn trong văn hóa Việt, là thời điểm mà mỗi trái tim đều hướng về cha mẹ...

Content Marketing

/

6 Tháng Bảy, 2024

14 Phương Pháp Viết Content Marketing Hiệu Quả Cao

Đối với những người làm sáng tạo nội dung, việc nắm vững các công thức viết content là điều cần thiết để tạo ra nhiều bài viết cuốn hút và...

Content Marketing

/

18 Tháng Năm, 2024

Các chỉ số Content Performance: 15+ KPIs quan trọng mà marketer không thể bỏ qua

Dù bạn mới bước vào ngành hay đã là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung, thách thức lớn nhất vẫn là: “Làm sao...

Case Study

/

11 Tháng Năm, 2024

“Trend” Mèo Béo: Bài học đắt giá cho McDonald’s Việt Nam về đạo đức kinh doanh

Cộng đồng mạng Việt Nam những ngày qua xôn xao trước câu chuyện thương tâm của chàng trai Trung Quốc có biệt danh “Mèo Béo”. Tuy nhiên, giữa làn sóng...

AI Marketing

/

9 Tháng Năm, 2024

5 Xu hướng nội dung bùng nổ nhờ AI trong năm 2024

Trong thế giới Marketing đầy biến động, sự đổi mới chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Đón đầu xu hướng và thấu hiểu nhu cầu khách hàng là...

Digital Marketing

/

21 Tháng Tư, 2024

Sữa KUN: Liệu có thể bứt phá trong thị trường sữa Việt Nam?

Sữa tươi KUN, “đứa con” của Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP – chủ sở hữu của các thương hiệu sữa nổi tiếng như Love’in Farm, Ba Vì,.....