Landing page khác gì với Homepage – trang chủ website?
Trang chủ website (homepage) giống như “1 cái ổ” – nơi chứa đường dẫn đến các trang chi tiết khác. Đó có thể là trang giới thiệu doanh nghiệp, trang giới thiệu dịch vụ hay sản phẩm, các trang về chính sách bán hàng, tin tức,… vì vậy, homepage thường có thiết kế kiểu tổng quan – phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Landing page, mặt khác, được thiết kế với 1 mục tiêu chuyển đổi duy nhất. Vì thế, các yếu tố có khả năng gây nhiễu, thanh điều hướng hay link out thường được loại bỏ. Landing page có thể là microsite (website có 1 trang) hay là 1 trang của 1 website.
Nội Dung
Bảng so sánh: Landing page vs Homepage
Landing page | Homepage | |
---|---|---|
Mục tiêu | Khuyến khích người xem thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: để lại email, điền form. | Điều hướng người xem đến nội dung liên quan. Ví dụ: chuyển đến trang Giới thiệu khi người xem muốn tìm hiểu về doanh nghiệp, hay chuyển đến trang liệt kê Sản phẩm/Dịch vụ khi người xem đang có nhu cầu mua hàng/dịch vụ. |
Nguồn traffic | Đặc trưng. Traffic đến landing page thường xuất phát từ chiến dịch quảng cáo như: Google Ads, Facebook… | Đa dạng. Traffic đến homepage có thể đến từ referral, hay kết quả tìm kiếm tự nhiên. |
Thanh điều hướng | Được ẩn đi. Nếu có, chỉ là thanh điều hướng nội bộ đến các sections thuộc landing page. | Được đặt ở nơi người xem dễ thấy nhất, chứa nhiều liên kết đến các trang khác của website. |
Nội dung | Rất đặc trưng. Liệt kê các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/giải pháp và lời kêu gọi hành động mạnh mẽ. | Tổng quan. Khuyến khích người xem click đến các trang chi tiết khác để tìm hiểu thêm về chủ đề mà họ quan tâm. |
Landing page vs Homepage: Khi nào bạn nên dùng Homepage?
1. Khi bạn muốn kể chuyện về doanh nghiệp của bạn
Các trang Giới thiệu, Sứ mệnh, Giá trị, Liên hệ,… sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn.
2. Giải thích về Sản phẩm/Dịch vụ của bạn
Người dùng đến với website của bạn thông qua các từ khóa như “địa điểm du lịch” hay “đầu tư bất động sản” đang trong giai đoạn tìm hiểu về chủ đề. Họ có thể chưa biết họ cần gì, hay chưa biết đến các lựa chọn đang có. Các trang Sản phẩm chi tiết/Dịch vụ chi tiết thuộc website của bạn sẽ giúp cung cấp thêm thông tin cho dạng người dùng này & khuyến khích họ tìm hiểu sâu hơn.
3. Viết blog cung cấp tin tức về ngành kinh doanh
Bất cứ website của bất kỳ doanh nghiệp nào đều nên sở hữu blog. Blog là nơi tuyệt vời để bạn chia sẻ thông tin, kiến thức, cập nhật trong ngành kinh doanh của bạn để thu hút người xem một cách tự nhiên, biến họ thành khách hàng tiềm năng trung thành của bạn.
Landing page vs Website: Khi nào bạn nên dùng landing page?
1. Trang đích cho chiến dịch quảng cáo từ khóa
Một trong những chỉ tiêu để Google đánh giá chi phí trên 1 click là độ liên quan giữa mẫu quảng cáo & trang đích. Chính vì vậy, landing page với nội dung đặc trưng – tiếp nối liên tục sau thông điệp mẫu quảng cáo thường được chấm điểm liên quan cao hơn, hay nói cách khách, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí trên 1 click.
2. Thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau
Với xu hướng cá nhân hóa trong marketing, bạn không thể (và không nên) dùng trang homepage với nội dung phục vụ cho tất cả. Landing page cho phép bạn may đo sản phẩm/dịch vụ phục vụ cho những đối tượng khách hàng cụ thể, từ đó, nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.
3. Thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới
Một chiến dịch quảng cáo dùng homepage làm trang đích với nhiều nội dung, và nội dung trình bày chung chung sẽ khó đo lường hiệu quả hơn nhiều so với landing page — nơi mà nội dung được tập trung vào 1 mục tiêu chuyển đổi duy nhất.
Nguồn: connected.com.vn
Bài viết liên quan